.Sự hình thành và phát triển của vận động hành lang tại Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận động hành lang trong quan hệ ngoại giao của mỹ (Trang 25)

Vận động hành lang ban đầu không được ghi trong hiến pháp nhưng nhiều học giả cho rằng hoạt động vận động hành lang đã xuất hiện ngay từ khi nước Mỹ ra đời và “vận động hành lang vừa là tự nhiên vừa là tất yếu”[16, p.3]. Theo quan điểm này thì vận động hành lang xuất hiện khi có sự khác biệt về lợi ích, khi có người lãnh đạo và người bị lãnh đạo, thì sẽ có những người cố gắng thuyết phục những người có chức có quyền sử dụng quyền lực theo hướng có lợi cho họ. Hiến pháp Mỹ năm 1787 trong bản sửa đổi đầu tiên, bằng việc khẳng định quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và yêu sách hoà bình, đã cung cấp các cơ sở pháp lý cho cái gọi là “những nhóm lợi ích đặc biệt”. Theo đó, bất cứ một nhóm nào cũng đều có quyền

yêu cầu các quan điểm của họ phải được sự lắng nghe của công chúng, của các cơ quan lập pháp, hành pháp và các toà án[31].

Cũng có ý kiến cho rằng vận động hành lang xuất hiện lần đầu tiên ở Hoa Kỳ tại khách sạn Willard bang Washington vào những năm 60 của thế kỷ XIX khi có những nhóm người muốn lấy được sự ảnh hưởng đến tổng thống thời bấy giờ là Ulysses S Grant nên thường tập trung ở hành lang khách sạn Willard để gây chú ý. Tuy nhiên, bản chất vận động hành lang ở Mỹ hiện nay khác hẳn so với những hoạt động được coi là vận động hành lang ở thời kỳ tổng thống Ulysses S Grant hay trước đó. Hoạt động gần giống với vận động hành lang ngày nay nhất được cho là xuất hiện vào năm 1792, khi quân lính Virginia thuộc Quân đội lục địa đã đề cử ông William Hull một người lính, một nhà chính trị, một sĩ quan quân đội làm công tác vận động hành lang để đòi khoản bồi thường bổ sung cho thời gian họ phục vụ trong suốt thời kỳ chiến tranh cách mạng Mỹ. Nhưng phải đến thế kỷ XIX, hoạt động vận động hành lang ở Hoa Kỳ mới phát triển và trở thành tiền thân của vận động hành lang ngày nay[16, p.6].

Đầu thế kỷ XIX, cùng với việc Quốc hội Mỹ cho phép công dân tiếp xúc với các nghị sĩ để vận động họ ủng hộ hoặc không ủng hộ đối với những chính sách, dự luật sẽ hoặc đang được xem xét tại Nghị viện, hoạt động vận động hành lang bắt đầu được thừa nhận rộng rãi. Vì là một hoạt động được sự thừa nhận của pháp luật, vận động hành lang dần trở thành một nghề nghiệp. Hình thức sơ khai của nhóm lợi ích và vận động hành lang được hình thành từ các phong trào xã hội như cải cách tôn giáo. Phong trào này đã hinhg thành nên nhiều tôn giáo mới bên cạnh tôn giáo truyền thống là Cơ Đốc giáo, từ đây các nhóm lợi ích tôn giáo ra đời. Ngoài ra còn có các phong trào như phong trào chống uống rượu là tiền thân của hiệp hội chống uống rượu sau này, phong trào đấu tranh giải phóng nô lệ với kết quả là hiệp hội quốc gia các dân tộc bị thực dân hóa ra đời… Ban đầu, các nhóm lợi ích chủ yếu vận động hành lang cho các mục đích công cộng, từ sau cuộc nội

chiến, các nhóm lợi ích hoạt động vì mục đích kinh tế bắt đầu xuất hiện. Điển hình nhất là nhóm hoạt động liên quan đến việc xây dựng đường xe lửa xuyên lục địa với tên gọi ban đầu là tuyến đường xe lửa xuyên Thái Bình Dương.

Vào năm 1862, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật đường xe lửa Thái Bình Dương. Hai công ty đã được chọn để tiến hành thi công đó là công ty Union Pacific chịu trách nhiệm xây dựng tuyến đường phía tây từ Omaha. công ty Central Pacific chịu trách nhiệm ở phía đông bắt đầu từ Sacramanto. Vì quốc hội muốn công việc được diễn tiến một cách nhanh chóng, họ đưa ra hai quyết định quan trong. Ban đầu quốc hội cho mỗi công ty thêm 20 dặm vuông đất nếu công ty đó hoàn thành một dặm đường sắt. Thứ hai, họ sẽ cho vay với giá 16.000$ cho mỗi dặm ở đồng bằng, 32.000$ cho mỗi dặm đất thuộc vùng đồi núi, 48.000$ cho mỗi dặm trên núi cao[60]. Trước quyết định này của quốc hội, hai công ty Union Pacific và Central Pacific đã phải bằng mọi cách để tranh thủ sự ủng hộ cũng như sự rộng rãi từ chính phủ, bởi vì họ ý thức được rằng họ càng hoàn thành số dặm đường sắt nhanh bao nhiêu thì tương ứng với số đất và số tiền tiếp theo mà họ có nhiều bấy nhiêu. Do đó, việc xây dựng nhanh chóng sẽ có lợi hơn là việc xây dựng hiệu quả, vì vậy cả hai công ty chọn cách đẩy nhanh tiến độ để thu được càng nhiều số dặm vuông càng tốt. Burton Folsom trong bài viết The Myth of the Robber Barons đã chia những doanh nghiệp trong giai đoạn này thành hai nhóm là nhưng doanh nghiệp chính trị (the political entrepreneurs) và những doanh nghiệp thị trường (the market entrepreneurs). Những doanh nghiệp chính trị cố gắng để đạt tới thành công bằng việc tranh thủ trợ giúp của chính phủ, mua lá phiếu bầu cử hoặc đầu cơ chứng khoán. Những doanh nghiệp thị trường là những doanh nghiệp cố gắng tạo ra những sản phẩm tốt hơn với giá rẻ hơn. Nếu xếp vào một trong hai nhóm trên thì cách thức hoạt động của Union Pacific và Central Pacific trong giai đoạn này thuộc nhóm đầu tiên, tức là nhóm doanh nghiệp chính trị.Union Pacific vì muốn đẩy mạnh tiến độ

nên đã thực hiện những bước đi sai lầm khi không chú ý đến chất lượng và chỉ chú ý đến kết quả. Còn công ty Central Pacific với lãnh đạo gồm Stanford, Huntington, Crocker, và Hopkins sử dụng tiền và sức mạnh chính trị để tài trợ(đôi khi đút lót) cho các nhà lập pháp California. Stanford là thống đốc và sau này là thượng nghị sĩ Mỹ ngăn chặn bất cứ sự cạnh tranh nào về lĩnh vực đường sắt của các công ty còn lại ở California.

Cuối cùng, Central Pacific đã thua trong cuộc đua giành được ưu thế hơn về số dặm đường sắt được thực thi. Cả hai công ty Central Pacific và Union Pacific có những mặt chưa thực sự thành công trong công cuộc vận động của mình, nhưng đó là những gì mà các nhà tiên phong đã thực hiện, và đây chỉ là một hình thức ban đầu, hình thức sơ khai nhất của hoạt động vận động hành lang nhằm đạt các lợi ích về kinh tế. Nó là tiền đề để thúc đẩy sự phát triển của vận động hành lang ở giai đoạn tiếp sau đó là giai đoạn phát triển của vận động hành lang vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, việc vận động hành lang ở Mỹ đã phát triển ở một mức độ cao hơn cùng với sự ra đời của phương tiện thông tin mới và công nghệ mới đó là đài phát thanh và máy điện báo. Giai đoạn này đánh dấu sự ra đời của rất nhiều tổ chức, hiệp hội quan trọng trong hoạt động vận động hành lang của Mỹ hiện nay. Nổi bật trong số đó là Liên đoàn Lao động Mỹ - American Federation of Labor, viết tắt là AFL đấu tranh đòi quyền lợi cho người lao động. Tổ chức AFL không mở rộng quy chế hội viên cho tất cả mọi người mà chỉ là một nhóm các công đoàn của các công nhân có tay nghề, được lãnh đạo bởi một cựu viên chức công đoàn xì gà - Samuel Gompers. Mục tiêu của tổ chức này là trong sạch, đơn giản, và phi chính trị: đó là các mục tiêu tăng lương, giảm giờ làm và cải thiện các điều kiện lao động. Tổ chức này đã hướng phong trào lao động khỏi những quan điểm xã hội chủ nghĩa của phần lớn các phong trào lao động ở châu Âu. Với số lượng thành viên lớn và hoạt động hiệu quả, AFL đã đạt được những

thành tựu lớn. Bên cạnh AFL, các nhóm đấu tranh vì mục đích kinh tế và thương mại cũng hình thành trong giai đoạn này. Có thể kể đến là Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia – National Association of Manufacturer (NAM) ra đời năm 1895 tại Cincinnati, Ohio.

Chính những hoạt động sôi nổi của các nhóm vận động hành lang mà ngay từ năm 1928, thượng viện đã dự thảo ban hành một dự luật yêu cầu những người vận động hành lang phải đăng kí với thư ký của hai viện nhưng nghị viện đã ngăn cản điều luật này. Đến năm 1938, luật đăng kí thể nhân nước ngoài(FARA) mới ra đời. Luật về đăng ký của thể nhân nước ngoài là cố gắng đầu tiên kiểm soát các hoạt động lobby ở cấp độ liên bang. Mục tiêu chính của FARA là nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của các thể nhân nước ngoài cũng như những tuyên truyền của họ đối với chính sách công của Hoa Kỳ. Ra đời vào năm 1938, mục tiêu cụ thể của đạo luật này là ngăn chặn ảnh hưởng của các hoạt động tuyên truyền của nước Đức phát xít nhằm phát động các phong trào ủng hộ phát xít trên đất Mỹ[38].

Dự thảo luật vận động hành lang không được thông qua năm 1928, nhưng đến năm 1946 thì Hoa Kỳ chính thức có một đạo luật quy định về hoạt động nhạy cảm này. Lý do của việc ban hành luật do hoạt động vận động hành lang thường gắn với những cuộc tiếp xúc cá nhân nên dần dần hoạt động này đã bị biến tướng. Trong không ít trường hợp, vận động hành lang được miêu tả như một con “quái vật”, tìm mọi cách luồn lách vào các phòng, ban, hành lang nghị viện để làm lũng đoạn quốc hội. Trước tình trạng đó, quốc hội Mỹ đã ban hành nhiều đạo luật để đưa hoạt động vận động hành lang vào khuôn khổ. Và luật liên bang về hoạt động vận động hành lang năm 1946 ra đời[1, tr.1]. Luật này quy định những nhà vận động hành lang nhằm cố gắng gây ảnh hưởng đối với quốc hội phải đăng ký với thư ký của hạ viện hoặc thượng viện và cứ 3 tháng một lần, phải thông báo số tiền nhận được và các khoản chi tiêu cho các hoạt động vận động hành

lang. Tuy vậy, luật vận động hành lang cũng phần nào đó chịu sự ảnh hưởng của các nhóm vận động hành lang, nên không thể cho ra đời một đạo luật mang ý nghĩa kiểm soát một cách hoàn hảo. Cho nên đạo luật này chỉ mang tính đăng ký và thông báo, nắm rõ thông tin về các nhóm vận động hành lang và biết rõ chi tiêu của họ khi họ gây ảnh hưởng lên quá trình lập pháp, các thành viên và các nguồn đóng góp tài chính cho họ sẽ giúp ích hữu hiệu cho quốc hội trong việc đánh giá sự đại diện của họ mà không làm suy yếu quyền của bất cứ cá nhân hay nhóm nào được tự do bày tỏ chính kiến của mình đối với quốc hội[8, tr.444].

Từ một hoạt động mang tính tự nhiên, dưới tác động của nhiều yếu tố, hoạt động hành lang đã ngày càng phát triển và thực sự bùng nổ sau khi luật vận động hành lang ra đời. Giai đoạn nửa sau của thế kỷ XX gắn liền với sự phổ biến của máy tính, trang web và điện thoại di động. Ngành công nghiệp được số hóa, cơ cấu ngành nghề và phương thức sản xuất cũng có nhiều thay đổi. Các nhóm lơi ích, các tổ chức đã được thành lập từ giai đoạn trước tiếp tục củng cố vai trò của mình. Các tổ chức về kinh tế tiếp tục phát triển điển hình là tổ chức Liên đoàn lao động Mỹ - Các tổ chức công nghiệp(AFL-CIO) được thành lập năm 1955. Đây là một sự phát triển tiếp nối của tổ chức AFL và CIO. Những tổ chức đòi quyền lợi cho công dân cũng ngày càng đông đảo, nổi lên trên hết là những tổ chức đòi quyền bình đẳng: bình đẳng giữa người da đen và người da trắng; bình đẳng giới…

Hoạt động vận động hành lang ở Hoa Kỳ tiến thêm một bước mới khi Đạo luật công khai hoạt động vận động hành lang 1995 ra đời. Đạo luật năm 1946 còn nhiều thiếu sót, vì vậy, các nhà lập pháp đã nhiều lần cố gắng lấp chỗ hổng này. Nhưng các nỗ lực đó đa phần thất bại do gặp nhiều khó khăn, vì nếu điều chỉnh thì xâm phạm đến quyền công dân khi họ tiếp xúc với các nghị sỹ của họ. Cuối cùng, ngày 11/5/1995, Chủ tịch Hạ viện Gingrich và Tổng thống Clinton đã gặp nhau tại bang New Hampshire để đệ trình những cải cách về ngân sách trong các vận động tranh cử cũng như một đạo luật về

vận động hành lang. Đạo luật công khai hoạt động vận động hành lang năm 1995 đã thắt chặt các quy tắc đối với những người vận động hành lang.

Như vậy, hoạt động vận động hành lang ở Mỹ đã trải qua gần hai thế kỉ. Và đến bây giờ hoạt động này vẫn phát triển không ngừng và là một trong những hoạt động sôi động nhất và có tác động lớn đến nền chính trị Mỹ. Vì thông qua vận động hành lang, những người dân nằm ngoài chính phủ có thể tác động tới việc ra quyết định, ban hành chính sách diễn ra bên trong chính phủ. Những thông tin do các nhóm lợi ích cung cấp có vai trò quan trọng đối với việc ban hành luật và nó phản ánh nguyện vọng của người dân, bởi vậy chúng giữ cho quá trình dân chủ được tiếp diễn. Ngày nay, do việc hình thành rất nhiều nhóm lợi ích, nên nhiều loại thông tin khác nhau sẽ được cung cấp cho chính phủ, giúp chính phủ kịp thời có chính sách giải quyết nhu cầu của người dân. Trong mối quan hệ với chính phủ, vận động hành lang ở Mỹ đồng thời là sự phản ánh, giám sát, kiềm chế, đối trọng của các nhóm lợi ích và nhân dân Mỹ đối với các cơ quan công quyền. Đến giai đoạn này, có thể nói hoạt động vận động hành lang ở quốc hội Mỹ đã thật sự có khuôn khổ hơn. Hoạt động đó tiếp tục phát triển cho đến ngày nay và trở thành phổ biến và được chấp nhận như một nghề tất yếu trong đời sống chính trị.

Tiểu kết:

Vận động hành lang là hoạt động vì lợi ích của một cá nhân, của một nhóm, hay của cộng đồng, nhằm ảnh hưởng lên sự ra đời hoặc hủy bỏ một quyết định từ cơ quan chức năng và những người có thẩm quyền.

Vận động hành lang ra đời từ rất sớm và gắn liền với hoạt động của các nhóm lợi ích. Các nhóm lợi ích là nhóm những người có chung một mối quan tâm, cùng hành động để đạt được phần ưu thế hơn những nhóm khác bằng cách tác động lên quá trình lập pháp.

Do đặc tính mở của nền chính trị Mỹ với các nhóm vận động hành lang, nên dù không được sản sinh tại đây, nhưng hoạt động vận động hành lang lại phát triển rất mạnh mẽ tại quốc gia này.

Các nhân tố như lợi ích kinh tế, sự tác động của các phong trào xã hội, việc đòi hỏi những lợi ích từ chính phủ hay nhân tố xuất phát từ việc thay đổi chính sách của chính phủ đã tác động đến sự ra đời và phát triển của hoạt động vận động hành lang cũng như nhóm lợi ích.

Qua nhiều năm lịch sử, các nhóm lợi ích và vận động hành lang ở Hoa Kỳ trở nên chuyên nghiệp. Ở Hoa Kỳ có một địa điểm được gọi là phố K, chính là trung tâm vận động hành lang ở Washington. Tùy theo lợi ích và mục tiêu theo đuổi, các nhóm lợi ích ở Hoa Kỳ chia thành nhiều nhóm khác nhau thậm chí còn đối lập với nhau.

Nhóm lợi ích kinh tế bao gồm nhóm doanh nghiệp; các công ty liên quốc gia và cả các công ty riêng lẻ. Doanh nghiệp giữ một vai trò trung tâm trong chính trị Mỹ. Các công ty lớn và uy tín là những thành phần quan trọng trong nền kinh tế Mỹ. Vì các đại biểu dân cử là người phải chịu trách nhiệm về thành tích kinh tế quốc gia, nên họ sợ các chính sách bất lợi cho doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận động hành lang trong quan hệ ngoại giao của mỹ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)