.Nhóm sắc tộc DoThái tác động lên chính sách Trung Đông của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận động hành lang trong quan hệ ngoại giao của mỹ (Trang 50)

Dưới sự ép buộc của Mỹ, ngày 29/11/1947, Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết phân trị vùng lãnh thổ Palestine. Tại khu vực Palestine thành lập hai nhà nước độc lập của người Ả Rập và người Do Thái. Ngoài ra, tại Jerusalem còn phải thành lập chính quyền quốc tế do Liên Hợp Quốc quản lý. Diện tích đất đai của hai nước cũng được phân chia. Người Ả Rập với số dân 1,2 triệu chiếm 2/3 dân số, nhưng lãnh thổ nước Ả Rập theo „Quyết nghị phân trị‟ chỉ chiếm 43 % tổng diện tích lãnh thổ toàn Palestine. Còn người Do Thái chiếm 1/3 dân số được quy định quản lí 57 % tổng diện tích[2, tr.286].

Sau khi nhà nước Israel của người Do Thái được tuyên bố thành lập, Bộ ngoại giao Mỹ đã công nhận nền độc lập chủ quyền của Israel. Với một sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía Mỹ và sự công nhận từ Liên Hợp Quốc, dân tộc Do Thái đã có một quốc gia riêng của mình, bất chấp sự phản đối của người Ả Rập. Kết quả này có được là do người Do Thái đã đổ rất nhiều công sức, trí não và cả tiền bạc trong suốt thời gian dài. Đầu tiên người Do Thái đã thể hiện sự nhanh nhạy của mình khi chọn Mỹ làm đối tượng lobby. Vì Mỹ thời gian đó đang là một siêu cường và có ảnh hưởng rất lớn đến Liên Hợp Quốc cũng như ảnh hưởng lớn đến dư luận quốc tế. Dù rằng việc chọn Mỹ cũng do kết quả từ việc người Anh đã “phản bội” người Do Thái và tuyên bố Balfour (Balfour Declaration) năm 19172, nhưng cũng phải ghi nhận sự đổi chiều hợp lí và sáng suốt này của người Do Thái. Người Do Thái thành công trong chiến dịch lobby lần này trước tiên vì họ chọn đúng người Mỹ và họ hiểu người Mỹ cần gì, hiểu người Mỹ muốn gì từ họ.

Tổ chức vận động hành lang mạnh nhất của người Do Thái ở Mỹ là Ủy Ban Công Vụ Mỹ - Do Thái, tên tiếng Anh là American-Israeli Public Affair Committee (AIPAC), được thành lập năm 1954, tức 6 năm sau khi nhà nước Israel được thành lập. AIPAC hiện có hơn 85.000 ngàn thành viên với ngân sách hàng năm là 33,4 triệu đô, gồm 165 nhân viên ngoài văn phòng ở Washington, AIPAC còn có văn phòng ở 10 bang khác tại Mỹ và ở Israel[55]. Tổ chức này có ảnh hưởng mạnh hơn cả công đoàn AFL-CIO và Hiệp Hội Súng trường Quốc gia (National Rifle Association) vì họ được hỗ trợ bởi các tổ chức vận động hành lang tên tuổi khác ở Mỹ như các nhóm Phúc Âm Kitô giáo (Christian

22 Tuyên bố Balfour 1917: Lấy tên theo người đã đưa ra tuyên bố này, ngoại trưởng Anh lúc bấy giờ, Althur J. Balfour với nội dung: “chính phủ Anh ủng hộ việc thành lập ở Palestin một gia đình dân tộc người Do Thái và sẽ dốc sức thực hiện”.[2]

Evangelicals), Garry Bauer, Ralph Reed, Pat Robertson, Tom Delay, v.v… Cả các nhóm theo trường phái Tân Bảo Thủ (neo-conservatives) cũng là những người vận động đắc lực cho Israel, như John Bolton, cựu Đại sứ tại Liên Hợp Quốc, Paul Wolfowitz, cựu Thứ trưởng Quốc phòng, Jeanne Kirpatrick, Henry Kissinger, v.v… Sở dĩ AIPAC được sự ủng hộ nhiệt tình từ các nhóm này là bởi vì các nhóm này có một niềm tin rằng sự hồi sinh quốc gia Israel là phù hợp với lời tiên tri trong Kinh Thánh và là Thánh Ý Chúa. Thêm vào đó, người Do Thái đã rất biết lấy lòng tin và “lòng thương” của dân chúng bằng những đau khổ mà họ đã trải qua trong quá khứ. Chính việc nhấn mạnh vào vấn đề đạo đức này đã tạo cho người Do Thái nói chung và các tổ chức vận động hành lang nói riêng một cái nhìn thương cảm và thái độ ủng hộ người Do Thái, ủng thộ việc đem lại một quốc gia cho một dân tộc suốt hơn 2.000 năm chịu sự đối xử thiếu công bằng, bị chà đạp và bị diệt chủng.

AIPAC còn có ảnh hưởng rất mạnh lên Quốc Hội. Uỷ Ban này có những mối quan hệ đặc biệt đối với các nhân viên tham mưu của các Dân Biểu và Nghị Sĩ. Nhiều nhân viên tham mưu này hoặc là người Mỹ gốc Do Thái hoặc là thân Israel, hay hưởng bổng lộc của AIPAC. Ví dụ như dưới thời Bill Clinton IPAC có mối quan hệ thân thiết với Martin Indyk, trước kia là Phó Giám đốc nghiên cứu của AIPAC, đồng thời là sáng lập viên cơ quan Washington Institute for Near East Policy (WINEP) – một tổ chức ủng hộ Israel. Một nhân vật khác cùng soạn thảo chính sách Trung Đông thời Clinton là ông Dennis Ross, sau khi rời khỏi chính quyền đã làm việc cho WINEP. Nhân vật thứ 3 tham dự việc hình thành chính sách Trung Đông là ông Aaron Miller là người thường xuyên sinh sống ở Israel.

Với một mối quan hệ tốt đẹp như vậy, việc vận động hành lang của người Do Thái với Quốc Hội Mỹ sẽ dễ dàng hơn. Với lợi thế có được sự ủng hộ từ

quốc hội, sự ủng hộ từ công chúng và nắm trong tay giới truyền thông, khi cần AIPAC có thể lập ra cả một chiến dịch rầm rộ để chỉ trích những chính khách nào có vẻ có thái độ thiếu thân thiện với Israel.

Có thể nói, người Do Thái đã có tác động rất lớn đến Quốc hội Mỹ, các Dân biểu Mỹ, các Nghị Sĩ Mỹ và cả dân chúng Mỹ bằng lobby. Chẳng hạn, trường hợp của Howard Dean. Năm 2004, khi ra tranh cử Tổng thống, Howard Dean kêu gọi Mỹ nên xử sự công bằng hơn trong cuộc tranh chấp Israel-Arabs. Vậy là ngay lập tức Dean đã nhận được sự chỉ trích nặng nề từ Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman. Một số đông Dân Biểu của đảng Dân Chủ ký chung thư phản đối lời tuyên bố của Dean. Đồng thời hàng trăm ngàn thư từ, e-mail từ các nơi gởi đến các tờ báo lớn của Mỹ kêu gọi tẩy chay Dean.

Với quốc hội Mỹ, những người vận động cho người Do Thái biết Mỹ đang nhắm tới khu vực Trung Đông và nguồn dầu mỏ ở đây. Mỹ đang cần có một đồng minh thân cận và chiến lược ở khu vực này. Mỹ lo sợ các quốc gia Ả Rập vốn có một nền tảng tôn giáo chung sẽ rất dễ liên minh lại với nhau và trở nên hùng mạnh. Nếu điều này xảy ra thì sẽ đe doạ nghiêm trọng tới sự khống chế của Mỹ đối với khu vực này. Đây đúng là một con bài khôn ngoan của người Do Thái khi đã tìm được điểm trùng hợp lợi ích với Mỹ - đối tượng họ đang tiến hành vận động. Mỹ có quyền lợi của Mỹ ở Trung Đông, có sự hậu thuẫn của Israel ở Trung Đông. Còn người Do Thái, họ đạt được tham vọng hình thành nhà nước độc lập của riêng họ.

Để có thể tác động lên việc hoạch định chính sách của Mỹ, AIPAC và các tổ chức ủng hộ Israel khác cũng ủng hộ tài chính rất mạnh cho các chiến dịch tranh cử. Những nhóm lợi ích Do Thái đã đóng góp tổng số 10,8 triệu đô cho các ứng cử viên, các đảng phái và các ủy ban trong các vòng bầu cử. Đến năm 2004, những nhóm lợi ích này đã đóng góp 1,9 triệu đô cho các ứng cử

viên và các đảng thuộc liên bang. Thêm vào đó, từ năm 2005, AIPAC đã chi ra 1,5 triệu đô cho khoảng 149 chuyến đi của các thành viên quốc hội và nhân viên của họ, hầu hết các chuyến đi này là đến Israel[59].

Các nhà vận động hành lang Do Thái nhắm đến tất cả các đối tượng trong xã hội. Từ những học giả đến sinh viên. Đối với các học giả, người Do Thái nhắm đến các Think Tanks (Chuyên gia cố vấn), họ là những người đóng vai trò quan trọng trong quá trình định hình các luồng tư tưởng của công luận cũng như trong việc hoạch định các chính sách trên thực tế. Họ bao gồm các học giả, chính khách, chuyên gia, chiến lược gia… có thể nói đây là nơi quy tụ những thành viên ưu tú và được trọng vọng trong xã hội. Washington Institute for Near East Policy (WINEP) được thành lập do nỗ lực vận động của người Do Thái cũng là một Think Tanks rất tiếng tăm ở Mỹ. Và tất nhiên WINEP được thành lập nhằm mục đích ủng hộ Israel.

Người Do Thái cũng rất quan tâm đến giáo dục và giới vận động Israel cũng tập trung vào lĩnh vực này. Những nhà vận động hành lang cho Israel tìm nhiều cách để gây ảnh hưởng đến những cuộc thảo luận tại các trường đại học liên quan đến vấn đề Trung Đông và quốc gia Israel. Nhiều nhóm hoạt động, như Caravan for Democracy, gởi các diễn giả đến các trường đại học lớn giải thích các chính sách của Israel cho sinh viên Mỹ, tổ chức các sinh hoạt ngoại khoá tuyên truyền cho Israel.

Truyền thông là phương tiện truyền tải và phổ biến nhanh nhất một thông điệp, một tư tưởng một giá trị văn hóa đến với công chúng. Truyền thông là một công cụ có sức mạnh vô cùng to lớn để tác động đến đông đảo quần chúng. Mà truyền thông lại là một thế mạnh vô cùng to lớn đã nằm trong tay người Do Thái. Những hãng phim lớn, những tòa báo hàng đầu ở Mỹ đều nằm trong tay người Do Thái như đã liệt kê ở mục 2.2.1. Chính điều này càng tạo thêm cơ sở

cho việc người Do Thái tác động đến dư luận Mỹ. Việc nhào nặn tư tưởng, thay đổi câu chữ của giới truyền thông sẽ tác động rất lớn đến suy nghĩ của dân chúng, từ đó thay đổi thái độ của họ. Việc làm này hoàn toàn nằm trong tay các ông trùm truyền thông người Do Thái.

Với những sức mạnh này, người Do Thái đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ công luận Mỹ. Một cuộc thăm dò ý kiến của Gallup tháng Sáu năm 1948 cho thấy rằng số người Mỹ ủng hộ người Do Thái nhiều gấp ba lần số người Mỹ có thiện cảm với người Ả-rập. Khi Trung tâm Nghiên cứu Pew đặt câu hỏi trong một cuộc thăm dò ý kiến năm 2006, liệu chính sách Mỹ ở Trung Đông có công bằng không, hay đã thiên vị Israel hoặc thiên vị người Palestine, có đến 47 phần trăm số người trả lời phỏng vấn cho rằng chính sách này công bằng, 6 phần trăm nói rằng chính sách này bênh vực người Palestine, và chỉ 27 phần trăm nghĩ rằng chính sách Mỹ đã thiên vị Israel[20].

Người Do Thái thật đúng với tên gọi mà mọi người gán cho họ: Dân tộc vận động hành lang. Chiến dịch vận động hành lang của người Do Thái thành công đến mức họ không chỉ nhận được sự ủng hộ từ phía chính quyền, từ Quốc hội mà họ còn dành được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng và dư luận. Bài học rút ra từ nguời Do Thái đó là bài học phải vận động toàn bộ, từ chính phủ tới nhân dân. Từ những học giả tới sinh viên. Tất nhiên nguồn tài chính cũng là một vấn đề quan trọng, nhưng cách sử dụng nguồn tài chính đó như thế nào thậm chí còn quan trọng hơn. Người Do Thái đã làm cho một Israel không có trên bản đồ thế giới trở thành một nước có vị trí chiến lược cũng như gây ra nhiều xung đột và tranh cãi. Dù có nhiều ý kiến khác nhau về sự hình thành nhà nước Israel và những hậu quả, những cuộc chiến do nó gây ra…nhưng không ai có thể phủ nhận được sự tài năng của người Do Thái trong việc sử dụng tiềm lực

kinh tế cùng tầm ảnh hưởng đến cộng đồng khi tiến hành chiến lược vận động hành lang để việc có được “miền đất hứa” của họ.

2.3. Vai trò của các nhóm vì cộng đồng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

Các nhóm vì cộng đồng hay có thể hiểu là các “nhóm vận động tư tưởng là nhóm vận động trên các vấn đề về tư tưởng như các nhóm vận động về môi trường, nhân quyền, tôn giáo... ”[5, tr.120]. Các nhóm vận động về môi trường ở Mỹ có thể kể đến như Sierra Club được thành lập năm 1892, tổ chức Hòa Bình Xanh(Greenpeace USA) thành lập năm 1971, Qũy Bảo Vệ Môi Trường (Environmental Defense Fund) thành lập năm 1967.

Các nhóm tôn giáo nổi bật ở Mỹ có thể kể đến như Ủy Ban Công Vụ Mỹ - Do Thái(American Israel Public Affairs Commitee) được thành lập năm 1954, Hội Đồng Giáo Hội Quốc Gia(National Council of Churches) được thành lập năm 1950, Hội Nghị Công Giáo Hoa Kỳ(U.S. Catholic Conference) thành lập năm 1966.

Các nhóm về nhân quyền nổi trội ở Mỹ là Liên Đoàn Tự Do Dân Quyền Mỹ thành lập năm 1920 để bảo vệ quyền công dân về các vấn đề bị tranh chấp và tiến hành vận động hành lang chính phủ. Tổ chức Ân Xá Quốc Tế(Amnesty International) thành lập năm 1961 nhằm vận động cho sự đối xử hợp pháp, công bằng và nhân đạo đối với tù chính trị. Nhóm Quan Sát Nhân Quyền được thành lập năm 1978 có trụ sở ở New York với mục đích đối phó với các vấn nạn vi phạm quyền con người. Chính chính sách thúc đẩy nhân quyền theo giá trị Mỹ trên thế giới là nhân tố tác động mạnh đến sự ra đời và phát triển của các nhóm vận động vì nhân quyền ở Mỹ.

Các nhóm cộng đồng hoạt động theo những mục đích khác nhau, và

lợi ích cũng như kinh tế của bản thân nước Mỹ”[5, tr.121] Ví dụ như các nhóm nhân quyền mà nổi bật nhất là nhóm Quan sát viên về Quyền Con người(HRW) là nhóm hoạt động rất mạnh trong giai đoạn Quốc hội Hoa Kỳ quyết định trao PNTR cho Trung Quốc vào năm 2000 và tiếp theo đó chỉ hai tháng sau sự kiện 11/9, Trung Quốc chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới(WTO). Việc trao PNTR cho Trung Quốc gặp phải sự chống đối từ các nhóm hoạt động về nhân quyền cũng như các nhóm vận động tôn giáo. Các nhóm vận động về nhân quyền trong đó có HRW cho rằng việc cung cấp PNTR cho Trung Quốc sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người lao động trong nước. HRW lo sợ rằng với lực lượng nhân công rẻ mạt ở Trung Quốc sẽ thúc đẩy các công ty, xí nghiệp ở Hoa Kỳ chuyển cơ sở sang đây trong khi vấn đề cần xem xét là chính phủ Bắc Kinh là một chế độ độc tài, và có khả năng sẽ tiến hành xâm lược hoặc thiết đặt lệnh cấm vận với Đài Loan.

Hoạt động của HRW trở nên sôi nổi đặc biệt trong thời gian nghị sự. Suốt một tuần bắt đầu từ ngày 12 tháng tư năm 2000, hơn 15.000 người đã tam gia biểu tình để chống đối việc Quốc hội Mỹ trao PNTR cho Trung Quốc[63]. HRW cho rằng tình hình nhân quyền ở Trung Quốc đã ngày càng trở nên tồi tệ khi Chính phủ Bắc Kinh thắt chặt kiểm soát các quyền tự do cơ bản của nhân dân. Bằng chứng là sau chuyến thăm Bắc Kinh của Mary Robinson, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, bà đã lên án cuộc đàn áp tự do ngôn luận, tôn giáo và hội họp. Bà cho rằng dường như các nhà chức trách Trung Quốc quyết tâm duy trì ổn định xã hội bằng mọi giá. Chính phủ cũng vừa đưa ra chiến dịch chống tội phạm hàng năm mà mục tiêu bao gồm cả tội phạm thông thường lẫn các nhà bất đồng chính kiến bị nghi ngờ[48].

Đối lập với các nhóm nhân quyền, Quốc hội Mỹ lại cho rằng việc cung cấp PNTR cho Trung Quốc và sau này là việc “Trung Quốc gia nhập WTO là

một cách làm cho Trung Quốc ngày càng tham gia sâu rộng hơn vào hệ thống Tư Bản Chủ Nghĩa để dễ bề kiểm soát chiều hướng phát triển kinh tế cũng như xu hướng chính trị tương lai của đất nước này”[11, tr.9]. Đây là một tính toán chiến lược của chính phủ Hoa Kỳ nhằm phù hợp với mục tiêu tiếp tục suy trì vị trí siêu cường của mình sau sự kiện 11/9. Mỹ tiếp tục mong muốn truyền bá các tư tưởng tự do dân chủ, xây dựng hình ảnh nước Mỹ đi tiên phong và dẫn đường cũng như làm hậu thuẫn cho những hoạt động theo đuổi tự do chính trị kinh tế.

Đứng trước hoàn cảnh đó, đại diện của HWR khu vực châu Á là Mike Jendrzejczyk đã thúc ép Hai Viện Mỹ phải đưa ra các điều kiện buộc Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận động hành lang trong quan hệ ngoại giao của mỹ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)