Những nhân tố tác động đến chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay (Trang 29 - 47)

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

1.2. Những nhân tố tác động đến chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh

trang tin ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch,...thì quá trình giao lưu văn hóa của tỉnh sẽ có nhiều khởi sắc.

Do vậy, việc thực hiện tốt chính sách dân tộc về văn hóa đóng một vai trò không nhỏ, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, cải thiện, và nâng mức sống đối với đồng bào các dân tộc, từng bước xóa bỏ sự chênh lệch giữa các dân tộc về trình độ phát triển do lịch sử để lại; giữ vững ổn định trật tự an toàn xã hội, củng cố vững chắc an ninh quốc phòng, từng bước đổi mới bộ mặt nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh.

1.2. Những nhân tố tác động đến chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn Lạng Sơn

1.2.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Lạng Sơn

“Từ thời Hùng Vương vùng đất này có tên gọi là Lục Hải, trải qua bao biến cố của lịch sử, tên gọi cũng thay đổi, mãi vào năm Quang Thái thứ 10 (1397) mới có tên gọi là Lạng Sơn trấn. Hai chữ Lạng Sơn bắt đầu từ ấy…”[52,tr.3]. Lạng Sơn là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc của Tổ quốc, theo chiều Bắc-Nam từ 22˚27’- 21˚19’ vĩ Bắc, chiều Đông-Tây từ 106˚06’- 107˚21’ kinh độ Đông, có đường biên giới Việt-Trung dài 253 km. Với vị trí địa lý đặc trưng của mình, đã từ lâu Lạng Sơn là một cửa ngõ quan trọng của đất nước về kinh tế, quân sự, chính trị. Lạng Sơn có một vị thế rất quan trọng của vùng Đông Bắc Tổ quốc Việt Nam, nơi đây đã chứng kiến nhiều lần quân giặc phải thất điên bát đảo khi chúng tiến công xâm lược nước ta. Địa thế tự nhiên của vùng đã góp phần hình thành “thế chiến lược của vùng Đông Bắc Việt Nam”.

Diện tích toàn tỉnh là 8.305,2 km2

(theo số liệu thống kê năm 2003). Địa hình chủ yếu của tỉnh Lạng Sơn là đồi, núi thấp, độ cao trung bình là 252m so với mực nước biển, nơi thấp nhất là 20m, cao nhất là đỉnh Phia Mè thuộc khối núi Mẫu Sơn 1.541m. Địa hình được chia thành 3 tiểu vùng:

Vùng núi phía Bắc gồm các núi đất xen núi đã chia cắt phức tạp, tạo nên nhiều mái núi có độ dốc trên 35˚.

Vùng núi đá vôi thuộc cánh cung Bắc Sơn-Văn Quan-Chi Lăng-Hữu Lũng có nhiều hang động sườn dốc đứng và nhiều đỉnh cao trên 550m.

Vùng đồi, núi thấp phía Nam và Đông Nam bao gồm hệ thống đồi núi thấp xen kẽ các dạng đồi bát úp, độ dốc trung bình 10-25˚.

Khí hậu ở tỉnh Lạng Sơn có nét đặc thù của khí hậu á nhiệt đới. Độ ẩm cao (trên 82%). Với khí hậu này đã cho phép Lạng Sơn có thể phát triển đa dạng, phong phú các loại cây trồng ôn đới, á nhiệt đới và nhiệt đới như hồi, trám, quýt, hồng, đào, lê, thông, chè, và các cây lấy gỗ…

Mật độ sông suối của tỉnh Lạng Sơn thuộc loại trung bình. Chảy qua địa phận có các sông chính là: sông Kì Cùng, sông Ba Thín, sông Hoá,…

Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 830.521ha, có 3 loại đất chính, đất feralit của các miền đồi và núi thấp (dưới 700m) chiếm trên 90% diện tích đất tự nhiên; đất feralit mùn trên núi cao (700-1500m); đất phù sa (9.530ha). Diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng là 68.958ha, chiếm 8,3% diện tích đất tự nhiên, trong đó trồng lúa nước là 38.876ha.

Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 227.394ha, chiếm 33,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó rừng tự nhiên là 185.456ha, rừng trồng là 91.937ha. Diện tích đất chưa sử dụng là 467.366ha, chiếm 43,02% diện tích đất tự nhiên. Như vậy, tiềm năng đất còn rất lớn cho việc thúc đẩy phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển nông nghiệp trong những năm tới.

Tài nguyên khoáng sản: Theo số liệu điều tra cho thấy, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn không nhiều, trữ lượng các mỏ nhỏ, nhưng lại khá phong phú, đa dạng về chủng loại như: Than nâu ở Na Dương (Lộc Bình); bôxít ở Văn Lãng, Cao Lộc; vàng ở Tân Văn, Văn Mịch (Bình Gia); vàng khai khoáng ở vùng Bản Trại, Đào Viên (Tràng Định); đá vôi, cát,

cuội, sỏi có hầu hết ở các nơi trong tỉnh với trữ lượng lớn và đang được khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng; …

Về phương diện kinh tế, tỉnh Lạng Sơn nằm trong vùng đệm giữa địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc là Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh và vùng kinh tế phát triển năng động Tây Nam-Trung Quốc. Đồng thời tỉnh Lạng Sơn có ưu thế quan trọng về vị trí giao thông đường bộ, là điểm khởi đầu của hệ thống đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt, cùng với các quốc lộ 1B, 4A, 4B, 279 nối Lạng Sơn với các tỉnh Bắc Bộ và nối với tuyến liên vận quốc tế. Lạng Sơn có hai cửa khẩu quốc tế quan trọng là cửa khẩu Hữu Nghị về đường bộ và cửa khẩu Đồng Đăng về đường sắt; 2 cửa khẩu quốc gia là Chi Ma-Ái Điểm và Bình Nghi-Bình Nhi cùng 8 cặp chợ đường biên đã biến Lạng Sơn thành điểm giao lưu và trung tâm buôn bán thương mại quan trọng của khu vực phía Bắc và của cả nước.

Lạng Sơn có lợi thế về phát triển kinh tế thương mại, với điều kiện về khu kinh tế cửa khẩu, giao thông thuận lợi, nên việc buôn bán những năm qua rất sôi động. Hàng hoá trong tỉnh, các tỉnh bạn và trong cả nước qua Lạng Sơn xuất khẩu sang Trung Quốc với số lượng, chủng loại ngày càng cao. Hàng năm có hàng trăm doanh nghiệp trong nước, ngoài nước, các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh thương mại-dịch vụ-du lịch ở cửa khẩu và trên địa bàn tỉnh. Thương mại Lạng Sơn phát triển nhanh chóng đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao mức sống nhân dân, tăng thu nhập cho ngân sách địa phương và trung ương. Hàng năm thu thuế hoạt động thương mại chiếm trên 80% tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Bên cạnh đó, ngành du lịch, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng trong những năm qua phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của khách trong nước và quốc tế. Với sự kết hợp phong phú và hài hoà giữa vị trí địa lý, thiên nhiên, lịch sử và con người, Lạng Sơn thường xuyên thu hút khách du lịch tham quan, giao lưu, trao đổi, hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Lạng Sơn là nơi nổi tiếng với các danh thắng như động Tam Thanh, động Nhị Thanh, núi nàng Tô Thị, chùa Tiên, giếng Tiên, khu du

lịch Mẫu Sơn,… và nhiều địa danh lịch sử như ải Mục Nam Quan, ải Chi Lăng, thành nhà Mạc, căn cứ cách mạng Bắc Sơn, … đã chứng kiến các trận đánh đuổi quân xâm lược trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Con người cần cù, mến khách cùng các lễ hội, truyền thống, văn hoá làm cho Lạng Sơn luôn là điểm du lịch hấp dẫn đối với khách thập phương.

1.2.2. Đặc điểm về dân tộc và văn hóa tỉnh Lạng Sơn

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi có số dân không lớn. Theo kết quả tổng quan kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn năm 2012 của Cục Thống kê tỉnh, ước tính dân số của tỉnh Lạng Sơn có khoảng 745 nghìn người. Trong đó nam là 372 nghìn người, chiếm 49,95% tổng dân số cả tỉnh; nữ là 373 nghìn người chiếm 50,05 %, mật độ trung bình là 90 người/km2. Tỉnh Lạng Sơn có 10 huyện, 1 thành phố, có 226 phường, xã, thị trấn bao gồm: Thành phố Lạng Sơn và các huyện: Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập, Văn Lãng, Tràng Định, Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn. Sự phân bố dân cư không đều, dân cư tập trung đông ở thành phố, thị trấn, những cánh đồng màu mỡ, gần nguồn nước, thưa thớt ở vùng núi cao.

Dân số khu vực thành thị 143,3 nghìn người chiếm 19,22 % tổng dân số; dân số khu vực nông thôn 602,1 nghìn người chiếm 80,7%. Cơ cấu dân số tỉnh Lạng Sơn trẻ, nguồn lao động khá dồi dào. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012 là 490,6 nghìn người tăng 2,38 % so với năm 2011; trong đó lao động nam chiếm 50,16%, nữ chiếm 49,84%. Cơ cấu lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 78,05%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 4,65 %; khu vực dịch vụ chiếm 17,3%.

Các ngành và địa phương đã triển khai nhiều chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn nhằm giải quyết việc làm tại chỗ và cung cấp lao động cho các khu vực công nghiệp.

Phân bố dân cư theo huyện ở Lạng Sơn (2012) STT Đơn vị Diện tích (km2) Dân số (ngƣời) Mật độ (ng/km2) Tổng số 8 305,21 742 214 90 1 Tp Lạng Sơn 77,69 78 229 1007 2 H. Tràng Định 995,23 62,431 63 3 H. Văn Lãng 56,92 49,866 89 4 H. Bình Gia 1 090,66 53,975 49 5 H. Bắc Sơn 697,86 65,333 94 6 H. Văn Quan 549,44 59,147 108 7 H. Cao Lộc 644,61 73,317 114 8 H. Lộc Bình 998,34 79,385 80 9 H. Chi Lăng 703,10 78,951 112 10 H. Đình Lập 1 182,70 27,823 24 11 H. Hữu Lũng 804,66 113,754 141

(Nguồn niên giám thống kê 2012 Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn)

Lạng Sơn là địa bàn cư trú của cộng đồng các dân tộc, đại bộ phận dân cư là người dân tộc thiểu số. Trong đó chủ yếu là dân tộc Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay, H’Mông, … Đông nhất là người Nùng ( 43%), người Tày (35,6%), người Kinh (15,3%), người Dao (3,47%), người Sán Chay (0,02%), người Hoa (0,35%), người H’Mông ( 0,15%),… ngoài ra còn một số dân tộc khác như Lô Lô, Ngái, Sán Dìu,… với số lượng vài chục hoặc vài trăm người.

* Dân tộc Nùng:

Dân tộc Nùng là thành viên của của nhóm ngôn ngữ Tày-Thái. Địa bàn cư trú của người Nùng tập trung ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, … Nhưng Lạng Sơn là tỉnh đông người Nùng sinh sống nhất, và cũng là tỉnh duy nhất có tỷ lệ người Nùng chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu các dân tộc của tỉnh [52,tr.131].

Nùng (Nồng) vốn là tên gọi của một dòng họ trong bốn dòng họ lớn ở Quảng Tây – Trung Quốc. Tên gọi dòng họ Nùng đã xuất hiện ở Việt Nam đã lâu đời. Dựa vào một số gia phả và chuyện kể các dòng họ Nùng, Lạng Sơn là một trong những địa bàn người Nùng di cư sang sớm nhất, sau đó họ mới tiếp tục đến định cư ở Bắc Giang, qua Bắc Cạn, sang Lào Cai …

Là dân cư nông nghiệp làm nương rẫy kết hợp với ruộng nước. Tuy nhiên, do địa bàn cư trú của họ là khu vực chuyển tiếp giữa vùng thấp và vùng cao, vùng đất sinh sống của họ không thuận lợi như của người Tày nên ruộng thường ở các thung lũng hẹp, khó canh tác và thiếu nước. Người Nùng cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất để thích ứng với môi trường và khai thác tốt các nguồn tài nguyên, phục vụ cuộc sống.

Người Nùng ở Lạng Sơn đã sống định canh, định cư thành làng (bản) từ lâu đời. Mỗi bản đều có tên gọi riêng thường gắn liền với địa danh cụ thể gọi theo một truyền thuyết hay một sự kiện lịch sử nào đó ở địa phương. Ngôi nhà cổ truyền của dân tộc Nùng gồm có nhà sàn, ngoài ra còn có nhà đất, nhà vừa sàn vừa đất, nay còn có nhà xây. Cùng với sự gia tăng dân số trong nhiều năm qua, bản của người Nùng có nhiều thay đổi. Số lượng bản có quy mô nhỏ ngày càng ít đi. Cư dân trong bản ngày càng đông đúc.

Người Nùng thích ăn các món xào mỡ lợn. Món ăn độc đáo và được coi trọng là sang trọng của người Nùng là "Khau nhục". Tục mời nhau uống rượu chéo chén có lịch sử từ lâu đời, nay đã thành tập quán của người Nùng.

Người Nùng có một kho tàng văn hóa dân gian phong phú và có nhiều làn điệu dân ca đậm đà màu sắc dân tộc. Tiếng Sli giao duyên của thanh niên Nùng Lạng Sơn hòa quyện vào âm thanh tự nhiên của núi rừng gây ấn tượng sâu sắc cho những ai đã một lần lên xứ Lạng. Then là làn điệu dân ca tổng hợp có lời, có nhạc, có kiểu trang trí, có hình thức biểu diễn đã làm rạo rực tâm hồn bao chàng trai Nùng khi ở xa quê hương.

Lễ hội nổi tiếng thu hút được nhiều người, nhiều lứa tuổi khác nhau là hội "Lùng tùng" (còn có nghĩa là hội xuống đồng) được tổ chức vào tháng giêng hàng năm.

* Dân tộc Tày:

Dân tộc Tày là thành viên trong cộng đồng dân tộc nói ngôn ngữ Tày- Thái. Ở nước ta, về số dân người Tày là dân tộc đông thứ hai sau người Kinh và ở vị trí thứ nhất trong 53 dân tộc ít người ở Việt Nam. Địa bàn cư trú của người Tày ở Việt Bắc bao gồm các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, …

Tày là tên gọi đã có từ lâu đời, có thể vào cuối thiên niên kỉ thứ nhất sau công nguyên. Người Tày là một trong những dân tộc sinh sống trên đất nước ta sớm nhất, với trình độ phát triển tương đối hoàn thiện, họ làm chủ cả một vùng đất đai rộng lớn.

Vốn là cư dân sinh sống chính bằng kinh tế nông nghiệp ruộng nước, địa bàn cư trú của người Tày đa phần ở các thung lũng, có nhiều đồng ruộng. Người Tày là dân bản địa bao giờ cũng lập làng, làm ruộng ở những vị trí thuận lợi hơn so với các dân tộc khác. Họ ít làm nương, phần lớn nương chỉ để trồng thêm một số cây hoa màu. Với truyền thống lâu đời, lại thêm lao động cần cù, sáng tạo có điều kiện thuận lợi cho nên nông nghiệp ruộng nước của người Tày phát triển tương đối cao không kém gì của người Kinh.

Địa bàn định cư lâu đời của người Tày là các cánh đồng lớn nổi tiếng như lòng chảo Thất Khê, Bắc Sơn, Bình Gia,… đồng bào thường sống quần tụ thành từng bản, ít thì vài chục nóc nhà, nhiều gồm hơn 100 nhà. Bản của người Tày được cấu thành từ những gia đình phụ quyền thuộc các dòng họ khác nhau [52,tr.136].

Người Tày mặc các bộ trang phục có màu chàm. Hát then, hát lượn, hát sli được dùng vào các mục đính sinh hoạt khác nhau, các thể loại dân ca nổi tiếng của người Tày. Đàn tính là loại nhạc cụ có mặt trong tất cả những sinh hoạt văn hoá tinh thần của người Tày, như linh hồn trong nghệ thuật dân ca

dân vũ Tày. Bao đời nay đàn tính có vai trò như một phương tiện giao tiếp mang đậm bản sắc.

Người Tày thờ tổ tiên và bái vật giáo. Bàn thờ tổ tiên của người Tày đặt chính giữa nhà và làm thành một không gian riêng và được cung kính hết mực. Khách và phụ nữ trong nhà chửa đẻ không được phép ngồi hay nằm trên ghế, giường trước bàn thờ. Trong tôn giáo của người Tày, ngày 3/3 âm lịch là ngày tảo mộ, ngày lễ quan trọng nhất của người Tày.

* Dân tộc Kinh:

Dân tộc Kinh có số dân đông nhất Việt Nam. Địa bàn sinh sống chủ yếu của người Kinh là các đồng bằng châu thổ của các sông lớn như đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, sông Mã, sông Thái Bình, … Từ đó, người Kinh hiện nay có mặt ở khắp miền đất nước. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng người Kinh có nguồn gốc bản địa, có bề dài lịch sử khoảng 4000 năm dựng nước và giữ nước. Số người Kinh ở Lạng Sơn đứng thứ ba (sau Nùng, Tày) nhưng người Kinh có mặt hầu hết ở các huyện trong tỉnh. Với nhiệt huyết sẵn có, vừa có trình độ văn hóa, có kinh nghiệm sống, am hiểu phong tục tập quán địa phương, họ sống hòa đồng với các dân tộc.

Hoạt động sản xuất chủ yếu của người Kinh là nông nghiệp trồng lúa nước. Các mặt sinh hóa và văn hóa của người Kinh xây dựng và phát triển trên nền tảng ấy. Với những sáng tạo và những tiến bộ nhanh trong mọi hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay (Trang 29 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)