Một số vấn đề trong việc xây dựng phong cách tác phẩm truyền hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách truyền hình thực tế của kênh VTV6 (Trang 88 - 96)

hiện nay của VTV6

Căn cứ theo các quan niệm về truyền hình thực tế ở các nƣớc trên trên thế giới thì ở Việt Nam nói chung và VTV6 nói riêng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại xuất phát từ sự chênh lệch về đầu tƣ, khác biệt về mục đích truyền thông cũng nhƣ nguồn nhân lực để thực hiện các chƣơng trình.

Theo một nghiên cứu kéo dài trong 6 tháng về “Tác động của truyền hình thực tế tại Việt Nam đến quan niệm sống của học sinh sinh viên hiện nay” của nhóm sinh viên ngành xã hội học Trƣờng Đại học Mở TP.HCM trên 250 học sinh trung học và sinh viên đại học trên địa bàn TPHCM và Đồng Nai thì kết quả cho thấy: Có tới 34% ngƣời đƣợc hỏi thƣờng xuyên xem các chƣơng trình truyền hình thực tế. Trong đó, nhóm khán giả này có xu hƣớng xem các chƣơng trình tìm kiếm tài năng (dạng reality shows) hơn là xem các chƣơng trình trải nghiệm, khám phá và hoạt động xã hội. Điều đó cho thấy, các chƣơng trình truyền hình thực tế ngoại cảnh mang hơi hƣớng trải nghiệm, khám phá nhƣ các chƣơng trình thực tế trên VTV6 chƣa tạo đƣợc sự lôi cuốn thực sự đối với nhóm khán giả chính của kênh.

Theo ông Benoit Chaigneau – Chuyên gia của CFi – đơn vị phối hợp đào tạo và chuyển giao các quy trình sản xuất truyền hình thực tế cho phóng viên, biên tập viên của Đài truyền hình Việt Nam thì mục tiêu mà các sản phẩm truyền hình thực tế hướng tới chỉ thuần túy mang t nh giải tr [30 . Với quan niệm này, các tình huống, sự cố, mâu thuẫn, cảm xúc có trong chƣơng trình chỉ phục vụ mục tiêu giúp khán giả thỏa mãn sự hiếu k , tò mò…Tuy nhiên, mục tiêu hƣớng tới của Đài truyền hình Việt Nam nói chung và kênh VTV6 nói riêng không chỉ đơn thuần là giải trí mà hàm chứa trong các chƣơng trình là những thông điệp có ý nghĩa giáo dục truyền thống, tính nhân

văn, nhân đạo và định hƣớng cho khán giả hƣớng tới một cuộc sống tích cực hơn, có trách nhiệm hơn. Chính điều này đã làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn và bất cập trong sản xuất chƣơng trình truyền hình thực tế.

Một số vấn đề tồn tại cơ bản trong phong cách tác phẩm truyền hình đƣợc kể đến nhƣ:

3.1.1.Vấn đề xác định mục tiêu trong việc xây dựng chương trình

VTV6 đã xác định rõ mục tiêu của mình kể từ khi ra đời cho đến khi thực hiện các chƣơng trình truyền hình thực tế theo phƣơng thức truyền hình hiện đại này là "VTV6 ra đ i với s mệnh cốt l i là mang đến cho ngư i trẻ những kĩ năng sống và những giá trị sống đ ch thực để họ c những lựa chọn đúng đắn, phù hợp hơn cho cuộc đ i mình. Những thông tin mang t nh giáo dục, tư v n được lồng gh p nhẹ nhàng, tinh tế với các thông tin giải tr ... Việc xây dựng hệ giá trị nền tảng cho giới trẻ như sống c trách nhiệm đối với đ t nước, sự bền bỉ kiên cư ng, thái độ sống lạc quan trước kh khăn... ch nh là điều mà kênh VTV6 hướng tới. Trước hết, chúng tôi th y cần xây dựng nền m ng đ trong ch nh đội ngũ ph ng viên của mình. Khi bạn thực sự tin vào những giá trị sống nhân văn và tử tế, thì những thông điệp của bạn sẽ đáng tin c y hơn, d u n riêng từ chương trình của bạn sẽ r n t hơn" - nhà báo Tạ Bích Loan [49].

Thay vì sản xuất chƣơng trình thuần tính giải trí, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm cộng đồng là một gánh nặng và là áp lực vô cùng lớn đối với các nhóm sản xuất chƣơng trình truyền hình thực tế thực tế thực thụ tại VTV6. Trƣớc trào lƣu phát triển của THTT, các đài truyền hình quốc gia, địa phƣơng cũng nhƣ các công ty truyền thông đều tích cực mua bản quyền hoặc xây dựng format cho các chƣơng trình truyền hình thực tế. Mục tiêu của họ có thể là doanh thu, có thể là danh tiếng, nhƣng cũng có khi chỉ để không bị tụt hậu so với xu hƣớng phát triển chung của làng truyền hình. Truyền hình thực tế ở Việt Nam hiện nay đang thực sự có sức hút đối với công chúng, qua các

chƣơng trình, khán giả đƣợc trải nghiệm những cảm xúc chân thực, nắm bắt những xu hƣớng giải trí hiện đại trên thế giới, từ đó làm phong phú đời sống tinh thần của bản thân. Dù là chƣơng trình thuần Việt hay mua bản quyền nƣớc ngoài đều góp phần làm phong phú thực đơn giải trí cho khán giả.

Tuy nhiên, với vai trò là kênh truyền hình dành cho giới trẻ, VTV6 có trách nhiệm mang tới những thông điệp giàu tính nhân văn, có tính giáo dục định hƣớng cho thế hệ trẻ. Các chƣơng trình truyền hình thực tế trên sóng VTV6 vừa mang tính giải trí, vừa phải mang tính chính luận và giáo dục. Trong những năm qua, Ban thanh thiếu niên Đài truyền hình Việt nam đã và đang làm tốt vai trò này. Mặc dù vậy, những yêu cầu nội dung phải mang tính giáo dục – định hƣớng lại chính là rào cản khiến những ngƣời làm truyền hình thực tế khó khăn trong việc định hình phong cách chƣơng trình của mình. Chẳng hạn nhƣ chƣơng trình Rec phiêu lưu ký (V6 du ký), trong khi mục tiêu của chƣơng trình là trải nghiệm, khám phá thì những yếu tố bất ngờ, rùng rợn, nguy hiểm lẽ ra phải là mục tiêu để kích thích và hấp dẫn khán giả thì nhóm sản xuất lại luôn gặp phải những lời nhắc nhở, cảnh báo để tránh cho giới trẻ học theo, làm theo, gây ra nguy hiểm đến tính mạng.

Theo BTV Bảo An – Trƣởng nhóm sản xuất chƣơng trình V6 du ký :

Việc lồng gh p các thông điệp c ý nghĩa giáo dục vào chương trình, khẳng định giá trị của chương trình thông qua những bài học cụ thể là một kh khăn để chúng tôi c thể tạo ra t nh h p d n. Là những ngư i làm báo c trách nhiệm, chúng tôi nh n th c r việc mình làm c ảnh hưởng thế nào đến giới trẻ, do đ trong chương trình của mình, chúng tôi tuyệt đối n i không với các chiêu trò câu khách rẻ tiền như chúng ta thư ng th y trong các show thực tế khác hiện nay. Tuy nhiên, việc phải n tránh những pha gay c n, nguy hiểm và phải tiết chế những mâu thu n, xung đột hay những tin đồn c hơi hướng tâm linh khiến chương trình nhiều khi thiếu s c hút và bị giảm t nh thực tế. [Phụ lục số 3 ”

Cũng chính việc đặt ra nhiều mục tiêu cho một chƣơng trình nên dẫn đến một số chƣơng trình chỉ mang tính n a vời, không rõ ràng thiên hƣớng giải trí hay định hƣớng giáo dục. Kết quả là khó xác định đƣợc nhóm công chúng mục tiêu và khó tạo ra một cộng đồng có sức lan tỏa tạo nên sức hấp dẫn cho chƣơng trình.

Bên cạnh đó, một thiếu sót không hề nhỏ của VTV6 khi đầu tƣ vào truyền hình thực tế là vấn đề truyền thông cho chƣơng trình. Thông thƣờng, truyền hình thực tế sẽ đi kèm với đội ngũ truyền thông – quảng bá hùng hậu. Mọi chi tiết gay cấn, hấp dẫn, xúc động nhất của chƣơng trình đều đƣợc đƣa đến khán giả b ng nhiều con đƣờng khác nhau. Cuộc tranh luận về cách giải quyết tình huống, cách hành x của ngƣời chơi sẽ không chỉ dừng lại trong khuôn khổ 30 phút ngắn ngủi trên truyền hình mà sẽ kéo dài trên cộng đồng mạng, đƣa vào từng bữa ăn các gia đình và từng cuộc trò chuyện trên vỉa hè cho tới quán cà phê. Thế nhƣng hiện nay, truyền thông cho các chƣơng trình truyền hình thực tế tại VTV6 đang diễn ra một cách khá tẻ nhạt. BTV Hoàng Quốc Lê – Trƣởng nhóm sản xuất chƣơng trình Ngược chiều cho biết: “Một biên t p viên chương trình vừa sản xu t tiền kỳ, h u kỳ, vừa kiêm vả quản trị di n đàn, fanpage của chương trình hay một bài viết quảng bá cho chương trình (trên website chính th c vtv6.com.vn) thì cũng chỉ vỏn vẹn c vài ba dòng t m tắt về nội dung sắp chiếu và được đăng tải c cách gi phát s ng vài tiếng đồng hồ. Vì thế, v n đề truyền thông cho chương trình hầu như không được đầu tư, không hiệu quả” [Phụ lục số 2 . Từ những lý do trên cho thấy, dù có muốn làm truyền thông thì làm nhƣ thế nào cũng là cái khó đối với ngƣời đang trực tiếp tham gia sản xuất, tham gia chịu trách nhiệm về chƣơng trình bởi giật gân câu khách cũng khó mà làm theo hƣớng tƣ vấn, giáo dục thì thiếu hiệu quả.

Chính sự ôm đồm trong việc xây dựng mục tiêu của các chƣơng trình, kết hợp với điều kiện tài chính, trang thiết bị kỹ thuật và nhân lực còn eo hẹp

dẫn đến chất lƣợng chƣơng trình chƣa thực sự đƣợc nhƣ mong muốn. Đây là một hạn chế cơ bản trong việc tạo nên phong cách truyền hình thực tế của kênh VTV6.

3.1.2.Vấn đề chất lượng hình ảnh trong các chương trình

Hình ảnh là yếu tố thông tin đầu tiên có ý nghĩa quyết định đến sự hấp dẫn của một tác phẩm truyền hình.

Hình ảnh có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng của tác phẩm truyền hình. Đối với các tác phẩm trong các chƣơng trình truyền hình thực tế, lời bình cực k hạn chế mà chủ yếu là diễn biến tâm lý, cảm xúc và phát biểu của nhân vật trải nghiệm và các nhân vật liên quan, vì thế vai trò của hình ảnh lại càng trở nên quan trọng và đắt giá. Khác với các tác phẩm truyền hình thông thƣờng khác là có kịch bản cho cảnh quay, ở truyền hình thực tế, quay phim sẽ chủ động ghi hình, sáng tạo hình ảnh ngoài hiện trƣờng. Trƣớc tiên, quay phim cần đảm bảo ghi đƣợc những hình ảnh theo yêu cầu cơ bản nhất của kịch bản. Ngoài ra, căn cứ vào thực tiễn, quay phim sẽ chủ động sáng tạo, chớp lấy những hình ảnh giá trị, cần thiết cho nội dung tác phẩm. Tác phẩm truyền hình thực tế rất cần có những chi tiết hình ảnh đắt, có giá trị biểu tƣợng và giá trị thông tin cao. Những hình đắt này chỉ có thể có đƣợc từ sự quan sát tinh tế, nhanh nhạy của quay phim, chớp lấy những khoảnh khắc tại hiện trƣờng. Đối với các thể loại thế mạnh của VTV6 là các chƣơng trình mang phong cách tài liệu, trải nghiệm nhân vật thì những hình ảnh ghi lại các tình huống, diễn biến bất ngờ của sự kiện, sự việc, hoặc thể hiện tâm trạng, cảm xúc chân thực của nhân vật thực sự là những điểm nhấn đáng kể. Bên cạnh đó, hình ảnh còn phải đảm bảo yếu tố kỹ thuật, rõ nét, không bị rung, bị nhòe, ngƣợc sáng (trừ ý đồ nghệ thuật). Yếu tố nghệ thuật, thẩm mỹ cần đƣợc tính kỹ, đặc biệt đối với các chƣơng trình ngoại cảnh, mang phong cách ký sự, phim tài liệu,v.v… để thể hiện ý đồ của tác giả. Với thể loại phim tài liệu lại rất cần chú ý những cú bấm máy dài. Cú bấm

máy dài đôi khi mang lại hiệu quả chân thực cao hơn nhiều những trƣờng đoạn montage (dựng phim) chỉn chu. Bởi vì, chất liệu quý của truyền hình thực tế chính là hiện thực cuộc sống vốn có chứ không phải là hiện thực đƣợc “chế biến ngon”.

Hình ảnh trong chƣơng trình truyền hình đƣợc thể hiện b ng mọi nguồn hình ảnh có thể có đƣợc nh m phục vụ cho nội dung, chủ đề của chƣơng trình. Với truyền hình thực tế, khi mọi diễn biến và cảm xúc không thể có lại đƣợc lần thứ hai (nhân vật trải nghiệm không phải là diễn) thì mọi việc ghi lại, chộp lại hình ảnh thể hiện diễn biến đó vô cùng quan trọng. Vì thế, nếu không có sự đầu tƣ, chuẩn bị kỹ lƣỡng về mặt trang thiết bị thì kể cả những phƣơng tiện ghi hình thông thƣờng nhất cũng có thể phải tận dụng một cách tối đa nhƣ: điện thoại, ipad, máy quay cá nhân…vv. Và một điều tối quan trọng nữa trong truyền hình thực tế là nhóm sản xuất phải ghi lại những hình ảnh mô tả bối cảnh, mô tả thời gian, mô tả không gian nh m tạo ra sự kết nối các trƣờng đoạn với nhau.

Tại VTV6, qua khảo sát chúng tôi đƣợc biết, đơn vị này đã chuyển đổi hoàn toàn các thiết bị quay sang số hóa, các máy quay đều là máy quay thẻ Xdcam EX (EX 500, EX 350, EX 200), có thể quay ở độ phân giải cao full HD; máy tính dựng cũng đƣợc bổ sung thêm một số máy có cấu hình core i7, core i5…vv. Đây là một yếu tố thuận lợi để ghi đƣợc những hình ảnh tốt, đảm bảo cho việc dàn dựng, hậu k và lên sóng. Tuy nhiên, về tổng thể, điều kiện sản xuất các chƣơng THTT còn tƣơng đối hạn chế, cộng với nguồn nhân lực mỏng, áp lực về thời gian lên sóng của chƣơng trình ….từ đó dẫn đến chất lƣợng hình ảnh, âm thanh của chƣơng trình không đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn.

Đối với các chƣơng trình sản xuất tại VTV6 thƣờng đƣợc chuẩn bị tiền k và ghi hình trong thời gian từ 2 đến 4 ngày với sự tham gia của một ekip tƣơng đối đơn giản với cơ cấu phổ biến là: 1 tổ chức sản xuất, 1 đạo diễn, 1

biên tập viên, 1 kỹ thuật máy lẻ và 2 quay phim. Tuy nhiên, trong một số tình huống, số lƣợng nhân lực trong ekip kể trên còn bị tinh giản bớt chỉ với 1 biên tập kiêm đạo diễn hình, 1 kỹ thuật, 1 quay phim và nhân vật trải nghiệm. Vì thế, việc ghi lại các diễn biến thực tế không hề dễ dàng, đòi hỏi quay phim, biên tập phải vận dụng hết mọi khả năng thu hình ảnh, tận dụng mọi trang thiết bị mình có để ghi lại toàn bộ những diễn biến quan trọng.

Với Sống khác thì chi tiết thể hiện trải nghiệm của nhân vật là yếu tố quan trọng nhất. Mỗi một diễn biến trong quá trình trải nghiệm phải đƣợc ghi lại. Khi bắt đƣợc diễn biến hiện trƣờng thì quay phim cũng ngay lập tức phải thể hiện đƣợc cảm xúc của nhân vật trƣớc diễn biến đó thông qua chi tiết biểu cảm hình thể nhân vật (đôi mắt, đôi bàn tay, sắc mặt…). Do đó, đòi hỏi sự nhanh nhẹn, nhậy cảm khi thao tác với máy quay nh m thu đƣợc những hình ảnh đắt giá nhất mà ngôn ngữ không thể thay thế đƣợc.

Ngược chiềulà 1 dạng chương trình c sự kết hợp nhiều thể loại, nhiều dạng th c. Chúng tôi gọi nôm na là Docu - Drama Reality shows, có nghĩa là tài liệu nghệ thu t thực tế. T nh thực tế r n t nh t thể hiện trong cảm xúc của nhân v t khi phải đối diện với các giả thiết đặt ra, trước những thông tin, manh mối mà ekip sản xu t chương trình đưa lại. Ngoài ra, t nh thực tế của chương trình còn thể hiện trong những phân đoạn mang t nh điều tra, khám phá..” [BTV Hoàng Quốc Lê – Phụ lục số 2 . Do vậy, hình ảnh trong chƣơng trình sẽ đa dạng và phức tạp hơn.

Đã có những chƣơng trình mà phần nhiều trong đó, những chi tiết ấn tƣợng, quan trọng và cần thiết đƣợc ghi lại b ng haydy cam (máy quay cá nhân) hoặc điện thoại di động hay bất cứ thứ gì có thể ghi lại đƣợc hình ảnh. Nhƣ “trong chương trình Sống khác, chủ đề “Mặn hơn muối”, phần xúc động của bạn trẻ trải nghiệm khi th m th a nỗi v t vả của ngư i dân làng biển Nghĩa Hưng được ghi lại bằng điện thoại di động iphone 5…” [BTV Phan Thị Hoài – Phụ lục số 1 . “Chương trình Rec phiêu lưu ký, chủ đề “Theo d u

chợ tình”, toàn bộ phần di n biến tại chợ tình Khau Vai được ghi lại bằng máy quay cá nhân haydy cam HDR 290” [ BTV Bảo An – Phụ lục số 3 . Chính vì vậy, chất lƣợng hình ảnh trong một số chƣơng trình này chƣa cao.

Có thể nói, với 1 hoặc 2 máy quay trong một chƣơng trình truyền hình thực tế thì việc phải ghi lại toàn bộ diễn biến xảy ra trong quá trình ghi hình là khó khăn, nhất là trong trƣờng hợp ngƣời trải nghiệm có mặt trong đám đông, phải vận động nhanh hoặc là trong những trƣờng hợp có giao tiếp với các đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách truyền hình thực tế của kênh VTV6 (Trang 88 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)