Mặt hạn chế trong ý thức trách nhiệm xã hội của sinh viên các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh trong việc giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật tại thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 63 - 68)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Thực trạng ý thức trách nhiệm xã hội của sinh viên và công tác giáo dục

2.1.1.3. Mặt hạn chế trong ý thức trách nhiệm xã hội của sinh viên các

Trường Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Bên cạnh những ƣu điểm, tiến bộ, sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng còn những hạn chế trong ý thức trách hiệm xã hội biểu hiện ở một số mặt sau:

Thứ nhất, một bộ phận sinh viên có ý thức học tập chưa cao, vi phạm kỷ luật học tập.

Hoạt động cơ bản của sinh viên là học tập, mọi hoạt động khác đều phải xoay quanh cái trục đó. Thông qua học tập, chúng ta không chỉ đánh giá đƣợc năng lực mà còn thấy đƣợc cả ý thức trách nhiệm của sinh viên đối với đất nƣớc.

Khi sinh viên bƣớc vào ngƣỡng của các Trƣờng Đại học, việc định hƣớng mục đích học tập cho mình là điều rất cần thiết, quyết định tƣơng lai của sinh viên, thể hiện ý thức trách nhiệm của sinh viên đối với xã hội. Không ít sinh viên khi đƣợc hỏi về mục đích học tập chính đáng nhất của mình thì các em cho là chỉ để làm vừa lòng cha mẹ. Một số khác cho rằng học để tìm kiếm việc làm có thu nhập cao. Một số khác lại cho rằng học chỉ để có bằng cấp. Điều này phản ánh tâm lý muốn kiếm nhiều tiền, ham sung sƣớng, ngại khó, thiếu tự lập ở một bộ phận sinh viên. Trả lời câu hỏi “Mục đích học tập của bạn là gì?” có 25.5% sinh viên lựa chọn đáp án để tìm kiếm việc làm có thu nhập cao; có 11.1% sinh viên lựa chọn đáp án để có tấm bằng đại học; có 2.8% sinh viên lựa chọn đáp án để làm hài lòng cha mẹ; trong khi chỉ có 39.6% cho rằng để cống hiến nhiều hơn cho xã hội. Việc sinh viên quan tâm đến lợi ích cá nhân mình không phải là sai. Nhƣng điều đáng nói ở đây là sinh

viên chƣa ý thức đƣợc mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, giữa cống hiến và hƣởng thụ, giữa học tập để “lập nghiệp” và học tập để “kiến quốc”. Học không chỉ để có nghề nghiệp tƣơng lai cho bản thân mà còn là trách nhiệm của mình đối với xã hội. Điều này trái với quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là học để làm ngƣời, để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Khi điều tra về những hạn chế của sinh viên trong học tập, chúng tôi nhận thấy nổi lên một số vấn đề sau:

Thứ nhất, một bộ phận không nhỏ sinh viên có ý thức, thái độ học tập chưa đúng. Rõ nét nhất là hiện tƣợng đi học muộn, nghỉ học không lý do vẫn còn trong sinh viên. Thỉnh thoảng nghỉ học không lý do chiếm 51.2%; thƣờng xuyên nghỉ học chiếm tỉ lệ 2.5%. Làm việc riêng trong giờ học chiếm 52.4%. Thời gian dành cho việc tự học còn quá thấp, có tới 42,1 % sinh viên thỉnh thoảng mới ôn bài trƣớc khi lên giảng đƣờng; 4.7% sinh viên không bao giờ ôn bài khi lên lên giảng đƣờng; 25.2% sinh viên chỉ ôn bài trƣớc khi đi thi. Nhƣ vậy, bên cạnh những sinh viên ra sức nỗ lực học tập vì tƣơng lai của bản thân, của dân tộc thì vẫn có một bộ phận không nhỏ sinh viên học tập có tính chất đối phó, lƣời nhác, không tận dụng thời gian để học hành, trau dồi tri thức.

Thứ hai, hiện tƣợng gian lận trong học tập, thi cử vẫn còn. Khi đƣợc hỏi về thái độ của sinh viên qua những lần thi cử, Có 18.3% sinh viên cho rằng thi thoảng vẫn sử dụng tài liệu trong thi cử. Khi đƣợc hỏi nguyên nhân bạn sử dụng tài liệu trong khi thi có tới 16.9% cho rằng do lƣời học; 28.3% do không hiểu bài; 23.3% do không có thời gian học bài; 31.6% có nhiều lý do khác nhƣ chỉ tập trung nhiều thời gian cho các môn năng khiếu, do phải đi làm thêm kiếm tiền trang trải việc học hành…Đây là dấu hiệu đáng buồn trong sinh viên. Trong khi cả nƣớc nói không với tiêu cực trong thi cử thì các bạn lại đi ngƣợc lại với chủ trƣơng của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Thứ hai, còn một bộ phận sinh viên các Trường Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh còn mơ hồ về lý tưởng cách mạng, thờ ơ với các vấn đề chính trị, ít tham gia các hoạt động xã hội

Một bộ phận sinh viên còn mơ hồ về lý tƣởng cách mạng, chƣa tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn hiện nay. Theo khảo sát của chúng tôi cho thấy có tới 9,7% sinh viên không tin tƣởng vào vai trò lãnh đạo của Đảng. Đây là điều đáng lo ngại, tạo điều kiện cho các thế lực phản động lợi dụng sinh viên để tuyên truyền chống phá nhà nƣớc.

Một bộ phận sinh viên hầu nhƣ thờ ơ, không quan tâm đến các buổi sinh hoạt chính trị do nhà trƣờng tổ chức, những buổi sinh hoạt nếu có tham gia thì ngồi nói chuyện riêng, không tập trung nghe báo cáo viên báo cáo. Theo kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy có tới 34.1% sinh viên ít tham gia các buổi sinh hoạt chính trị; 4.4% sinh viên không tham gia.

Khi đƣợc hỏi lý do các bạn không tham gia, có tới 44% sinh viên cho rằng chƣa thuyết phục đƣợc sinh viên tham gia; 10.2% sinh viên cho là sinh hoạt chính trị là nhàm chán và không cần thiết. Chính sự nhận thức nông cạn, hời hợt đối với những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nƣớc cũng nhƣ thế giới làm cho sinh viên dễ hoang mang dao động trƣớc các luận điểm xuyên tạc của kẻ thù, không xác định đúng lý tƣởng cần phấn đấu. Sự lệch lạc này sẽ làm cho bộ phận sinh viên trở nên thụ động, không phát huy đƣợc tính tích cực, sáng tạo của tuổi trẻ cho công cuộc xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ mới, ít nhiều gây ảnh hƣởng không tốt tới sự phấn đấu của đội ngũ sinh viên.

Sinh viên chƣa quan tâm nhiều đến các môn chính trị đƣợc dạy trong trƣờng. Theo khảo sát 360 sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh của chúng tôi cho thấy: Có 21.1% sinh viên thích học các môn chính trị; 18.8% sinh viên không thích học các môn chính trị; 60.1% xem

học môn chính trị là bình thƣờng, không thích cũng không gét. Đây là thực trạng đáng lo ngại cho sinh viên nói chung và sinh viên các trƣờng văn hóa nghệ thuật nói riêng, học với tƣ tƣởng môn trọng, môn nhẹ, vẫn chƣa ý thức đƣợc rằng các môn lý luận chính trị ngoài việc trang bị cho mình trình độ lý luận nhất định mà qua đó định hƣớng thế giới quan và nhân sinh quan làm hành trang bƣớc vào đời của sinh viên sau này. (xem bảng 2.12)

Bảng 2.12.Thái độ của ban khi học các môn chính trị trong trƣờng (Chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh)?

Nội dung

Tổng số

sinh viên Phần trăm Phần trăm

Phần trăm lũy kế Thích học 76 21.1 21.1 21.1 Không thích học 68 18.8 18.8 39.9 Bình thƣờng 217 60.1 60.1 100.0 Tổng 361 100.0 100.0

Một số sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tại Thành Phố Hồ Chí Minh vẫn còn sống khép mình, xa rời tập thể, ngại tham gia các hoạt động xã hội, đoàn thể, thờ ơ với các diễn biến chính trị, xã hội của đất nƣớc, lý tƣởng cách mạng mờ nhạt. Số sinh viên này trong quan hệ với bạn bè và những ngƣời xung quanh thƣờng theo xu hƣớng bàng quan, không quan tâm, không hòa nhập với tập thể, trốn tránh trách nhiệm chung, chỉ tham gia những hoạt động gì có lợi cho bản thân mình. Theo kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy, có 35.5% sinh viên sẵn sàng tham gia các hoạt động do Đoàn, Hội tổ chức; 10.2% sinh viên bắt buộc tham gia các hoạt động do Đoàn, Hội tổ chức; 8.6% sinh viên viên không tham gia các hoạt động do Đoàn, Hội tổ chức; 45.7% sinh viên tham gia tham gia các hoạt động do Đoàn, Hội tổ chức nhƣng không tích cực.

Tìm hiểu lý do sinh viên không tham gia hoạt động Đoàn, nhiều sinh viên cho rằng không có thời gian tham gia, có những sinh viên không thích tham gia các hoạt động tập thể. Điều này cho thấy một bộ phận đáng kể sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật chƣa nhận thức đầy đủ ý nghĩa cao đẹp của phong trào tình nguyện.

Thứ ba, không ít sinh viên chạy theo lối sống thực dụng, buông thả, tiếp thu văn hóa phương Tây không chọn lọc, có hành vi phạm pháp luật, ý thức trách nhiệm với cộng đồng xã hội chưa cao.

Một bộ phận sinh viên chƣa nâng cao đƣợc ý thức trách nhiệm đối với xã hội vì vậy họ sống buông thả, ăn chơi đua đòi, sống vô cảm, chỉ quan tâm đến bản thân mình, lối sống ích kỷ, coi trọng giá trị vật chất, xem nhẹ giá trị tinh thần, bị đồng tiền tha hóa ngày càng rõ.

Vẫn còn một bộ phận sinh viên tiếp thu văn hóa nƣớc ngoài không chon lọc nhƣ trào lƣu Hàn quốc, xem diễn viên là thần tƣợng…

Một bộ phận sinh viên khi có thời gian rảnh rỗi còn tổ chức ăn nhậu, đánh bài ăn tiền. Theo kết quả điều tra cho thấy có 1.4% sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh khi có thời gia rãnh rỗi là tham gia đánh bài, ăn nhậu.

Lối sống thực dụng, buông thả nhƣ hay tham gia vào các quán bar, vũ trƣờng, hút chích, căn bệnh bằng cấp, bệnh phong trào, gánh nặng về kinh phí học tập ảnh hƣởng không nhỏ đến ý thức trách nhiệm xã hội của sinh viên.

Trong tình bạn, tình yêu vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên có quan niệm chƣa đúng, có xu hƣớng thực dụng, phóng túng và thiếu trách nhiệm với nhau. Các chuẩn mực đạo đức nhƣ tình bạn, tình yêu trong sáng, thì hiện nay lại bị một bộ phận sinh viên hạ thấp xem nhẹ. Tình trạng sống thử trƣớc hôn nhân trong sinh viên có xu hƣớng ngày càng phổ biến. Sinh viên thuê nhà trọ sống chung với ngƣời yêu nhƣ vợ chồng không phải là ít. Điều

này gióng lên hồi chuông báo động về lối sống buông thả, không lành mạnh của một bộ phận sinh viên. Theo kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy có 22.2% sinh viên đồng tình với vấn đề sống thử trƣớc hôn nhân.

Tình trạng sinh viên vi phạm luật giao thông, đi xe lạng lách, đánh võng trên đƣờng, xả rác không đúng nơi quy định vẫn còn.

Thực trạng lợi dụng mạng xã hội nhƣ facebook phát ngôn không đúng sự thật, thiếu trách nhiệm đối với đất nƣớc, bản thân đang ngày một phổ biến trong sinh viên. Năm học 2014 - 2015 Trƣờng Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đình chỉ học tập một năm đối với 1 sinh viên vì lý do bình luận và phát ngôn bừa bãi trên mạng facebook, làm ảnh hƣởng đến uy tín thầy cô, nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh trong việc giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật tại thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 63 - 68)