Khái niệm tất nhiên và ngẫu nhiên:

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn ôn tập triết học (tư liệu tham khảo bồi dưỡng thi) (Trang 31 - 39)

I. Nội dung quy luật:

1. Khái niệm tất nhiên và ngẫu nhiên:

- Tất nhiên (tất yếu) là cái do bản chất, do những nguyên nhân bên trong của sự vật, hiện tượng quyết định và trong những điều kiện nhất định, nó phải xảy ra như thế, chứ không thể khác.

- Ngẫu nhiên là cái không do mối liên hệ bản chất, bên trong quyết định mà nó là ngẫu hợp của hoàn cảnh bên ngoài quyết định. Do đó, nó có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này hoặc như thế khác.

2. Điểm giống nhau và khác nhau giữa tất nhiên và ngẫu nhiên.

a. Khác nhau:

Tất nhiên là cái do chính bản chất của quá trình quyết định. Ngẫu nhiên là cái không do bản chất của quá trình quy định một cách trực tiếp, không bắt buộc phải có với quá trình đó.

b. Giống nhau:

Tất nhiên và ngẫu nhiên đều phản ánh những mối liên hệ đặc biệt về chất của thế giới khách quan mà những mối liên hệ này không nằm trong phạm trù khác. Tất nhiên và ngẫu nhiên đều do những nguyên nhân xác định quy định.

3. Phê phán quan điểm sai lầm về tất nhiên và ngẫu nhiên:

- Tuyệt đối hóa tất nhiên, phủ định ngẫu nhiên: Đây là quan điểm sai lầm vì rơi vào “thuyết định mệnh”, xem con người chỉ là trò chơi của số phận và đã hạ thấp trình độ của tất nhiên xuống trình độ của ngẫu nhiên.

- Tuyệt đối hóa ngẫu nhiên, phủ nhận tất nhiên: Quan điểm này đã xuyên tạc nhiệm vụ của khoa học, hướng khoa học đi vào con đường thần bí, khoa học chỉ là kết quả của ngẫu nhiên, phục tùng ngẫu nhiên, là chỗ dựa cho tôn giáo. Đây cũng là điểm tựa của chủ nghĩa bi quan bất lực trước cuộc sống, xa lánh việc làm cách mạng cải tạo tự nhiên và xã hội.

4. Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng thừa nhận tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại bên ngoài, độc lập với ý thức của loài người và có quan hệ biện chứng với nhau.

- Tất nhiên và ngẫu nhiên là biểu hiện sự thống nhất của hai mặt đối lập. - Tất nhiên và ngẫu nhiên không phải tồn tại cô lập mà tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau. Không có ngẫu nhiên thuần túy, hay tất nhiên thuần túy. Bất cứ hiện tượng quá trình nào cũng đều là sự thống nhất giữa tất nhiên và ngẫu nhiên. Tất nhiên bao giờ cũng vạch đường cho mình đi xuyên qua vô số ngẫu nhiên, còn ngẫu nhiên bao giờ cũng là hình thức biểu hiện nội dung của cái tất nhiên, làm cho cái tất nhiên đa dạng nhiều vẻ hơn.

- Sự phân biệt giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ là tương đối. Trong những điều kiện cụ thể, tất nhiên có thể trở thành ngẫu nhiên và ngược lại.

- Nếu tất nhiên là cái nhất định phải xuất hiện theo quy luật nội tại của nó, còn ngẫu nhiên có thể xuất hiện hay không xuất hiện thì trong hoạt động thực tiễn phải dựa trên cơ sở những mối liên hệ tất nhiên, phải căn cứ vào tất nhiên để đề ra phương hướng hoạt động chứ không phải dựa vào ngẫu nhiên và dừng lại ở ngẫu nhiên.

- Con người có thể tạo ra những điều kiện để biến ngẫu nhiên thành tất nhiên cần thiết cho hoạt động thực tiễn. Và trong hoạt động thực tiễn phải xem xét sự chuyển hóa giữa tất nhiên và ngẫu nhiên để không rơi vào tình trạng chủ quan nóng vội, duy ý chí.

- Nhiệm vụ của khoa học là phải vạch ra cái tất nhiên ẩn dấu đằng sau cái ngẫu nhiên, đồng thời giúp con người ngăn ngừa sự tác động của ngẫu nhiên không có lợi và sử dụng ngẫu nhiên có lợi.

Câu 17: Phân tích nội dung cặp phạm trù nội dung và hình thức, từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận.

1. Khái niệm nội dung và hình thức.

- Nội dung là phạm trù triết học chỉ toàn bộ những yếu tố, những mặt, những mối liên hệ và những quá trình tạo nên sự vật.

- Hình thức là phạm trù triết học chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, phản ánh về kết cấu, trình độ, tốc độ của nội dung và là hệ thống các mối liên hệ tương đối ổn định giữa các yếu tố của nó.

Bất cứ sự vật nào cũng có hình thức bên ngoài, hình thức được nói đến trong cặp phạm trù này là hình thức bên trong của sự vật, tức là cơ cấu bên trong của nội dung. Nội dung cũng không phải là bản thân sự vật, đó là trạng thái nội tại của sự vật, giữa các yếu tố, các quá trình ở bên trong sự vật có sự tác động lẫn nhau để tạo thành sự vật. Bởi vậy, nội dung của sự vật là một quá trình chứ không phải là một cái gì bất biến.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức.

- Nội dung và hình thức bao giờ cũng là một thể thống nhất. Nội dung và hình thức gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau. Không có một hình thức nào lại không phản ánh nội dung, cũng như không có nội dung nào lại không biểu hiện qua hình thức. Sở dĩ có tình trạng này là do nội dung bao gồm những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật mà hình thức lại chính là hệ thống các yếu tố vừa góp phần tạo nên nội dung, vừa tham gia vào các mối liên hệ tạo nên hình thức. Vì lẽ đó nội dung và hình thức không thể tách rời nhau.

- So với hình thức thì nội dung là cái quyết định. Thực chất ở đây là nói đến mối quan hệ giữa cái có tính ổn định và cái thường xuyên biến đổi.

Sự biến đổi và phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu sự biến đổi từ nội dung. Khi nội dung đã biến đổi thì hình thức cũng phải biến đổi theo, vì nội

dung là cái cơ sở của sự vật. Nhưng hình thức không phải chỉ có vai trò thụ động đi theo nội dung mà còn có tác động tích cực đến nội dung, ảnh hưởng của nó thường diễn ra theo hai hướng. Khi hình thức phù hợp với nội dung thì hình thức trở thành động lực tích cực thúc đẩy nội dung phát triển, ngược lại nếu nó không phù hợp thì nó sẽ cản trở sự phát triển đó.

- Tính độc lập tương đối của hình thức:

Mặc dù nội dung quy định sự biến đổi của hình thức nhưng trong tính bị quy định đó hình thức cũng có tính độc lập tương đối của nó. Trong quá trình phát triển, hình thức có thể lạc hậu so với nội dung vì không phải bất kỳ sự biến đổi nào của nội dung cũng ngay lập tức dẫn đến sự biến đổi của hình thức. Hình thức chỉ có thể bị phá vỡ căn bản khi nội dung biến đổi tới giới hạn nhất định dẫn tới xung đột gay gắt với hình thức hiện có. Cùng một nội dung có thể được phản ánh qua một số kiểu hình thức khác nhau, hoặc cùng một hình thức có thể là sự biểu hiện một số nội dung khác nhau.

- Sự chuyến hóa giữa nội dung và hình thức:

Hình thức và nội dung là hai mặt đối lập cũng giống như bất kỳ hai mặt đối lập nào, nội dung và hình thức có sự thống nhất với nhau và chuyển hóa cho nhau. Cái là nội dung trong quan hệ này có thể trở thành hình thức trong quan hệ khác.

3. Ý nghĩa phương pháp luận:

- Trong hoạt động thực tiễn cần chống khuynh hướng tách rời nội dung và hình thức. Nội dung quyết định hính thức cho nên khi xem xét sự vật phải căn cứ vào nội dung, đồng thời phải thấy sự tác động của hình thức đối với nội dung.

- Cùng một nội dung trong quá trình phát triển khác nhau có thể có nhiều hình thức và ngược lại cùng một hình thức có thể thể hiện những nội dung khác nhau, cho nên phải linh hoạt trong việc sử dụng mọi hình thức có thể có tùy theo yêu cầu của hoạt động thực tiễn. Cần chống lại hai thái cực sai lầm là cố bám giữ vào hình thức cũ hoặc hoàn toàn phủ nhận vai trò của nó trong hoàn cảnh mới mà chủ quan nóng vội thay đổi một cách tùy tiện.

Câu 18: Phân tích nội dung cặp phạm trù bản chất và hiện tượng, từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận.

1. Khái niệm bản chất và hiện tượng:

- Bản chất là phạm trù triết học chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tạo thành một thể thống nhất hữu cơ bên trong, quy định sự vận động và phát triển của sự vật.

- Hiện tượng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự biểu hiện ra bên ngoài những mặt, những mối liên hệ đó.

+ Bản chất là cái chung tất yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật chứ không phải bất kỳ là cái chung nào.

+ Bản chất và quy luật là những phạm trù cùng loại, cùng trình độ. Tuy vậy bản chất và quy luật không bao giờ đồng nhất với nhau. Bản chất rộng hơn quy luật, bản chất bao gồm nhiều quy luật, là tổng hợp của nhiều quy luật. Bản chất là cái toàn bộ, quy luật là cái bộ phận. Một quy luật không nói hết được bản chất của sự vật mà chỉ phản ánh một mặt nào đó của bản chất.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng:

- Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng.

+ Bản chất bao giờ cũng bộc lộ thông qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất. “Bản chất hiện ra, hiện tượng có tính bản chất”. Điều này cho thấy không có bản chất thuần túy nằm ở bên ngoài sự vật, hoặc là bản chất không phải là cái gì thần bí nằm ở bên trong sự vật mà bản chất nhất thiết phải bộc lộ ra thông qua hiện tượng và bất cứ hiện tượng nào cũng là biểu hiện của bản chất, biểu hiện một mức độ, một mặt nào đó, một vòng khâu nào đó của bản chất. Hiện tượng không tồn tại nếu không có bản chất.

+ Bản chất như thế nào thì hiện tượng tương ứng như thế ấy. Bản chất bị tiêu diệt thì hiện tượng do nó sinh ra sớm muộn cũng bị mất theo và nếu một bản chất mới xuất hiện thì sẽ xuất hiện những hiện tượng mới.

- Tính chất mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng:

+ Sự đối lập giữa cái bên trong và bên ngoài:

Bản chất là cái bên trong được biểu hiện thông qua các hiện tượng, hiện tượng là cái thể hiện ra bên ngoài. Tất cả các hiện tượng đều biểu hiện bản chất nhưng biểu hiện một cách khác nhau, có hiện tượng biểu hiện bản chất một cách trực tiếp đúng đắn, thậm chí có hiện tượng biểu hiện sai lệch bản chất.

Vì vậy muốn nhận thức đúng đắn, khoa học về sự vật thì không thể dừng lại ở một vài hiện tượng riêng lẻ mà cần phải phân tích tổng hợp các hiện tượng, đi sâu để tìm ra bản chất thực sự của nó.

+ Sự đối lập giữa cái tương đối ổn định và cái thường xuyên biến đổi: Bản chất là cái bên trong, cái tương đối ổn định. Hiện tượng là cái thể hiện ra bên ngoài, cái thường xuyên biến đổi.

+ Sự đối lập giữa cái sâu sắc hơn và cái phong phú hơn:

Bản chất sâu sắc hơn hiện tượng vì bản chất là những mối liên hệ tất nhiên bên trong, ổn định, là cái quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật, được lập đi lập lại trong nhiều hiện tượng khác. Nó biểu hiện quy luật phát triển chung của các hiện tượng đó.

Hiện tượng phong phú hơn bản chất vì ngoài bản chất chung mà các hiện tượng đều có nó còn chứa đựng các nhân tố cá biệt mà chỉ riêng nó có.

4. Ý nghĩa phương pháp luận:

Nếu bản chất biểu hiện thông qua hiện tượng và hiện tượng biểu hiện bản chất dưới hình thức cải biến, có khi dưới dạng xuyên tạc thì nhận thức không được dừng lại ở hiện tượng của sự vật, mà phải xem xét những mối liên hệ bên trong của sự vật để làm sáng tỏ bản chất ẩn dấu đằng sau hiện tượng. Trong hoạt động thực tiễn không dựa vào biểu hiện bên ngoài mà phải dựa vào sự hiểu biết những quy luật của sự vật, bản chất của sự vật. Vì lẽ đó cần phải hết sức thận trọng khi kết luận về bản chất của sự vật.

Câu 19: Phân tích nội dung cặp phạm trù khả năng và hiện thực, từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận.

1. Khái niệm khả năng và hiện thực.

- Khả năng là phạm trù triết học dùng để chỉ cái hiện chưa có, chưa tới, nhưng sẽ tới, sẽ xuất hiện khi có điều kiện thích hợp.

- Hiện thực là phạm trù triết học dùng để chỉ cái hiện có, hiện đang tồn tại thật sự.

Như vậy khả năng là cái “chưa có” nhưng không phải bất kỳ cái chưa có nào mà phải hiểu là cái chưa có ở thời điểm đang xét, là cái sẽ có trong tương lai, khi có điều kiện thích hợp. Theo nghĩa đó, khả năng là tiền đề của cái mới.

Tuy khả năng là cái chưa có nhưng điều đó không có nghĩa là nó không tồn tại. Các sự vật mà khả năng đó biểu hiện chưa tồn tại như một hiện thực nhưng bản thân khả năng thì tồn tại. Vì vậy, khả năng cũng là một trạng thái đặc biệt của hiện thực, trạng thái mà hiện thực mới tồn tại trước khi trở thành chính bản thân mình.

- Phân loại khả năng:

Mọi khả năng đều là khả năng thực tế (đều tồn tại thực sự, do hiện thực sinh ra). Có những khả năng được hình thành một cách tất nhiên do quy luật vận động nội tại của sự vật (khả năng tất nhiên), có những khả năng được hình thành một cách ngẫu nhiên (khả năng ngẫu nhiên). Khả năng tất nhiên bao gồm khả năng gần (đã có đủ hoặc gần đủ những điều kiện cần thiết để biến thành hiện thực), khả năng xa (còn phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển quá độ mới đủ điều kiện biến thành hiện thực)…

2. Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực.

- Khả năng và hiện thực ở trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời nhau, luôn luôn chuyển hóa lẫn nhau, vì hiện thực được chuẩn bị bởi khả năng, còn khả năng sẽ biến thành hiện thực. Đó là một quá trình vô tận. Do đó, sẽ mắc sai lầm nếu tách cái nọ khỏi cái kia. Kết quả là trong hoạt động thực tiễn sẽ không nhìn thấy khả năng tiềm tàng trong sự vật, do đó không xác định được tương lai phát triển của nó, hoặc không tạo ra những điều kiện cần

thiết để thúc đẩy sự chuyển biến tích cực và không ngăn chặn kịp thời những biến chuyển tiêu cực.

- Cũng trong những điều kiện nhất định ở cùng một sự vật có thể tồn tại một số khả năng vốn đã có ở sự vật, trong những điều kiện nhất định, khi có thêm điều kiện mới bổ sung thì ở sự vật sẽ xuất hiện thêm những khả năng mới. Ngay trong bản thân mỗi khả năng cũng không phải là không thay đổi, nó có thể tăng lên giảm đi là tùy thuộc vào sự biến đổi của sự vật trong những điều kiện cụ thể.

- Quá trình khả năng biến thành hiện thực diễn ra trong tự nhiên không giống như trong xã hội. Ở trong tự nhiên là một quá trình khách quan, diễn ra tự phát. Trong xã hội, sự chuyển hóa đó phải thông qua hoạt động có ý thức của con người.

- Trong những điều kiện nhất định, có khả năng tất yếu trở thành hiện thực, nhưng cũng có khả năng có thể không trở thành hiện thực.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn ôn tập triết học (tư liệu tham khảo bồi dưỡng thi) (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w