Xu hướng biến đổi tín ngưỡng thờ cúng của người Tày ở Lục Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng thờ cúng của người tày ở lục yên yên bái (Trang 60 - 74)

8. Kết cấu của đề tài

2.1. Xu hướng biến đổi tín ngưỡng thờ cúng của người Tày ở Lục Yên

Thứ nhất, xu hướng thêm nhiều thủ tục rườm rà, phô trương, lãng phí vẫn còn tồn tại gắn liền với đó là tư tưởng mê tin dị đoan.

Phát huy truyền “ Uống nước nhớ nguồn”, "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và vì "Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu" đề cao và ghi nhớ công ơn của ông bà tổ tiên, dòng họ là đáng chân trọng. Tuy nhiên quá trình thực hành thờ cúng tổ tiên ở Lục Yên hiện nay có yếu tố đã làm này sinh sai lệch không đáng có, những hiện tượng tiêu cực xuất hiện. Chẳng hạn những dòng họ lớn, nhiều đời làm quan, lắm công thần, nhiều con cháu học hành đỗ đạt, kinh tế khá giả… nên con cháu muốn phô trương thanh thế bằng cách làm lễ tang ma to, xây lăng mộ tốn kém. Thêm vào đó là khôi phục những phong tục nghi lễ cúng phức tạp, mất nhiều thời gian, sức khỏe, tiền bạc nhiều khi phản văn hóa và mang màu sắc mê tín dị đoan.

Có những gia đình tổ chức lễ mừng thọ cho người già không chỉ đơn thuần là hành động báo hiếu, chúc thọ cha mẹ để cha mẹ mạnh khỏe, sống lâu với con cháu mà đan xen vào đó là hành vi thực dụng, làm cỗ mời với mục đích là đạt cao nhất về lợi ích kinh tế. Ngoài ra nhiều gia đình còn gây bất hòa trong việc tranh giành quyền làm lễ mừng thọ cho ông bà, cha mẹ. Bên cạnh đó việc tổ chức linh đình, gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến làng xóm xung quanh và làm mất đi ý nghĩa cao đẹp của lễ mừng thọ.

Ngoài ra trong các lễ tang ma, cưới hỏi… xen kẽ các nghi thức cúng lễ rất trang trong uy nghiêm thì các thành viên vẫn tụ tập để uống rượu say dẫn đến nảy sinh những mâu thuẫn gây mất đoàn kết trong các buổi lễ. Trong đám

tang, hiếu hỷ mọi người đến tham dự còn tranh thủ thời gian rảnh để sát phạt nhau trên chiếu bạc với các hình thức như : sóc đĩa, tổ tôm, ba cây… Đây là những việc làm vi phạm pháp luật, ảnh hưởng không nhỏ đến tính linh thiêng trong các nghi lễ thờ cúng.

Ngoài xu hướng thiên về hình thức, phô trương lãng phí thi trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Lục Yên hiện nay vẫn tồn tại yếu tố mê tín dị đoan. Nhiều người quá tin vào sự phù hộ độ trì, sự che trở giúp đỡ của tổ tiên nên bất cứ làm việc gì dù to hay nhỏ củng phải khấn vái tổ tiên. Thậm chí, họ còn đi xem bói và nhờ thầy cúng về làm lễ, giải hạn và làm lễ cầu an cho gia đình, dòng họ. Đôi khi gia đình có người hay ốm đau hoặc có chuyện bất thường sảy ra họ cũng mời thầy cúng về làm lễ gia tiên. Cũng chính vì tin vào giờ xấu, tốt mà người Tày đã hình thành tập quán quản xác chết lâu ngày trong nhà, đặc biệt là những người cao tuổi, rồi từ niềm tin mê muội, mù quáng, viển vông sự trên sự suy luận đã làm xuất hiện các hiện tượng gọi hồn, đốt vàng mã, mời thầy cúng bốc bát nhang, cúng giỗ, cầu siêu, giải hạn… trong hoạt động thờ cúng tổ tiên. Những người hành nghề bói toán, gọi hồn đã lôi kéo những người nhẹ dạ cả tin tham gia để chuộc lợi, gây ra tình trạng hư hư thực thực làm cho đời sống tinh thần người Tày hoang mang, bất ổn ở nhiều địa bàn, họ tộc, gia đình, gây bất hòa, chia rẽ, tổn thất tiền của, thời gian, sức khỏe và gieo rắc sự hoang mang cho đồng bào.

Trong các nghi thức cúng tang ma còn nhiều mục rườm rà, mất nhiều thời gian để thực hiện và gây tổn hao về sức khỏe, ví như khi người thầy cúng Tào, Then , Pụt qua đời thì nghi lễ cúng bái được tiến hành trong nhiều ngày, con cháu phải túc trực bên quan tài nhiều ngày, các con dâu phải ăn chay trong suốt thời gian đó…

Có thể nói rằng, hoạt động thờ cúng tổ tiên với những tư tưởng lành mạnh đang bị biến dạng và bị hình thức mê tín dị đoan lấn át. Thực hiện nghi thức thờ cúng chỉ hướng vào việc cầu may, mong sung sướng, an lạc, tai qua

nạn khỏi… làm cho họ mất dần sự tự tin thiếu tính tích cực chủ động sáng tạo trong cuộc sống. Những hủ tục, nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người Tày mang nhiều yếu tố mê tín dị đoan trong giai đoạn hiện nay đang có khuynh hướng khôi phục và phát triển trong cộng đồng dân cư. Khuynh hướng này biểu hiện rất phức tạp và đa dạng, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như : trình độ dân trí thấp, ảnh hưởng của thói quen, tâm lý của những người cao tuổi, sự buông lỏng của cơ quan quản lí nhà nước, thiếu sự giáo dục nếp sống mới chưa đầy đủ và kịp thời…

Như vậy, bản thân mọi giá trị không phải là bất biến mà nó luôn biến đổi cùng tiến trình lịch sử. Những giá trị đạo đức trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có thể nói là vĩnh hằng cùng với sự tồn tại và phát triển của dân tộc Tày, song bản thân tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hiện nay cũng chứa đựng trong đó những hạn chế, bởi nó là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp, văn minh làng xã trong lịch sử. Vì vậy việc kế thừa những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống đòi hỏi phải được kết hợp với những giá trị văn hóa, đạo đức tiến bộ. Nhiều nội dung mới cần được đưa thay thế những hủ tục lạc hậu, mê tín sao cho truyền thống tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất hiện đại. Hiếu với tổ tiên, ông bà, cha mẹ cần được nâng lên một tầng cao mới chứa đựng cái chân, thiện, mỹ; Lòng nhân ái, bao dung phải được nâng lên thành chủ nghĩa nhân đạo; Tính cộng đồng cần được kết hợp với chủ nghĩa tập thể, lòng yêu nước gắn liền với chủ nghĩa xã hội; Tính cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất phải gắn với long tự tin, ý thức làm chủ khoa học kĩ thuật, công nghệ hiện đại. Có như vậy thì những giá trị đạo đức truyền thống, trong đó có những giá trị đạo đức trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mới có ý nghĩa tích cực trong việc giữ gìn và xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Việt nói chung và cộng đồng dân tộc Tày ở Lục Yên nói riêng. Để định hướng hoạt động thờ cúng tổ tiên, phát huy những mặt tích cực và loại bỏ dần những mặt tiêu cực thì cần còn có những

phương hướng và giải pháp đồng bộ, khoa học gắn với thực tiễn trong hoạt động thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Lục Yên hiện nay.

Thứ hai, nhiều giá trị về âm nhạc, thơ ca trong các nghi lễ thờ cúng dần mất đi và xu hướng phục dựng các nghi lễ có giá trị về mặt nghệ thuật và nhân văn.

Trong nhịp sống hiện đại khi mà nhiều yếu tố văn hóa nghệ thuật cổ tuyền của người Tày đang mất dần do môi trường diễn xướng không còn thì các hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng chính là môi trường tốt nhất cho việc bảo lưu và nuôi dưỡng các hình thức văn hóa nghệ thuật của người Tày. Khi nghiên cứu về các hệ thống tín ngưỡng truyền thống ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Thụy Loan đã khái quát : Tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những môi trường quan trọng cho sự sáng tạo và nảy sinh âm nhạc [ 39, tr 65].

Sinh hoạt tín ngưỡng của người Tày ở Lục Yên cũng là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của dân tộc. Thông qua các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng đặc biệt trong tang ma, các thầy Tào không chỉ đóng vai trò là người bảo trợ đời sống tâm linh cho cộng đồng mà còn là người diễn xướng, trình diễn các loại hình dân tộc thông qua quá trình hành lễ của họ. Trong khi hành lễ người thầy cúng được cho như là một nghệ sĩ dân gian và hội tụ đầy đủ các yếu tố như : nghệ thuật biểu diễn, hát, múa, diễn xướng, nghệ thuật ngữ văn dân gian, văn tự cổ, nghệ thuật tao hình… Trong tang ma của người Tày luôn xuất hiện của các loại hình ca múa nhạc và diễn xướng. Tác giả Hà Đình Thành cho rằng, có thể phân chia âm nhạc dân gian Tày-Nùng làm hai loại : âm nhạc mang tính chất đời thường và âm nhạc mang tính chất tín ngưỡng. Âm nhạc mang tính chất tính ngưỡng có vai trò quan trọng về số lượng và chất lượng, âm nhạc đời thường có khi cúng có nguồn gốc từ âm nhạc mang tính chất tín ngưỡng. Âm nhạc mang tính chất tín ngưỡng bao gồm : hát cúng và hát tang. Trong khi hát có sự tham gia của các

loại hình nhạc cụ như: đàn tính, sáo, trống, chuông, nhạc sóc, chiêng…hát cũng la hát các thầy cúng như : Then, Tào, Pụt.

Trong nhạc tang lễ của đồng bào Tày ở Lục Yên, ngoài thầy Tào còn có một đội ngũ nghệ nhân tham gia diễn tấu các nhạc cụ. Nhạc tang ma thường xuyên sử dụng hình thức diễn tấu tốp, tuy nhiên có những lúc tấu đơn: hát đi với một nhạc cụ đệm. Trong quá trình làm lễ Thầy Tào và đội ngũ cộng sự phải thể hiện theo bài bản, thay đổi âm thanh theo nghi lễ, khi thì trống, thanh la, sáo , kèn… Người hòa tấu âm thanh được luyên tập bài bản, kỹ lưỡng vì họ quan niệm những lỗi nhạc thường ngày có thể tha thứ nhưng lỗi nhạc trong đưa tiễn linh hồn không thể sơ sài và bỏ qua.

Nhạc tang được coi là phương tiện giao tiếp với tổ tiên thần linh. Vì vậy, tùy từng nghi lễ thì thày cúng tấu các âm điệu khác nhau. Như vậy nhạc tang lễ tạo thêm cho tang ma ý nghĩa nhân văn mang tính cộng đồng và là một dạng thức hoạt động văn hóa hơn là tang lễ.

Tang ma của người Tày ở Lục Yên còn hàm chứa các giá trị nghệ thuật và diễn xướng. Thông qua các mục diễn xướng, những điệu múa làm yên lòng người chết do thầy Tào và các cộng sự thực hiện, nghê thuật diễn xướng gắn với tâm linh an ủi cả người ra đi lẫn người ở lại.

Đối với mỗi hình thức nghi lễ cụ thể sẽ có những quy định riêng về lễ vật đi kèm, đây có thể coi là hình thức tạo hình rất đặc sắc của người Tày. Những lễ vật đi kèm được tạo ra cầu kỳ, trang trí theo họa tiết dân gian biểu hiện sinh động về vũ trụ, thiên nhiên, con người. Những lễ vật được tạo ra trong các nghi lễ rất đa dạng như: nhà tang bằng tre nứa, cây tiền, cây hoa, ngựa giấy, hình nhân…

Trong các nghi lễ, không thể thiếu bộ tranh thờ có khi 37 bức, trong đó có Tam thập điện 22 bức, chia làm ba hàng ngang là các chư phật trên cõi niết bàn ở cao nhất, tiếp theo đến thiên đình (tầng thứ hai) có Ngọc Hoàng thượng đế, thiên phủ, địa phủ..., tầng thứ ba là các vị Thành Đốc, Thánh Tề, Tử Sử Hữu Tướng. Chia đều hai bên có 10 bức tranh về 10 cửa điện qua các ông vua

âm xử tội, tiếp đến 5 cửa ngục với mục đích làm cho người chết được siêu thoát, đi qua các cửa điện, xử đúng người, đúng tội, đưa về nơi quy định không bị lưu lạc trên trần gian và quấy nhiễu con cháu.

Đối với lễ cấp sắc, người cấp là thầy cúng cấp sắc sử dụng tranh thờ gồm các bức trong Tam thập điện như: Ba chư Phật, Quan Âm Bồ Tát, Nam Tào, Bắc Đẩu, Nhi Thập Bát Tú Tinh Quân gồm 22 bức đại diện tam giới về chứng kiến và công nhận cho người được cấp trở thành Pụt, thành Thầy để đi giúp các gia đình có công việc như: ma chay, giải hạn, cấp sắc...

Bộ tranh thờ người Tày Lục Yên có từ rất lâu, truyền từ đời này sang đời khác trong những gia đình làm thầy Tào, Pụt, Then. Các bộ tranh này do các thầy cúng trực tiếp vẽ hoặc nhờ người vẽ với yêu cầu khắt khe, nghiêm ngặt. Chẳng hạn như khi vẽ phải ăn chay, chọn ngày lành tháng tốt, kiêng khem mọi thứ; nói cách khác phải hiểu biết, có năng khiếu và có niềm tin vào tín ngưỡng.

Bộ tranh thờ của người Tày Lục Yên có những nét chung của tranh thờ miền núi phía bắc, ngoài ra mang đậm bản sắc của dân tộc Tày tại Yên Bái. Bằng ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình như bố cục, đường nét, màu sắc và chất liệu, tranh thờ của người Tày ở Lục Yên có những giá trị thẩm mỹ riêng, mang đậm tính nghệ thuật dân gian truyền thống, ẩn chứa nét đẹp huyền bí, ma thuật, tạo nên hình tượng các vị thần linh oai nghiêm, dũng mãnh. Qua các bức tranh, ta thấy được lịch sử ra đời, sự tiếp nối của quá khứ và hiện tại, sự gìn giữ và phát triển, sáng tạo của các thầy Then, Tào, Pụt. Các bức tranh có giá trị nghệ thuật cao, thể hiện lối vẽ dân gian, đồng hiện, tạo nên bố cục thuận mắt, đường nét uyển chuyển nhưng dân giã, màu sắc sử dụng các chất liệu có sẵn trong tự nhiên được các thày cúng tạo nên bằng kinh nghiệm dân gian và sáng tạo cá nhân. Tuy vậy, hiện nay nhiều bức tranh đã hư hỏng theo thời gian, quá trình khôi phục và truyền dạy cho con cháu những nét vẽ nghệ thuật này đang gặp nhiều khó khăn.

Trong quá trình phát sinh và phát triển của văn hóa tín ngưỡng của người Tày ở Lục Yên thì các hình thức diễn xướng trong Then, Pụt có một vị trí quan trọng và trải qua nhiều bước thăng trầm. Tuy không phát triển rực rỡ như ở Cao Bằng, Bắc Cạn nhưng những giá trị của Then, Pụt ở đây vẫn tồn tại trong đời sống văn hoá tinh thần của người Tày đặc biệt là trong các nghi thức cúng lễ và được các thầyTào, Mo, Then, Pụt sử dụng một cách thành thạo. Trong lễ giải hạn của người Tày thường được tổ chức vào mùa xuân, nhất là dịp sau tết nguyên đán, khi vào thời điểm cỏ cây, hoa lá trong rừng nở rộ, các gia đình người Tày lại tìm gặp thầy Then, thầy Pụt để xem ngày lành, sau đó tiến hành chuẩn bị lễ vật và đi đón các thầy Then, thầy Pụt đến nhà để làm lễ cúng giải hạn cho con cháu trong gia đình, nhằm xua đuổi cái xấu, cầu mong mội năm mới an lành, mùa màng bội thu. Trong quan niệm của người Tày, thành phần quan trọng nhất trong lễ giải hạn chính là thầy Then, thầy Pụt, họ là người được cộng đồng tin tưởng, xem là người có khả năng nói chuyện, giao tiếp với thế giới tâm linh, những người đã khuất. Thông qua nhãn quan của các thầy Then, thầy Pụt thì thế giới tâm linh hiện lên thật rõ ràng, rành mạch bao gồm cõi trời, cõi đất, và cõi nhân gian.

Thưởng thức một canh diễn xướng Then, Pụt người ta không chỉ đơn thuần nghe hát, nghe nhạc, xem múa mà cả người tổ chức những cảnh hát Then, Pụt và những người đến thưởng thức đều cùng trong tâm thế chờ đợi, hy vọng, gửi gắm vào đó những yếu tố tâm linh nhất định. Những yếu tố tâm linh trong nghệ thuật diễn xướng Then, Pụt ở Lục Yên thường được gắn với những nghi lễ cụ thể trong từng cảnh diễn xướng.

Người Tày ở Lục Yên -Yên Bái là một tộc người có nền văn hóa lâu đời và độc đáo, được đánh giá là rất đặc sắc và còn lưu giữ được nhiều yếu tố truyền thống có giá trị. Hát Pựt được đánh giá là một yếu tố tinh thần quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người Tày. Pựt là một trường thơ dân gian của cộng đồng người Tày được chuyển thành lời ca, dưới sự thể hiện của

thầy cúng có tên là Pụt. “Khảm hải” (là một đoạn trong pựt ) được hiểu là sông Ngân (Ngân Hà) trên trời, là một địa danh tồn tại trong tâm thức của tộc người Tày. Bản chất của nghi lễ Khảm hải thực chất là tục cầu cúng giải hạn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng thờ cúng của người tày ở lục yên yên bái (Trang 60 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)