Nội dung biển, đảo trên các loại hình báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về biển, đảo trên báo chí cà mau (khảo sát báo cà mau, báo ảnh đất mũi, đài PT TH cà mau 2013) (Trang 36)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Kết cấu của luận văn

2.1 Nội dung biển, đảo trên các loại hình báo chí

Trong năm 2013, qua khảo sát, số tin bài liên quan đến chủ đề biển đảo trên Báo Cà Mau là 212, Báo ảnh Đất Mũi là 125, Đài PT-TH Cà Mau là 162. Truyền thông biển, đảo được các phương tiện truyền thông thực hiện với nội dung đa dạng, phong phú. Thông điệp biển đảo trên Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi và Đài PT-TH Cà Mau được thực hiện theo những nhóm nội dung chính gồm:

- Chủ quyền biển đảo (CQBĐ) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) - Kinh tế

- An sinh xã hội (AS-XH) - Văn hóa – Du lịch (VH-DL)

Tỷ lệ các tin bài phản ánh các nhóm nội dung chính trên Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi và Đài PT-TH Cà Mau có thể được mô tả theo dạng biểu đồ như sau:

24%

16% 26%

26%

8%

Biều đồ 2.1: Tỷ lệ tin bài theo nội dung trên Báo Cà Mau

41%

21% 17%

12% 9%

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ tin bài theo nội dung trên Đài

PT-TH Cà Mau CQBĐ BĐKH KINH TẾ ASXH VH-DL 40% 16% 20% 8% 16%

Bảng biểu 2.3: Tỷ lệ tin bài theo nội dung trên Báo ảnh Đất Mũi

2.1.1 Tuyến tin bài về CQBĐ

Đây là nhóm nội dung chiếm tỷ lệ lớn trong thông điệp biển, đảo năm 2013 của Báo Cà Mau (thứ 2 với 24% tương đương 50 bài, biểu đồ 2.1), cao nhất đối với nội dung tuyên truyền trên Đài PT-TH Cà Mau (41%, tương đương 66 tin bài, biểu đồ 2.2) và Báo ảnh Đất Mũi (40%, 50 bài, biểu đồ 2.3). Số lượng tin bài về CQBĐ trên Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi và Đài PT-TH Cà Mau cao, tập trung tuyên truyền 2 mảng là: CQBĐ quốc gia và an ninh biên giới, biển đảo Cà Mau.

Tuyến tin bài về CQBĐ quốc gia

Năm 2013 là năm đầu tiên Ban lãnh đạo mới ở Bắc Kinh thi hành chính sách cứng rắn hơn, nguy hiểm hơn trong vấn đề biển đảo nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược xây dựng cường quốc biển mà Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra, làm cho tình hình biển Đông ngày càng căng thẳng.

Đáng chú ý là Trung Quốc quyết định thành lập Uỷ ban An ninh quốc gia để thống nhất điều hành công tác an ninh biển đảo; củng cố cơ quan quản lý về biển đảo, cải tổ lực lượng chấp pháp trên biển, thành lập Cục Cảnh sát biển thuộc Bộ Công an thống nhất chỉ huy các lực lượng chấp pháp trên biển; tăng cường và mở rộng phạm vi hoạt động của các lực lượng chấp pháp trên biển; Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc thành lập “Trung tâm nghiên cứu hải đảo”…

Năm 2013, Trung Quốc không ngừng củng cố các cơ sở ở “Tam Sa”, thành lập “Đài PT-TH Tam Sa”; tổ chức các tuyến du lịch ra quần đảo Hoàng Sa… Các lực lượng chấp pháp của Trung Quốc (Hải giám, Kiểm ngư) tăng cường trấn áp, truy đuổi, đối xử thô bạo, đập phá, hành hung ngư dân Việt Nam tại khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Vụ việc hết sức nghiêm trọng là ngày 20/3/2013, tàu chấp pháp Trung Quốc đã bắn cháy cabin tàu cá QNg 96382 TS của tỉnh Quảng Ngãi tại khu vực quần đảo Hoàng Sa; ngày 20/5/2013, tàu Trung Quốc xua đuổi, đâm va gây vỡ tàu QNg 90917 TS của ngư dân Quảng Ngãi ở khu vực Nam Tri Tôn, Hoàng Sa. Mặt khác, Trung Quốc tiếp tục đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá từ 12 độ vĩ Bắc trở lên ở Biển Đông từ ngày 16/5 đến 01/8/2013, vi phạm vào vùng biển của các nước Việt Nam, Philippines.

Trước diễn biến phức tạp, căng thẳng trên biển Đông, các phương tiện thông tin đại chúng trong cả nước, trong đó có Cà Mau có những bài viết khẳng định chủ quyền đối với Trường Sa, cũng như lên án thái độ ngang ngược của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam.

Trong phóng sự truyền hình “Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chủ CQBĐ” (tác giả Quách Mến, chương trình thời sự 18giờ 30 ngày 20/6/2013) khẳng định “… Ngày 23/6/1994 tại kì họp thứ 5, Quốc hội Nƣớc CHXHCN Việt Nam khóa IX đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn công ƣớc của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo: Hoàng Sa, Trƣờng Sa và chủ trƣơng giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng nhƣ các bất đồng khác liên quan đến biển Đông thông qua thƣơng lƣợng hòa bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng luật pháp quốc tế.

Toàn Đảng, toàn quân và dân Cà Mau vẫn đang từng ngày, từng giờ, từng phút hƣớng về biển Đông, một lòng ủng hộ đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp trên biển Đông, kịch liệt phản đối hành động ngày càng leo thang của phía Trung Quốc, quyết đấu tranh gìn giữ hòa bình, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc”.

Trên Báo ảnh Đất Mũi có bài tổng hợp “Việt Nam phản đối việc Trung Quốc đơn phương thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông” (ngày 20/5). Theo đó, bài báo dẫn nguồn “Theo Ngƣời phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lƣơng Thanh

Nghị, việc Trung Quốc đơn phƣơng thi hành Lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông với

phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ƣớc Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, không phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Việt Nam phản đối và coi quyết định đơn phƣơng

nói trên của Trung Quốc là vô giá trị”.

Báo ảnh Đất Mũi còn thông tin "Từ ngày 15/6 bắt đầu chiến dịch Kết nối biển Đông” (Thái Thanh, số ra ngày 24/6), theo đó “Đây là chiến dịch toàn cầu

nhằm vận động, kêu gọi sự đóng góp, ủng hộ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc, kiều bào Việt Nam ở nƣớc ngoài để mua thiết bị thông tin liên lạc cho ngƣ

dân phục vụ thông tin liên lạc phòng chống thiên tai và góp phần bảo vệ CQBĐ”.

Đồng thời Báo ảnh Đất Mũi còn đăng tải những tin bài khẳng định CQBĐ của Việt Nam như: “Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt những việc làm sai trái tại khu vực Hoàng Sa (tin mạng, số ra ngày 22/4), Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử (tin từ Báo điện tử Đảng Cộng sản, ngày 8/7).

Từ năm 2006, khi chưa có Nghị quyết T.Ư 4 (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Quân chủng Hải quân đã chủ động đề xuất Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam và Ban Tuyên giáo Trung ương cho phép Quân chủng đến từng địa phương ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo và Chủ động mời đại diện các cơ quan trung ương, các ngành, địa phương, chức sắc tôn giáo, kiều bào ta ở nước ngoài, đại biểu 54 dân tộc anh em, các nhà doanh nghiệp... đến Trường Sa, Nhà giàn DK1.

Tham gia chuyến đến Trường Sa của Quân chủng Hải quân trong năm 2013, phóng viên, cộng tác viên của Báo Cà Mau có một số bài phản ánh, phóng sự ảnh về Trường Sa như “Tự hào Trường Sa” (Nguyễn Thanh Dũng, ra ngày thứ Tư, 22/5/2013), “Đá Thị - Sơn Ca: Vững vàng nơi đầu sóng …” (tác giả Võ Thanh Quang”, số thứ Tư, 29/5), “Ấm tình biển, đảo quê hương”, (tác giả Tiến Sơn, số thứ Bảy, ngày 1/6), “Tiếng gọi Trường Sa” (tác giả Tạ Hoàng Nguyên, số thứ Hai, ngày 3/6) ghi nhận tình cảm người dân đất liền hướng về Trường Sa, những khó khăn, tinh thần trách nhiệm quên mình của cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia...

Đặc biệt trong bài “Thiêng liêng Trường Sa” (số ra ngày thứ Bảy 25/5), tác giả Đỗ Thuỳ Mai đã giới thiệu một cách tổng quát về đời sống, ý chí kiên cường bảo vệ CQBĐ của người dân và chiến sĩ đang sinh sống và chiến đấu trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa “Các đảo ở Trƣờng Sa bây giờ thay đổi nhiều lắm. Không còn trơ trọi những bãi cát đá san hô, không vắng bóng cây xanh, không quá khan hiếm nƣớc ngọt nhƣ trƣớc. Ngay ở những đảo chìm hay các nhà giàn, phòng ốc cũng chu đáo, sạch sẽ, bếp ăn nấu bằng dầu, có tủ lạnh, ngoài ban công là

những vƣờn rau xanh um nhƣ lá lốt, mồng tơi, ngò, húng lủi, tía tô, cải xanh... Những tên đảo Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Thị, Côlin, Sinh Tồn Đông, Đá Tây C... tên nào cũng gợi lên những hình ảnh đẹp về cuộc sống của quân dân trên biển đảo

đang ngày đêm vƣợt sóng, đạp gió giữ yên biển trời Tổ quốc ».

Ông Trịnh Xuân Dũng, Tổng Biên tập Báo ảnh Đất Mũi, cho biết: Để tổ chức, thực hiện tin, bài về CQBĐ, ngoài đặt hàng cộng tác viên có điều kiện tiếp cận các điểm nóng về CQBĐ quốc gia như quần đảo Trường Sa, nhà giàn, Báo ảnh Đất Mũi thường dẫn nguồn các báo chính thống các tin, bài nội dung này. Điều này tạo sự phong phú, đầy đủ cho nội dung tuyên truyền biển, đảo trên Báo ảnh Đất Mũi.

Ông Dương Thanh Hưởng, Phó Giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông, nhận xét, trong điều kiện tiếp cận các điểm nóng về CQBĐ quốc gia còn hạn chế, nhưng Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi và Đài PT-TH Cà Mau vẫn tạo được nguồn tin, bài về nội dung này theo cách riêng, khá tốt. Khai thác văn bản luật, tin, bài từ báo khác, phân công phóng viên, đặt hàng cộng tác viên tham gia đoàn thăm Trường Sa. Có thể thấy, các cơ quan báo chí Cà Mau, trong năm 2013, vẫn không đứng ngoài cuộc việc tuyên truyền phản ánh diễn biến, tình hình tranh chấp CQBĐ, nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ CQBĐ quốc gia cho người dân trong tỉnh.

Tuyến tin bài An ninh biên giới, biển đảo Cà Mau

Chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các tin bài CQBĐ trên Báo Cà Mau (35 tin bài, tỷ lệ 70%), Báo ảnh Đất Mũi (33 bài, 66%), Đài PT-TH Cà Mau (45 tin bài, 82%), tuyến tin bài an ninh biên giới, biển đảo Cà Mau phản ánh khá toàn diện công tác của lực lượng biên phòng, ngư dân trong việc bảo vệ CQBĐ.

Nhằm huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân hướng về biên giới, hải đảo. Trong thời gian qua, Bộ đội biên phòng Cà Mau đã tích cực tham gia xây dựng, củng cố cơ sở chính trị, giúp đỡ nhân dân khu vực biên giới xoá đói, giảm nghèo, xoá mù chữ, phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; chủ động đấu tranh phòng, chống có hiệu quả với các loại tội phạm trên biên giới, đặc biệt là tội phạm buôn bán ma túy; bắt cóc trẻ em và mua bán người, góp phần quan trọng cùng các lực lượng giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới biển của tỉnh.

Các hoạt động tuyến sau hướng về biên giới, hải đảo; phong trào nhận kết nghĩa, đỡ đầu các xã, thị trấn và các đồn biên phòng đã được cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể các địa phương quan tâm và tổ chức phối hợp thực hiện ngày càng hiệu quả, tiêu biểu là: Cuộc vận động "Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo". Và hiện nay đơn vị đang đẩy mạnh việc thực hiện Bộ đội Biên phòng tham gia xây dựng nông thôn mới.

Cùng với những mặt công tác đó, trong phóng sự phát thanh “Bảo vệ biên giới sức mạnh từ nhân dân” (Lê Khoa, phát ngày 24/5) đã đề cập rất cụ thể những công việc mà lực lượng bộ đội biên phòng Cà Mau trong công tác bảo vệ giữ vững an ninh biên giới, CQBĐ. “Thời gian qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã triển khai đồng bộ các biện pháp công tác Biên phòng nắm chắc tình hình trên biển. Duy trì thực hiện tốt quy chế phối hợp với vùng 5 Hải quân, vùng Cảnh sát biển 4, Hải đoàn BP 28 và các ngành chức năng trong trao đổi thông tin, thông báo tình hình, điều tra, xác minh, xử lý kịp thời các vụ việc xảy ra, không để bị động bất ngờ. Phối hợp với các lực lƣợng tham mƣu cho UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng kế hoạch về huy động nhân lực, tàu thuyền và phƣơng tiện dân sự tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền

chủ quyền các vùng biển của nƣớc CHXHCN Việt Nam”.

Hay “Đến nay, các đồn biên phòng trong tỉnh xây dựng đƣợc 10 đội tàu/104 phƣơng tiện/892 thuyền viên. Các đội tàu đã phát hiện và thông báo cho các đồn biên phòng 255 nguồn tin có giá trị; phối hợp bắt giữ 4 vụ, 9 tàu, 2 xà lan quốc tịch

Thái Lan và Indonesia neo đậu, nhập cảnh trái phép, đánh bắt trộm thuỷ hải sản”,

(Luật biển đến với ngư dân – Lê Khoa, Báo Cà Mau ra ngày thứ Hai 9/9).

Điểm nổi bật trong công tác bảo vệ CQBĐ ở Cà Mau là tỉnh đã xây dựng được “những cột mốc sống chủ quyền trên biển”, đó là những ngư dân luôn cảnh giác trước sự xâm nhập trái phép vùng biển nước ta của các tàu khai thác thuỷ sản nước ngoài. Điều này đã được các phóng viên, cộng tác viên Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi và Đài PT-TH Cà Mau ghi nhận trong rất nhiều bài viết, phóng sự truyền hình, phát thanh.

Đó là “Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc bảo vệ chủ quyền biên giới biển, ngƣ dân trong tỉnh nói chung và ngƣ dân Sông Đốc nói riêng đã không sao nhãng trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển trong quá trình đánh bắt ngoài khơi. Ngƣ dân Bùi Hoàng Đệ (Khóm 1, thị trấn Sông Đốc) có hơn 20 năm bám biển, chia sẻ: “Là ngƣ dân sống với nghiệp biển mấy chục năm nay, tôi và những ngƣ dân khác không lúc nào quên nghĩa vụ thiêng liêng của mình là bảo vệ chủ quyền biên giới biển. Khai thác trên biển, hễ thấy tàu lạ hay tàu khả nghi là tôi báo ngay cho Đồn Biên phòng Sông Đốc để họ có biện pháp xử lý kịp thời. Bởi trong thâm tâm chúng tôi, bảo vệ chủ quyền trên biển cũng đồng nghĩa với bảo vệ chén cơm, manh áo của mình” (Ngư dân Sông Đốc bảo vệ chủ quyền biển, tác giả Ban Mai, Báo ảnh Đất Mũi, số ra ngày 9/2)

Anh Huỳnh Văn Nhật, Chủ tàu CM: 99392 tại Sông Đốc, tự hào cho

biết: “Nhờ thƣờng xuyên đƣợc lực lƣợng biên phòng tuyên truyền, hƣớng dẫn mà tôi biết đƣợc quyền lợi, trách nhiệm của mình trong bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo. Cách đây mấy năm, chính tôi phát hiện có 4 chiếc tàu đánh cá của Thái Lan vi phạm vùng biển của Việt Nam, tôi thông báo cho BĐBP nên lực lƣợng tuần tra ra kịp thời bắt giữ và đƣa về cửa Sông Đốc xử lý. Cũng nhờ giữ liên lạc thƣờng xuyên với đài canh thông tin liên lạc của biên phòng mà tàu của

chúng tôi tránh đƣợc nhiều đợt bão xa và áp thấp nhiệt đới” (Những “cột mốc

sống” trên biển, tác giả Lê Khoa, Báo Cà Mau xuân 2013).

Ngư dân Cà Mau có nhiều hình thức liên kết trong khai thác thuỷ sản kết hợp bảo vệ chủ quyền biển đảo, sự ra đời của “Tổ hợp tác đành bắt trên biển” là 1 ví dụ.

Ngoài ý nghĩa về tinh thần đoàn kết, tƣơng trợ nhau trong sản xuất, cứu nhau khi có bão và sẵn sàng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển, hỗ trợ trong việc vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hậu cần nghề cá, nhằm giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả kinh tế chuyến biển..., tổ hợp tác đánh bắt còn có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh, giữ vững an toàn trật tự trên biển, đảo và khu vực biên giới biển. Tạo ra đƣợc một kênh thông tin quan trọng từ biển

về đất liền và ngƣợc lại”, (Tổ hợp tác đánh bắt trên biển – Góp phần bảo vệ chủ

Bên cạnh biểu dương ý thức bảo vệ CQBĐ của ngư dân trong tỉnh Cà Mau, một vấn đề nổi cộm trong công tác bảo đảm an ninh biên giới, biển đảo của Cà Mau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về biển, đảo trên báo chí cà mau (khảo sát báo cà mau, báo ảnh đất mũi, đài PT TH cà mau 2013) (Trang 36)