Những quan điểm chỉ đạo việc thực hiện chính sách dân tộc về văn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay (Trang 78 - 86)

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

3.1. Những quan điểm chỉ đạo việc thực hiện chính sách dân tộc về văn

3.1. Những quan điểm chỉ đạo việc thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay hóa ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay

Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” ra đời là sự kế thừa và phát triển đường lối của Đảng , tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, thể hiện bước chuyển quan trọng về tư duy lý luận, năng lực đúc kết thực tiễn những năm đầu đổi mới; có tầm nhìn sâu rộng, chứ đựng nhiều giá trị tư tưởng, khoa học và nhân văn. Nghị quyết này có ý nghĩa chiến lược quan trọng, định hướng chỉ đạo quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và ngày nay là thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế.

Việc ban hành Nghị quyết Trung ương Đảng lần 9 khóa XI “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Nghị quyết này thể hiện rõ, sâu sắc các chủ trương và quan điểm chỉ đạo: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; là mục tiêu, động lực và nguồn nội sinh quan trọng của sự phát triển bền vững đất nước; nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng tiêu biểu là dân tộc, nhân văn, dân chủ, khoa học; trong xây dựng văn hóa, lấy chăm lo thường xuyên việc xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, lành mạnh làm cốt lõi, trọng tâm; xây dựng môi trường văn hóa một cách đồng bộ, trong đó có vai trò rất quan trọng của gia đình và cộng đồng, văn hóa trong chính trị, văn hóa trong kinh tế; xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà

nước quản lý, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ giữ vai trò quan trọng; là sự nghiệp lâu dài cần được tiến hành đồng bộ, sáng tạo và kiên trì.

Trên cơ sở kế thừa, bổ sung, phát triển các quan điểm của Đảng đã được nêu trong Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943, trong Cương lĩnh chính trị xây dựng đất nước và trong một số Nghị quyết của nhiệm kỳ đại hội Đảng trước đó, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, chính quyền Lạng Sơn đã xác định quan điểm chỉ đạo cơ bản về việc thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa như sau:

3.1.1. Thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn phải đồng thời với thực hiện chính sách dân tộc về tất cả các lĩnh vực khác và đặt trong tổng thể thực hiện chính sách phát triển chung của toàn Tỉnh.

Quan điểm này định hướng cho việc thực hiện đồng bộ các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa – xã hội ở miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời cho mấy quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc là một hệ thống chính sách tác động vào các dân tộc và quan hệ tộc người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Không thể tách biệt thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ra khỏi ra khỏi tổng thể thực hiện chính sách phát triển chung của toàn tỉnh.

Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đang đứng trước những thách thức to lớn, trong đó có những vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải có nhận thức đúng và giải quyết một cách hợp lý mối liên hệ giữa phát triển văn hóa với phát triển kinh tế, phát triển văn hóa không thể tách rời phát triển xã hội đồng thời phải hướng tới sự phát triển hài hòa giữa kinh tế, chính trị, văn hóa. Tăng trưởng kinh tế phải gắn với phát triển văn hóa, giải quyết các vấn đề xã hội nhằm mục đích phát triển bền vững. “Nếu một quốc gia nào đó hay một địa phương nào chỉ chú trọng đến tốc độ phát triển kinh tế mà không chú ý đến chất lượng tăng trưởng của cuộc sống, không chú ý đến bảo tồn và phát huy, phát triển những giá trị

văn hóa thì hậu quả sẽ đánh mất chính mình” [32,tr.473]. Như vậy văn hóa và kinh tế phải hòa quyện vào nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau cùng phát triển, văn hóa và kinh tế phải đảm bảo cho xã hội phát triển lành mạnh. Chỉ có sự phát triển nhịp nhàng giữa kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và bảo vệ môi trường thì mới tạo ra được sự phát triển hài hòa giữa văn minh vật chất và văn minh tinh thần, mới đảm bảo cho sự phát triển của đất nước nhanh và bền vững.

Trong quan điểm này Đảng ta xác định vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp đổi mới, đó là “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”. Bởi văn hóa là nét đặc trưng riêng, là truyền thống, là bản sắc, là tinh thần, cốt cách của một dân tộc, là nền tảng là gốc rễ của một xã hội, một dân tộc, một quốc gia. Ở Việt Nam, trải qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã hình thành một nền văn hóa giàu bản sắc truyền thống dân tộc. Con người Việt có những đức tính nổi bật đó là: yêu nước, thương nòi, đoàn kết, có ý chí tự lực tự cường dân tộc. Ngày nay việc Đảng ta đề ra quan điểm trên và yêu cầu toàn Đảng, toàn dân xây dựng nền tảng tinh thần của dân tộc, thống nhất ý chí và bản lĩnh của dân tộc nhằm cùng nhau đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Đảng ta cũng chỉ rõ giữa kinh tế và văn hóa có mối quan hệ biện chứng với nhau, đó là “Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”. Một đất nước nếu chỉ tập trung cho sự phát triển kinh tế mà không quan tâm đến lĩnh vực văn hóa thì xã hội sẽ không có sự phát triển bền vững. Vì vậy có thể nói rằng: Quan điểm coi văn hóa là mục tiêu, là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội là quan điểm khoa học, hiện đại và mang tính thực tiễn cao trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa gắn với kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế hiện nay.

Thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa đồng thời với thực hiện chính sách dân tộc trên tất cả các lĩnh vực trong tổng thể thực hiện các chính sách phát triển chung của toàn tỉnh cũng thể hiện quan điểm phát triển toàn diện,

trong Nghị quyết Trung ương lần thứ bảy (khóa IX) của Đảng ta về công tác dân tộc khẳng định: “Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi, gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc”.

3.1.2. Thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn cần vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Trong Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa VIII Đảng ta đã khẳng định: “Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc là nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện đại có sự thống nhất hữu cơ giữa tính “tiên tiến” và “đậm đà bản sắc dân tộc”. Đây là kết quả của việc tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng và phát triển nền văn hóa mới của Đảng Cộng sản Việt Nam trong gần 80 năm qua.

Tiên tiến ở đây là yêu nước và tiến bộ, mà nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người. Nền văn hóa tiên tiến cũng là nền văn hóa hiện đại về nội dung, hình thức thể hiện cũng như hiện đại về cơ sở vật chất kĩ thuật để truyền tải nội dung. Đồng thời tính chất tiên tiến phải thống nhất hữu cơ với tính chất dân tộc.

Bản sắc dân tộc là cái cốt cách, cái hồn dân tộc, là văn hoa của cái cây văn hóa dân tộc, nó thể hiện sự kết tinh của quá trình tiến hóa tiến hóa văn hóa dân tộc, nó tổng hòa các sợi chỉ đa màu của tấm vải văn hóa, là sắc màu, sắc hương của bông hoa văn hóa dân tộc [46,tr.52]. Bản sắc dân tộc thể hiện trong các lĩnh vực của đời sống xã hội: cách tư duy, cách sống, cách sáng tạo trong văn hóa, khoa học, nghệ thuật,... nhưng được thể hiện sâu sắc nhất trong hệ giá trị của dân tộc. Hệ giá trị là những gì nhân dân quan tâm, là niềm tin mà nhân dân cho là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Khi được chuyển thành

các chuẩn mực xã hội, nó định hướng cho sự lựa chọn trong hành động của cá nhân và cộng đồng. Vì vậy, nó là cơ sở tinh thần cho sự ổn định xã hội và sự vững vàng của chế độ ta.

Tính tiên tiến và và tính bản sắc đã tạo nên đặc trưng của văn hóa Việt Nam, thấm đượm trong mọi hoạt động, sáng tạo vật chất, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật... sao cho trong mọi hoạt động chúng ta có tư duy độc lập, có cách làm vừa hiện đại vừa mang bản sắc Việt Nam. Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế phải tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, song phải luôn phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc.

Để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc chúng ta phải chủ trương mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa dân tộc khác để bắt kịp với sự phát triển của thời đại. Chủ động tham gia hội nhập và giao lưu văn hóa với các quốc gia để xây dựng những giá trị mới của nền văn hóa Việt Nam đương đại. Đồng thời phải chống những cái lạc hậu, lỗi thời trong phong tục tập quán và lề thói cũ.

Nước ta có 54 dân tộc anh em, trong đó mỗi dân tộc đều có những giá trị văn hóa mang các sắc thái khác nhau. Các giá trị và các sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú cho nền văn hóa Việt Nam. Vận dụng quan điểm trên trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã luôn quan tâm giữ gìn, khai thác, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh; đồng thời tích cực tố chức các hoạt động giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và tiếp thu các hình thức văn hóa mới nhằm góp phần làm giàu thêm cho nền văn hóa xứ Lạng.

3.1.3. Thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn phải trên cơ sở quán triệt nguyên tắc chung về chính sách dân tộc của Đảng là: Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, yêu thương, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Đây là quan điểm nhất quán được khẳng định từ trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội đại biểu

tòn quốc lần thứ VII của Đảng ta thông qua năm 1991: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ gắn bó nhất với sự phát triển chung của cả cộng đồng các dân tộc Việt Nam”.

Văn kiện Đại hội VIII của Đảng nêu rõ “thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tương trợ” giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng ta (khóa IX) về công tác dân tộc cũng tiếp tục khẳng định quan điểm: “Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI cũng đã khẳng định: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam”.

Các văn kiện Đảng ta đều coi những nội dung: bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau trong một chỉnh thể thống nhất, biện chứng, trong đó “bình đẳng” được đặt lên vị trí hàng đầu như là tiền đề của đoàn kết và tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc trong nước. Bình đẳng phải được thực hiện toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thì mới xây dựng được khối đại đoàn kết cộng đồng các tộc người trong một quốc gia đa dân tộc. Việc tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau cũng trên tinh thần bình đẳng, giúp đỡ giữa các dân tộc đa số với tộc người thiểu số và ngược lại, đồng thời, ngay trong nội bộ các dân tộc thiểu số cũng phải có trách nhiệm, giúp đỡ lẫn nhau nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các tộc người.

Ở tỉnh Lạng Sơn có 7 thành phần dân tộc chính gồm Nùng, Tày, Kinh, Dao, Sán Chay, Mông và một số ít dân tộc khác. Trong 15 năm, quán triệt

quan điểm này của Đảng, cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở luôn quan tâm, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho các dân tộc giữ gìn và phát huy vốn văn hóa truyền thống riêng của dân tộc mình. Cộng đồng các dân tộc trong tỉnh sống xen kẽ, bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau trong cuộc sống và cùng nhau trao đổi, giao lưu văn hóa. Qua đó, đã góp phần hình thành nên một nền văn hóa xứ Lạng phong phú, đa dạng trong thống nhất và đậm đà bản sắc dân tộc, trở thành một trong bảy tiểu vùng văn hóa đặc sắc của cả nước.

3.1.4. Thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn là trách nhiệm của các dân tộc do Đảng bộ tỉnh lãnh đạo, trong đó bộ phận các cơ quan chức năng và đội ngũ tri thức của tỉnh giữ vai trò quan trọng

Trong quan điểm này, Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn đã khẳng định động lực và nguồn lực để xây dựng và phát triển văn hóa đó là: Mọi người dân Việt Nam đều phải tham gia xây dựng và phát triển văn hóa nước nhà. Liên minh công nhân, nông dân, trí thức là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân, đồng thời cũng là động lực chính tham gia và thực hiện sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Nghị quyết số 27 ngày 6/8/2009 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa X) đã nhấn mạnh: “Trí thức Việt Nam là động lực sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay (Trang 78 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)