Về xây dựng thể chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hợp tác thượng hải quá trình hình thành, phát triển và triển vọng (Trang 65 - 68)

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA S.C.O 2.1 Tình hình phát triển của S.C.O trong 10 năm qua

2.2.1. Về xây dựng thể chế

a. Cơ cấu tổ chức ngày càng kiện toàn

Sau 10 năm phát triển cơ cấu của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ngày càng hoàn thiện hơn.

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải bao gồm các cơ quan thể chế sau : 1- Hội đồng nguyên thủ quốc gia , 2- Hội đồng người đứng đầu chính phủ , 3- Hội đồng bộ trưởng ngoa ̣i giao , 4- Ban thư ký (có tru ̣ sở ở Bắc Kinh , Trung Quốc), 5- Cơ cấu chống khủng bố khu vực - RAST (trụ sở chính ta ̣i Tasken, Uzbekistan)

* Hội đồng nguyên thủ Quốc gia (The Council of Heads of State) là cơ quan đưa ra quyết định cao nhất của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Cơ quan này họp tại các Hội nghị Thượng đỉnh được tổ chức mỗi năm một lần luân phiên tại thủ đô của các nước thành viên xác định theo thứ tự chữ cái tiếng Nga của các tên của các thành viên S.C.O. Một cuộc họp của Hội đồng được chủ trì bởi người đứng đầu Nhà nước.

* Hội đồng những người đứng đầu chính phủ (The Council of Heads of Government) là hội đồng cấp cao thứ hai của tổ chức này. Hội đồng này cũng được tổ chức các hội nghị hàng năm được chủ trì bởi người đứng đầu chính phủ (Thủ Tướng). Đây là thời gian các nước thành viên thảo luận về các vấn đề hợp tác đa phương. Hội đồng phê duyệt ngân sách của tổ chức, xem xét, quyết định các vấn đề chính, đặc biệt về kinh tế.

* Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao (The Council of Foreign Ministers) cũng được tổ chức thường xuyên. Hội đồng Bộ trưởng Ngoại giao sẽ xem xét các vấn

đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của tổ chức, chuẩn bị các cuộc họp của Hội đồng Nguyên Thủ Quốc gia và tham vấn về các vấn đề quốc tế thuộc tổ chức.

Hội đồng thường được họp một tháng trước khi một cuộc họp của Hội đồng Nguyên thủ Quốc gia được tiến hành. Các cuộc họp bất thường của Hội đồng Bộ trưởng Ngoại giao sẽ được triệu tập theo sáng kiến của ít nhất hai quốc gia thành viên và khi có sự đồng ý của Bộ trưởng Ngoại giao của tất cả các quốc gia thành viên khác. Các địa điểm họp đột xuất được xác định theo thoả thuận.

* Hội đồng các cơ quan điều phối quốc gia (The Council of National Coordinators): Giống như đúng tên gọi của mình, Cơ quan điều phối quốc gia có trách nhiệm điều phối các hoạt động hợp tác đa phương của các quốc gia thành viên dựa trên cơ sở Hiệp định khung của Hiến chương S.C.O.

Cơ quan này chuẩn bị cho các cuộc họp của Hội Đồng Những người đứng đầu Chính Phủ và Hội Đồng Bộ trưởng Ngoại giao. Điều phối viên quốc gia sẽ được chỉ định của từng nước thành viên theo thủ tục nội bộ.

Hội đồng tổ chức cuộc họp ít nhất ba lần một năm. Một cuộc họp của Hội đồng được chủ trì bởi các điều phối viên quốc gia.

* Ban thư ký của S.C.O (The Secretariat of the SCO) là cơ quan hành chính của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải được đặt tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Nó phục vụ cho việc thực hiện các quyết định và các sắc lệnh, dự thảo các văn kiện được đề xuất, có chức năng lưu lại các văn kiện hồ sơ cho tổ chức, sắp xếp các hoạt động trong khuôn khổ hiệp định khung, phổ biến các thông tin về S.C.O và chuẩn bị các đề xuất về ngân sách hàng năm của Tổ chức.

Ban Thư ký do Tổng Thư ký đứng đầu sẽ được bổ nhiệm bởi Hội đồng Nguyên Thủ Quốc gia và đề cử của Hội đồng Bộ trưởng Ngoại giao. Hiện nay Tổng thư ký của S.C.O là Muratbek Imanaliev của Kyrgyzstan.

Thư ký điều hành bổ nhiệm trong số các công dân của quốc gia thành viên trên cơ sở luân phiên theo thứ tự chữ cái tiếng Nga của các thành viên, thời hạn ba năm mà không có quyền được tái bổ nhiệm trong khoảng thời gian khác.

Các quốc gia thành viên phải cam kết tôn trọng các đại biểu của Ban thư ký và nhiệm vụ của họ, không được gây bất kỳ ảnh hưởng nào khi họ thực hiện chức năng chính thức.

* Cơ cấu chống khủng bố khu vực (The Regional Anti – Terrorist Structure – RATS) đặt trụ sở tại Tashkent của Uzebekistan, là cơ quan thường trực của S.C.O với nhiệm vụ tăng cường hợp tác giữa các thành viên nhằm chống lại ba kẻ thù chính là chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa cực đoan. Lãnh đạo của RATS được bầu với nhiệm kỳ là ba năm. Mỗi nước thành viên sẽ cử một đại diện tới tổ chức này [4].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hợp tác thượng hải quá trình hình thành, phát triển và triển vọng (Trang 65 - 68)