Cỏc biện phỏp trừng phạt tham nhũng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tham nhũng và phòng chống tham nhũng thời Nguyễn giai đoạn 1802-1884 (Trang 90 - 99)

- Quy định rừ quyền hạn, trỏch nhiệm của cỏc quan địa phương, trỏnh chồng chộo cụng việc và hạn chế quyền lực của cỏc cỏ nhõn đứng đầu, ngăn chặn sự lạm

3.2.2. Cỏc biện phỏp trừng phạt tham nhũng

3.2.2.1. Cỏc biện phỏp hỡnh sự.

Biện phỏp hỡnh sự là hỡnh phạt nghiờm khắc nhất đối với cỏc tội phạm tham nhũng gõy đau đớn về thể xỏc hoặc tinh thần bao gồm cỏc hỡnh phạt ngũ hỡnh và ngoài ngũ hỡnh.

Hỡnh phạt ngũ hỡnh là: xuy, trượng, đồ, lưu, tử. Xuy hỡnh là hỡnh phạt đỏnh roi (đầu lớn 3 phõn, đầu nhỏ 1 phõn 5 li, dài 3 thước 5 tấc, làm bằng cõy song, rúc bỏ những mấu mắt). Trượng hỡnh là hỡnh phạt đỏnh trượng (đầu lớn 5 phõn, đầu nhỏ 2 phõn 5 li, dài 3 thước 5 tấc, làm bằng cõy song lớn, khụng rúc bỏ những mấu mắt). Đồ hỡnh: tội giam cầm, bắt làm việc khổ sai. Lưu hỡnh là đày người cú tội đi xa, bắt lao động khổ cực. Cỏc biện phỏp trờn cú thể là biện phỏp độc lập hoặc đi kốm với cỏc biện phỏp khỏc. Tử hỡnh là hỡnh phạt nặng nhất, tước bỏ quyền sống của con người, cú thể là trảm (chộm); giảo (thắt cổ), khiờu (chộm bờu đầu), lăng trỡ (chặt tay, chõn, xẻo thịt cho đến chết). Trường hợp xử tử nhưng giam lại để chờ phỳc thẩm gọi là giảo giam hậu (thắt cổ chết nhưng chờ xột). Trường hợp thi hành ỏn ngay gọi là giảo quyết, trảm

quyết. Tử hỡnh thụng thường là biện phỏp độc lập, một số trường hợp người bị xử tử bị tịch thu gia sản.

Hỡnh phạt ngoài ngũ hỡnh gồm xõm chữ, mang gụng xiềng, sung vợ con làm nụ tỡ, và một số hỡnh phạt tàn khốc như chặt tay, chặt chõn người phạm tội...

Qua thống kờ cỏc vụ ỏn tham nhũng thời Nguyễn, chỳng tụi cú bảng thống kờ sau:

Bảng 3.1: Bảng thống kờ cỏc biện phỏp hỡnh sự trừng phạt tham nhũng thời Nguyễn giai đoạn 1802-1884

Triều đại Biện phỏp Gia Long Minh Mệnh Thiệu Trị Tự Đức Tổng số Xuy 1 0 0 0 1 Trượng 0 5 8 20 33 Đồ 1 10 8 22 41 Lưu 0 12 5 18 35 Tử 23 37 16 34 110 Hỡnh phạt khỏc 0 4 4 0 8

( Nguồn: Đại Nam thực lục)

Hầu hết cỏc vụ ỏn tham nhũng thời phong kiến đều chủ yếu ỏp dụng biện phỏp hỡnh sự. Trong tổng số 208 vụ ỏn cú 168 vụ ỏn bị xử lớ hỡnh sự, chiếm 80,1%. Đõy là con số rất lớn, thể hiện thỏi độ nghiờm khắc của nhà nước đối với tệ tham nhũng. Trong đú, cỏc vụ ỏn tham nhũng chịu hỡnh phạt tử chiếm số lượng lớn nhất: cú 112/298 trường hợp bị xử tử chiếm 40% tổng số cỏc biện phỏp hỡnh sự (việc thống kờ cỏc biện phỏp dựa vào cỏc trường hợp ỏp dụng cỏc biện phỏp xử lớ trong từng vụ việc, trong nhiều vụ tham nhũng thường sử dụng đồng thời nhiều biện phỏp trừng phạt cú thể kết hợp giữa lưu và trượng, hoặc kết hợp đồ và trượng, tử và chặt tay...). Cỏc ụng vua triều Nguyễn chủ trương dựng ỏn tử hỡnh để răn đe, ngăn chặn hữu hiệu tỡnh trạng phạm tội. Lời dụ của vua Minh Mệnh năm 1832, khi xử chộm một viờn khố lại ăn bớt của cụng đó thể hiện rừ quan điểm đú: "Thỏnh nhõn xưa đặt ra phỏp luật là ý muốn trị tội để mong khỏi phải trị tội nữa, giết người để khỏi phải giết người nữa. Thế là giết người mà làm muụn người sợ. Nay nếu khụng theo luật mà trị tội thỡ chỉ được tiếng suụng

khoan hồng mà khụng đỳng với cỏi đạo sỏng hỡnh phạt mà nghiờm khắc luật, sau này sẽ phạm phỏp nhiều ra thỡ giết khụng xuể". Dự hỡnh phạt đú là tàn khốc nhưng cỏc nhà vua Nguyễn vẫn sử dụng rất nhiều bởi theo lời của Minh Mệnh: “Ta muốn trị kẻ cú tội để ngăn ngừa khỏi mắc tội, bất đắc dĩ mới dựng hỡnh phạt tàn khốc ấy. Nay tệ ấy do đấy quả đó trừ được. ễi! Lấy một mảnh xương sọ mà cứu được ức muụn người khỏi khổ luỵ, thỡ dự cú mang tiếng là hỡnh phạt tàn khốc cũng khụng hề gỡ!”[1; t2; tr 299]

Trong từng triều đại, cỏc nhà vua Nguyễn cũng sử dụng nhiều hỡnh phạt tử: Thời Gia Long là 23/41 trường hợp, chiếm 56,9%. Thời Minh Mệnh cú 37/111 trường hợp bị xử tử, chiếm 33,3%, Thời Thiệu Trị cú 16/56 trường hợp, chiếm 29%, Thời Tự Đức cú 34/90 trường hợp bị xử tử, chiếm 37,7%. Như vậy cú thể thấy Gia Long là ụng vua nghiờm khắc nhất trong việc trừng trị quan lại tham nhũng. Buổi đầu dựng nước với biết bao khú khăn, thử thỏch, với di tồn của tệ cường hào mạnh mẽ vào thời kỡ Trịnh- Nguyễn phõn tranh đó khiến cho ụng vua này tăng thờm quyết tõm diệt trừ tệ tham nhũng, ổn định lại trật tự đất nước, nghiờm răn quan lại nhũng tệ.

Một số vụ việc điển hỡnh về việc xử lớ cỏc hành vi tham nhũng bằng biện phỏp hỡnh sự đú là:

Năm 1818, Phan Tiến Quý phạm tội tham tang, xử giảo giam hậu, đỡnh thần xin hoón xử quyết. Vua núi: “Quý làm chức chăn dõn mà búc lột của dõn, số tang quỏ nhiều, tội khụng thể trốn được”. Quý bị hành hỡnh thắt cổ, đem việc ấy cỏo khắp cỏc thành dinh trấn [1; t1; tr 976]

Năm 1819, quản phủ Nghĩa Hưng là Thỏi Đỡnh Tư cho quõn nghỉ về kiếm lợi. Quan Bắc Thành dõng ỏn lờn, nghĩ xử tội đồ. Vua giận mắng Lờ Chất, quyết dựng hỡnh phạt tử bởi lẽ ỏp dụng luật phải thống nhất, khụng được thiờn tư, xử nhẹ cho người này và xử nặng cho kẻ khỏc. Chất sợ hói xin nhận tội. Giao ỏn xuống cho bộ xột lại. Tư cuối cựng phải tội chộm [1; t1; tr 995]

Thời Minh Mệnh, đối với cỏc vụ ỏn liờn quan đến kho tàng nhà nước là lĩnh vực diễn ra nhiều tham nhũng nhất, việc trừng trị nghiờm khắc là biện phỏp được cho là cần thiết nhằm hạn chế hiện tượng này tỏi diễn. Năm 1822, thư lại ở bộ Cụng là Nguyễn Bỳt giả tạo ấn tớn, đơn bằng để mạo lĩnh lương kho. Việc phỏt giỏc. Vua dụ bộ Hỡnh rằng: “Ngay ở chốn Kinh thành mà dỏm làm càn khụng sợ như vậy thỡ biết ngày

thường chỳng nú làm bậy đến thế nào. Trẫm quyết khụng làm điều nhõn từ nhu nhơ để cho đảng ỏc càng ngày càng quỏ, di luỵ đến người lương thiện”. Sai đem chộm ngay ở chợ Đụng. Lại sắc rằng từ nay phàm cỏc vụ giả mạo ấn tớn cỏc nha cú liờn quan đến việc quõn quốc quan trọng, cựng việc binh cơ lương tiền, đều theo đú mà nghĩ xử [1; t2; tr 189]

Ngay cả với trường hợp tang vật khụng quỏ 10 lạng, đỏng ra khụng bị xử tội chết nhưng Minh Mệnh vẫn quyết định xử tử hỡnh. Đú là vụ ỏn người làm việc ở kho kinh là Trần Cụng Trung đũi ăn tiền làm khú dễ. Vua giao cho bộ Hỡnh tra xột. Án thành, vua núi : “Vụ ỏn Đặng Văn Khuờ năm Minh Mệnh thứ 3 đó theo luật nghiờm trị, thế mà bọn Trung cũn dỏm cụng nhiờn làm bậy, khụng kiờng sợ gỡ; tuy tang vật khụng quỏ 10 lạng, nhưng luật quý ở chỗ làm cho lũng người sợ hói, nếu nhu nhơ để sống một mạng ấy thỡ e sau này những kẻ khinh nhờn phỏp luật sẽ nhiều ra, khụng thể giết hết được”. Bốn sai chộm Trung ở chợ Đụng. Vua dụ bộ Hỡnh rằng : “Người xưa lập phỏp, làm tội để khỏi tội. Như vụ ỏn Đặng Văn Khuờ, Trần Cụng Trung, dẫu cú quỏ nghiờm, nhưng cũng là theo ý của người xưa. Nờn truyền dụ cho cỏc thành dinh trấn đều biết".Vua bảo bộ Hỡnh rằng: “Giết bọn lại mọt ấy dẫu là việc nhỏ, mà quan hệ đến việc khuyờn răn rất lớn” [1; t2; tr 543]

Minh Mệnh với hỡnh phạt nghiờm khắc, ngoài mục đớch trừng phạt kẻ tham nhũng cũn nhằm răn đe người khỏc khụng phạm tội. Năm 1831, khố lại là Hoàng Hữu Nhẫn làm ngắn bớt son bạc. Vua ập tức sai vệ Cẩm y ỏp giải chớnh phạm đến cửa Vũ khố, thắt cổ cho chết, lại chặt bàn tay treo ở trờn cửa, để răn những kẻ miệt phỏp và khi quõn. [1; t2; tr 132]. Năm 1830, lại viờn và người coi kho ở Sơn Nam và Hải Dương gian dối trong đong thúc đều bị chộm bờu đầu và đục lấy mỗi bờn một mảnh xương sọ, phơi giú cho khụ, treo ở cửa kho mói mói, để răn người khỏc. Biện phỏp này mang lại hiệu quả rừ rệt. Sỏch Đại Nam thực lục ghi: “Từ đú kho ở Hưng Yờn, dõn đều nộp tụ

thuế, tuyệt khụng cú kẻ làm khú dễ để sỏch nhiễu nữa” [1; t3; tr 299]

Nhiều lần đỡnh thần bàn nghị cho quan lại mắc tội tham nhũng chịu những hỡnh phạt nhẹ hơn tử hỡnh nhưng nhà vua đều dựng đến hỡnh phạt cao nhất để răn đe kẻ sõu mọt. Năm 1827, chủ thủ kho Kinh là Đỗ Văn Tớn lấy trộm gạo ở kho, việc phỏt giỏc, bộ Hỡnh tõu rằng theo phộp thỡ đỏng tội lưu. Vua núi rằng : “Nhà

nước đặt phỏp luật, bắt tội khụng cứ tội nhỏ. Cỏc ỏn trước về kho Kinh đương xột mà lũ kia khụng biết sợ, khinh phỏp luật quỏ lắm, xử tội lưu chẳng nhẹ quỏ sao!”. Bốn đổi xử trảm hậu. Đường quan bộ Hộ thất sỏt đều bị giỏng chức [1; t3; tr 639]

Thời Thiệu Trị, trong một số trường hợp nhà vua xử ỏn giảm nhẹ so với quy định của phỏp luật. Vớ dụ: ỏn sỏt tỉnh Hải Dương là Bựi Cung Tiờn và ỏn sỏt tỉnh Quảng Yờn là Vũ Viết Sĩ biờn lẫn thuế bạc người nhà Thanh vào hạng được tha thuế, lại giảm nhẹ quan thuế làm thiếu hụt hơn 1.000 quan tiền. Khi ỏn dõng lờn, Cung Tiờn bị phỏt đi làm lớnh ở đảo Phỳ Quốc, Viết Sĩ bị phỏt phối ra đồn tấn Đà Nẵng, đem sức để phục dịch. Với số tiền thiếu hụt lớn như vậy, Tờn và Sĩ đỏng phải tội chộm song chỉ bị cỏch

Vua Tự Đức cũng là vị vua nổi tiếng chống tham nhũng, hối lộ. Vũ Dinh là vị quan thanh liờm, chớnh trực cú lần cho lớnh theo dừi và bắt quả tang người coi kho lấy trộm tiền, giấu vào tỳi ỏo, rồi tỡm cỏch trốn ra quỏn uống rượu. Bản ỏn được lập: Nhất nhật nhất tiền, Thiờn nhật thiờn tiền, Thằng cứ mộc đoạn, Thuỷ trớch thạch xuyờn (Một ngày một đồng, Ngàn ngày ngàn đồng, dõy cưa gỗ đứt, Nước chảy đỏ mũn). Tội biển thủ

nếu khụng trị nặng ban đầu thỡ một ngày kia, kho tàng của nhà nước sẽ trở nờn trống rỗng, cho nờn tội này phải tội chộm. Nhà vua xem xong liền phờ chuẩn y ỏn.

Việc xử lớ bằng biện phỏp hỡnh sự cũng được ỏp dụng rất nghiờm khắc đối với cả những trường hợp là quan chức cao cấp cú cụng, thậm chớ cả những người thõn thuộc trong hoàng tộc.

Những vụ ỏn liờn quan đến hoàng thõn, quốc thớch của nhà vua là 4 vụ ỏn. Với người thõn thớch, vua Nguyễn khụng chần chừ xử tội chết với hành vi xõm phạm luật nước. Dưới thời Minh Mạng, vụ Tự tế phú sứ Phạm Diệu (tức Tụn Thất Diệu) và thủ hộ Trương Biểu (tức Tụn Thất Biểu) do trỏo đổi đồ khớ ở Thế Miếu đều buộc phải cải theo họ mẹ và bị giảo quyết.

Cỏc quan đầu triều nếu cú hành vi nhũng lạm cũng bị xột xử nghiờm minh. Cú 12 vụ ỏn xột xử cỏc quan đầu triều như thượng thư, tả hữu tham tri, nhất đẳng thị vệ, thị lang Vũ khố… Điển hỡnh là cỏc vụ: Vua Gia Long xử chết Thượng thư bộ Binh Đặng Trần Thường, trước làm giả sắc phong thần cho Hoàng Ngũ Phỳc (tướng của chỳa Trịnh) bị bắt rồi tha, sau bị tố là khi giữ chức tào binh ở Bắc thành đó chiếm giữ đầm ao và ẩn lậu đinh điền. Trường hợp Trần Nhật Vĩnh là tả tham tri bộ Hộ, lónh đạo tào

Bắc thành dưới thời vua Minh Mạng, khi cũn giữ chức nhỏ ở Gia Định, Vĩnh cậy thế ăn của đỳt, thậm chớ dỡ nhà, chiếm đọat tài sản của người khỏc... cũng bị xử tội chết.

Dưới triều Nguyễn, khụng ớt cỏc trường hợp tham nhũng của quan đầu tỉnh bị thẳng tay trừng trị. Cú 25 vụ tham nhũng do cỏc quan đứng tỉnh như Trấn thủ, Lưu thủ (thời Gia Long); Tuần phủ (thời Minh Mạng trở về sau) và cỏc chức danh như Tổng trấn Bắc thành, Gia định thành đều bị xử rất nặng kể cả khi họ đó thụi giữ chức vụ. Năm 1835, truy luận tội của nguyờn tổng trấn thành Gia Định là Lờ Văn Duyệt như giấu riờng những giấy đúng sẵn ấn ngự bảo; sai người sang Miến Điện kết ngoại giao ngầm, dung tỳng cho thuộc hạ ăn của đỳt… Lờ Văn Duyệt bị khộp vào 7 tội đỏng chộm, vợ con đều bị tội và tịch thu tài sản. Vào thỏng 3 năm 1834, phỏt hiện vụ ỏn Tuần phủ Trần Đường tham tang hơn 1000 quan tiền, y đó bị xử tội chết ngay (giảo quyết).

Bờn cạnh việc ỏp dụng hỡnh phạt tử hỡnh để xử lớ nhiều hành vi tham nhũng, cỏc vua Nguyễn cũng sử dụng khụng ớt cỏc hỡnh phạt khỏc để trừng trị. Đú là cỏc hỡnh phạt: Xuy: 1 trương hợp; Trượng: 33, Đồ: 41; Lưu: 35, cỏc hỡnh phạt khỏc như chặt tay chõn, đúng gụng, thớch chữ: 8 vụ. Cụ thể, năm 1827, Cai cơ Trần Hưng Hũa vỡ lộ việc tham nhũng bị đỏnh 10 trượng, năm 1841 Thự bố chớnh là Nguyễn Nghị và ỏn sỏt là Nguyễn Văn Liễn ăn của đỳt, Nghị phải đồ 3 năm, Liễn phạt trượng, cỏch chức, đồ 1 năm...

Nhỡn chung, để trừng trị cỏc hành vi tham nhũng, cỏc ụng vua triều Nguyễn chủ yếu ỏp dụng cỏc hỡnh phạt nặng để "trị tội răn người", trong đú cỏc triều vua khụng ngần ngại ỏp dụng cỏc ỏn tử hỡnh với cỏc mức độ khỏc nhau đối với cỏc trường hợp phạm tội nghiờm trọng. Những hỡnh phạt đú tuy cú phần tàn khốc nhưng xột trong bối cảnh "nhờn luật" tương đối phổ biến của một bộ phận đụng đảo quan lại cỏc cấp thời Nguyễn thỡ việc ỏp dụng cỏc hỡnh phạt nặng đú là cần thiết, khụng chỉ nhằm loại bỏ những phần tử nguy hiểm ra khỏi xó hội mà cũn cú tỏc dụng giỏo dục, răn đe rất hữu hiệu, ngăn chặn phạm tội và tỏi phạm. Điều này đó được Minh Mệnh khẳng định trong lời dụ Thượng thư Bộ Hỡnh Hoàng Kim Xỏn nhõn chuyến kinh lược vào năm 1830: "Hỡnh phạt là để răn kẻ ỏc hại người, khụng bao giờ bỏ được. Trẫm từ khi lờn ngụi thường tuyờn bố lệnh õn xỏ, nhưng những kẻ đại ỏc, đại nghịch thỡ khụng được dự, vỡ tha kẻ cú tội thỡ hại cho lương dõn, khụng thể mua cỏi tiếng thương mà bỏ cỏi nghĩa xử

đoỏn rừ ràng được. Nhà vua cũn tuyờn bố: "Dựng hỡnh phạt để mong đi đến khụng phải dựng hỡnh phạt nữa:"[1, tập 3, 108].

3.2.2.2. Cỏc biện phỏp hành chớnh, kỉ luật

Dưới thời Nguyễn, tất cả cỏc hành vi vi phạm phỏp luật đều bị truy cứu trỏch nhiệm và bị ỏp dụng hỡnh phạt. Tuy nhiờn, khụng phải tất cả cỏc biện phỏp đều mang tớnh chất chế tài hỡnh sự mà cũn cú chế tài hành chớnh, kỉ luật. Loại biện phỏp này cũng thường được ỏp dụng để xử phạt quan lại cú hành vi tham nhũng. Cỏc biện phỏp này bao gồm: cắt lương, phạt bổng; biếm chức, bói chức hoặc biếm cỏch; tịch thu tài sản, bồi thường tang vật.

Cụ thể, phạt bổng là biện phỏp cắt trừ bổng lộc trong thời hạn nhất định. Biếm chức là biện phỏp xử phạt quan lại bằng cỏch giỏng chức phẩm xuống hạng thấp hơn. Bói chức là biện phỏp cất chức của quan lại, khụng cho họ tiếp tục đảm nhiệm chức vụ đang làm (cú thể đảm nhiệm cụng việc khỏc). Cỏch chức là biện phỏp buộc người đang giữ một chức vụ nhất định phải thụi đảm nhiệm cụng việc. Cú hai hỡnh thức: Cỏch lưu và cỏch nhiệm. Cỏch lưu là bị mất chức quan nhưng cho ở lại làm việc để thử thỏch. Cỏch nhiệm là bị cỏch chức và phải rời nơi làm quan đến một nơi khỏc để làm việc.

Tịch thu tài sản và bồi thường tang vật là biện phỏp khắc phục hậu quả bằng vật chất của quan lại vỡ hành vi tham nhũng gõy ra. Như chỳng ta cũng biết, hậu quả tham nhũng đối với xó hội là hết sức to lớn, trong đú cú những hậu quả cú thể khắc phục được, cú những hậu quả khụng thể khắc phục được. Đối với hậu quả cú thể khắc phục được, chủ yếu là thiệt hại vật chất, nhà Nguyễn quy định bờn cạnh việc ỏp dụng cỏc hỡnh phạt trừng trị cũn buộc quan lại cú hành vi tham nhũng phải cú trỏch nhiệm khắc phục hậu quả bằng cỏch hoàn trả và bồi thường. Cũng như bộ luật Hồng Đức dưới triều Lờ, nguyờn tắc xử lớ tài sản tham nhũng trong thời Nguyễn cũng quy định phải bồi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tham nhũng và phòng chống tham nhũng thời Nguyễn giai đoạn 1802-1884 (Trang 90 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)