Một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị trong việc thờ cúng của người Tày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng thờ cúng của người tày ở lục yên yên bái (Trang 74 - 98)

8. Kết cấu của đề tài

2.2. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị trong việc thờ cúng của người Tày

của ngƣời Tày ở Lục Yên hiện nay.

Thứ nhất, tiếp tục việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tăng cường sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.

Cùng dòng chảy lịch sử dân tộc, Lục Yên là một trong những điểm sáng về lòng yêu nước của nhân dân miền núi, chính tinh thần yêu nước đã tích tụ, đến khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã bùng lên thành bão lửa bất diệt thiêu cháy ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân và phong kiến, hun đúc lên truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất, đoàn kết các dân tộc, cần cù, sáng tạo trong lao động và truyền thống văn hoá giàu giá trị thẩm mỹ và nhân văn. Tuy nhiên, do vẫn là một huyện miền núi đa phần là dân tộc thiểu số nên thực trạng kinh tế xã - hội của Lục Yên vẫn còn kém phát triển, nhiều thôn bản, xã vẫn nằm trong vùng khó khăn, vùng 135.

Trong những năm gần đây nhờ các chính sách của Đảng và nhà nước trong việc hỗ trợ đồng bào phát triển kinh tế được chú trọng. Cho nên phần nào nền kinh tế - xã hội của Huyện đã có những khởi sắc trong đó có sự đóng góp không nhỏ của đồng bào Tày nơi đây. Việc phát triển kinh tế - xã hội cho bà con dân tộc trước hết phải dựa trên những lợi thế sẵn có ở địa phương. Lục Yên vùng đất được mang danh đất ngọc, thiên nhiên ưu đãi rất nhiều trong đó phải kể đến nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như

: đá quý, đá trắng, quặng sắt, than nâu… Đây là những thế mạnh mà Lục Yên đang khai thác có hiệu quả trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Đối với đồng bào Tày nơi đây thì việc phát triển kinh tế phải gắn chặt với nông lâm ngư nghiệp. Trong đó cần xây dựng cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của từng vùng. Tiếp tục đầu tư hệ thống thủy lợi, đầu tư vào các cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện nói chung và kinh tế của đồng bào Tày nói riêng.

Với sự vào cuộc của tất cả hệ thống chính trị với trọng tâm phát triển kinh tế cho đồng bào ở những vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Vì vậy sản xuất nông, lâm nghiệp có sự chuyển dịch tích cực, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi; chú trọng đẩy mạnh việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; xây dựng và triển khai thực hiện một số mô hình đạt hiệu quả tốt như: cánh đồng mẫu lớn, hình thành vùng sản xuất lúa, ngô, tre măng Bát Độ, cây ăn quả có múi. Đưa vào sản xuất các loại giống mới có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao, đã đưa sản lượng lương thực hàng năm đạt trên 56.000 tấn, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp một phần lương thực cho thị trường.

Cần xây dựng vùng tre măng dọc Quốc lộ 70 tập trung chủ yếu tại xã Động Quan làm động lực cho toàn vùng sản xuất, liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng vùng măng mai cho đồng bào tại các xã Lâm Thượng, Mai Sơn, Khánh Thiện kết hợp quảng bá giới thiệu sản phẩm, áp dụng quy trình sản xuất sản phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng, tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu cho măng mai, phục vụ tiêu thụ nội địa, hướng tới xuất khẩu. Vùng cây ăn quả có múi, trong đo tập trung phát triển cây Cam sành truyền thống và một số giống cam mới cho năng suất cao ở các xã Khánh Hòa, Mường Lai,

Minh Xuân, Yên Thắng. Áp dụng công nghệ sinh học tạo giống sạch bệnh, sử dụng giống sạch bệnh, đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn. Áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, từng bước sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, nhất là khâu chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại và thu hái bảo quản sản phẩm. Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm cam Lục Yên.

Là một huyện miền núi diện tích đất lâm nghiệp rất lớn nên huyện cần tập trung đầu tư hơn nữa coi đây là một thế mạnh cần được khai thác triệt để. Các sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu cung cấp cho các cơ sở xuất ván ép xuất khẩu tại các xã Khánh Hòa, Tân Lĩnh, Trung Tâm, Phúc Lợi, Trúc Lâu; nhà máy giấy Khánh Hòa và nghề mộc dân dụng…

Xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng, hệ thống điện, đường, trường, trạm cần được chú trọng hơn nữa để cho đồng bào có điều kiện tốt nhất tham gia phát triển kinh tế tại địa phương. Bên cạnh đó công nghiệp khai thác khoáng sản cần được quan tâm hơn nữa, đây là cơ sở giải quyết công ăn việc làm cho bà con dân tộc nơi đây trong đó có con em dân tộc Tày. Bên cạnh việc phát triển công nghiệp phải gắn chặt với việc bảo vệ môi trường đây là yếu tố tiên quyết trong hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Việc phát triển kinh tế - xã hội là cơ sở đẩy lùi những tư tưởng lạc hậu, đôi khi là những tư tưởng mê tín dị đoan nảy sinh từ nền kinh tế - xã hội khó khăn, chậm phát triển.

Cùng với việc chăm lo, nâng cao đời sống vật chất thì cũng phải không ngừng chăm lo đến đời sống tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Từ khi thành lập cho đến nay Đảng ta đã nhiều lần nhận định: “ Văn hóa là một trong ba mặt trận mà người

cộng sản phải quan tâm” – đề cương văn hóa 1943. Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị

lãnh tụ - nhà văn hóa vĩ đại của dân tộc, cũng từng nhấn mạnh: “ Văn hóa soi

đường cho quốc dân đi ”. Đến Hội nghị Trung ương 5, Khóa VIII, Đảng ta

mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ”. Hội nghị Trung ương 10, Khóa IX tiếp tục phát triển: “ Đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ cả ba lĩnh vực trên chính là điều kiện quyết định để bảo đảm cho sự phát triển

toàn diện bền vững của đất nước”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã chỉ rõ: Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển ”.

Nền tảng tinh thần của xã hội là văn hóa, văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở Lục Yên trên cơ sở giữ gìn và phát triển những giá trị tinh thần tốt đẹp và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của các cộng đồng khác làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Hiện nay cùng với phong trào xây dựng nông thôn mới thì cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã thu được nhiều kết quả tích cực. Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân đòi hỏi phải tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân và công bằng xã hội. Bên cạnh đó là đấu tranh, khắc phục những suy thoái về đạo đức, lối sống suy đồi làm ảnh hưởng chung đến những giá trị tốt đẹp của dân tộc.

Như vậy, khi đời sống vật chất và đời sống tinh thần của đồng bào Tày ở Lục Yên được nâng cao thì trình độ nhận thức của đồng bào về tự nhiên, xã hội, tư duy cũng được nâng lên một nấc thang mới. Từ đó, nâng cao dần dần một trình độ hiểu biết về tín ngưỡng nói chung và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nói riêng. Trên cơ ấy, đồng bào sẽ điều chỉnh thái độ và các hoạt động của

mình theo chiều hướng tính cực nhằm loại bỏ dần yếu tố mê tín dị đoan trong văn hóa tín ngưỡng của dân tộc mình.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả các hình thức tuyên truyền, vận động trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị tín ngưỡng nói riêng và truyền thống văn hóa người Tày nói chung.

Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục trong cộng đồng có vai trò rất quan trọng, bởi qua đó giúp đồng bào hiểu được cái đúng, cái sai, mặt tích cực, mặt tiêu cực của văn hóa tín ngưỡng. Đồng thời qua công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo đến được với đồng bào. Nôi dung tuyên truyền, vận động, giáo dục phải rõ rang, cụ thể và dễ hiểu và nên lồng ghép vào phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.

Bản thân tín ngưỡng thờ cúng là sản phẩm lâu đời của con người trong đời sống xã hội. Biểu hiện tiêu cực hay không tiêu cực là do thái độ và cách sử dụng văn hóa tín ngưỡng của mỗi người. Vì vậy, trong hoạt động thờ cúng tổ tiên cần loại bỏ dần các yếu tố tiêu cực như tính chất mê tín dị đoan, cuồng đạo, niềm tin mù quáng, lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi cá nhân hay phục vụ cho thế lực nào đó vi phạm pháp luật cũng như lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo chống phá nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Việc tuyên truyền, vận động, giáo dục để nhân dân thấy được vai trò xã hội cũng như bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ là việc đạo mà còn là việc đời, gắn bó mật thiết với cuộc sống hiện tại của đồng bào. Qua việc tuyên truyền để đồng bào lược bớt những nghi lễ rườm rà, lạc hậu, tốn kém về thời gian và tiền bạc. Tín ngưỡng là yếu tố thuộc về ý thức xã hội, nên nó thường biến đổi chậm hơn so với tồn

tại xã hội khi đó những yếu tố tiêu cực có thể cản trở, kìm nén sự phát triển kinh tế - xã hội.

Việc phát triển kinh tế phải gắn liền với việc đầu tư cở sở hạ tầng cho nông thôn, đặc biệt là hệ thống y tế và kiến thức chăm sóc sức khỏe cho đông bào. Để nhân dân nhận thấy việc chữa bệnh bằng hình thức cúng bái chỉ là biện pháp củng cố về mặt tinh thần, giải tỏa tâm lý, không khỏi được bệnh tật, không nên trông chờ vào sự che trở, vào sự cứu giúp của thần linh, tổ tiên. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này đòi hỏi sự chung tay của tất cả các ngành trong đó ngành giáo dục, y tế có vai trò quan trọng. Đây là cầu nối quan trọng nhằm đưa những kiến thức mới nhất đến được với đồng bào, từ đó trình độ nhận thức, hiểu biết của mỗi cá nhân được nâng lên để xóa bỏ dần những hạn chế, tiêu cực tồn tại trong văn hóa tín ngưỡng.

Để nhiệm vụ tuyên truyền, vận động có hiệu quả cần lựa chọn đội ngũ tuyên truyền viên thật sự am hiểu văn hóa, phong tục tập quán và ngôn ngữ của đồng bào, luôn đi sâu bám sát địa bàn, hiểu được tâm lý của đồng bào từ đó hiệu quả tuyên tuyền mới cao và có tác dụng tích cực. Thực hiện đúng chính sách của Đảng và nhà nước về xây dựng nếp sống văn minh trong tang ma, cưới hỏi và lễ hội gắn liền với biện pháp nêu gương tại địa phương đây là cơ sở thực hiện thành công nhiệm vụ tuyên truyền đặt ra.

Phương thức truyền tải tốt nhất cho đồng bào là thông qua trao đổi tiếp xúc, tuyên truyền qua văn, thơ, hò vè được sáng tác theo chủ đề. Tuyên truyền phải thống nhất thông qua tất cả các cơ quan đoàn thể ở địa phương và thông qua việc thuyết phục các già làng, trưởng bản, những người có uy tín tại địa phương đặc biệt là đội ngũ thầy cúng làm theo đường lối, chỉ thị, chính sách, pháp luật về tôn giáo tín ngưỡng của Đảng và nhà nước.

Thứ ba, tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn di sản văn hoá của các dân tộc; thống kê, lập hồ sơ các di sản văn hóa; khuyến khích tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nghiên cứu, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di

sản văn hóa phi vật thể; áp dụng các biện pháp cần thiết của chính quyền các cấp để bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, ngăn chặn nguy cơ làm mai một, sai lệch hoặc thất truyền. Có chính sách tạo điều kiện bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc. Khuyến khích sưu tầm, biên soạn, dịch thuật, thống kê, phân loại và lưu giữ các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian...

Trong thời gian qua, việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa đã được các cấp, các ngành trong tỉnh hết sức quan tâm và giữ gìn. Việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa đòi hỏi sự sáng tạo và khả năng linh hoạt cho từng di sản văn hóa cụ thể. Những kết quả ấy được thể hiện trên các mặt: bảo tồn, trùng tu di tích; bảo tồn văn hóa phi vật thể; bảo tồn và khai thác hệ thống di sản tư liệu, di sản cổ vật; bảo tồn, tôn tạo cảnh quan môi trường các khu di sản; hợp tác quốc tế, ứng dụng thành tựu khoa học bảo tồn và đào tạo nguồn nhân lực; phát huy giá trị di sản. Văn hóa tín ngưỡng cũng là một bộ phận của văn hóa phi vật thể nên cũng cần được coi trọng đầu tư đúng mức. Việc gắn du lịch với văn hóa tín ngưỡng, tâm linh lành mạnh đang là hướng đi đúng đắn cho từng địa phương, đây là tiền đề phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước. Việc bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc phải bắt nguồn từ thực tiễn và từ chính những người đang sử hữu những giá trị tinh thần tuyệt vời đó. Chính vì nhận thức được rằng các giá trị văn hóa, không phải chỉ nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, học tập đơn thuần, mà còn có khả năng đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương và cả nước, nên ngoài sự quan tâm của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, các di sản thế giới còn nhận được sự tham gia ngày càng tích cực của cộng đồng vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Tuy nhiên, tuỳ theo cách hiểu và cách tiếp cận của mỗi đối tượng mà di sản được đầu tư, khai thác theo những chiều hướng khác nhau, do đó những tác động tích cực đối với sự phát triển bền vững của di sản cũng nhiều, nhưng tác động tiêu cực đối

với di sản cũng không ít. Nhiệm vụ của những tổ chức, cá nhân làm công tác quản lý liên quan đến di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở các cấp, các ngành là cần xem xét điều chỉnh để những yếu tố tích cực ngày càng được phát huy, những tác động tiêu cực đối với văn hoá tín ngưỡng ngày càng được kiểm soát tốt hơn, tiến tới triệt tiêu hẳn các yếu tố tiêu cực, nhằm tạo sự ổn định, bền vững cho sự phát triển của văn hóa tín ngưỡng nói riêng và văn hóa phi vật thể nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng thờ cúng của người tày ở lục yên yên bái (Trang 74 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)