TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài này được tổ chức theo trình tự về thời gian và logíc khoa học, với những phương pháp phổ biến hiện nay.
2.1. Tổ chức nghiên cứu
Để tìm hiểu sự thích ứng với hoạt động giảng dạy theo tín chỉ của giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đề tài đã tiến hành nghiên cứu qua các giai đoạn sau:
2.1.1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận
Mục đích nghiên cứu:
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về thích ứng: Các nghiên cứu trong nước và nước ngoài về thích ứng, thích ứng với hoạt động giảng dạy.
- Hệ thống hoá một số khái niệm của đề tài: Thích ứng, Hoạt động giảng dạy trong đào tạo theo tín chỉ, Thích ứng với hoạt động giảng dạy trong đào tạo theo tín chỉ.
- Tóm lược một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thích ứng với hoạt động giảng dạy trong đào tạo theo tín chỉ của giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà nội hiện nay.
Nội dung nghiên cứu:
- Tổng hợp và phân tích các nghiên cứu trong nước và nước ngoài về vấn đề thích ứng xã hội, thích ứng nghề, thích ứng tâm lý, thích ứng với hoạt động giảng dạy trong đào tạo theo tín chỉ; các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thích ứng của giảng viên.
- Xác định các khái niệm công cụ và khái niệm liên quan: Khái niệm thích ứng, thích với hoạt động giảng dạy trong đào tạo theo tín chỉ; khái niệm hoạt động giảng dạy trong đào tạo theo tín chỉ,
2.1.2. Giai đoạn 2: Giai đoạn khảo sát thử
* Mục đích khảo sát thử
- Tìm hiểu về địa bàn, khách thể nghiên cứu
- Xác định sự phù hợp và độ tin cậy của phiếu trưng cầu ý kiến và nội dung đề cương phỏng vấn sâu từ đó tiến hành chỉnh sửa các câu hỏi chưa đạt yêu cầu.
- Hình thành và chuẩn hoá các phương pháp xử lý kết quả. * Khách thể khảo sát thử:
- Khách thể khảo sát thử bằng phiếu hỏi là 05 giảng viên và 10 sinh viên, phỏng vấn sâu 02 giảng viên và 01 cán bộ quản lý (cán bộ quản lý phòng Đào tạo).
* Quy trình khảo sát thử
- Xây dựng bảng hỏi (bảng hỏi dành cho giảng viên và bảng hỏi dành cho sinh viên);
- Xác định nội dung phỏng vấn;
- Khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn trên 18 cán bộ và sinh viên đại diện cho các khoa và các ngành đào tạo trong trường.
- Kết quả thu về của các mẫu điều tra thử là bảng hỏi được chỉnh sửa theo những góp ý về nội dung, câu chữ cho phù hợp và khoa học hơn với từng đối tượng khách thể.
2.1.3. Giai đoạn 3: Khảo sát chính thức
* Mục đích khảo sát chính
Tìm hiểu sự thích ứng với hoạt động giảng dạy theo đào tạo tín chỉ của giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, từ đó đưa ra kết luận và đề xuất của nghiên cứu.
* Chọn mẫu nghiên cứu
- Lý do chọn địa bàn và khách thể nghiên cứu: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội được chọn là địa bàn
nghiên cứu vì: Nhà trường đang tích cực bước vào quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là quá trình chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang đào tạo tín chỉ, vì vậy việc chú trọng đến chất lượng của đội ngũ giảng viên là hết sức cần thiết. Vấn đề thích ứng với hoạt động giảng viên hoạt động giảng dạy của giảng viên trong trường mà chúng tôi nêu ra ở đây là đóng góp thiết thực cho công tác của nhà trường.
- Khách thể nghiên cứu: Tổng số là 350 khách thể, trong đó: + 126 cán bộ giảng dạy (mỗi khoa từ 5-10 giảng viên)
+ 213 sinh viên khoá QH-2006-X và QH-2007-X (mỗi khoa từ 10-15 sinh viên) + 01 cán bộ Ban Giám hiệu.
+ 04 cán bộ phòng Đào tạo. + 06 cán bộ lãnh đạo các Khoa.
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội là một trường đại học trọng điểm, đầu ngành, có uy tín và truyền thống lâu đời, Trường có sứ mệnh đi đầu trong nghiên cứu, sáng tạo, truyền bá tri thức, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học xã hội, nhân văn phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Hiện nay, nhà trường 480 cán bộ, trong đó có 346 giảng viên. Đây là đội ngũ chủ lực trong hoạt động giáo dục của nhà trường. Trong những năm gần đây, nhà trường luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, đồng thời đưa vị thế của nhà trường ngang tầm với các trường đại học trong khu vực và trên thế giới. Động thái rõ nét nhất là sự chuyển đổi phương thức đào tạo từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ từ năm học 2006-2007, điều này cho thấy sự thay đổi cốt lõi trong chiến lược đào tạo của nhà trường, đưa sứ mệnh của nhà trường sang một giai đoạn mới. Với bề dày lịch sử phát triển hơn 50 năm qua, nhà trường đạt được nhiều thành tích trong nghiên cứu và giảng dạy các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Hiện nay nhà trường có 14 khoa, 02 bộ môn trực thuộc và 12 trung tâm nghiên cứu, đang đào tạo hơn
5000 sinh viên hệ đại học chính quy và hơn 2000 học viên cao học và nghiên cứu sinh. Quá trình chuyển đổi là quá trình lâu dài, qua nhiều giai đoạn, nhiều khâu tổ chức. Xét về khía cạnh tâm lý học, đó là quá trình chuyển đổi nhận thức, hành vi, thái độ đối với mọi hoạt động trong nhà trường từ việc thay đổi chương trình đào tạo, xây dựng môn học, đề cương bài giảng, tổ chức lớp, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên...
Nhìn chung sau 3 năm thực hiện chủ trương chuyển đổi phương thức của nhà trường, đội ngũ giảng viên các khoa đã thấm nhuần mục tiêu, chủ trương mà nhà trường đặt ra. Đặt nền móng cho một hệ thống đào tạo mới, Nhà trường đã đề ra 6 chương trình nhằm nâng cao vị thế của trường và hiện đại hóa chương trình đào tạ. Sau 5 năm thực hiện 6 chương trình này, nhà trường đã đạt được nhiều kết quả trong đào tạo và nghiên cứu.
Theo báo cáo của Hội nghị cán bộ viên chức năm học 2010 – 2011 trong số 346 giảng viên có 5 giáo sư và 65 phó giáo sư, chiếm 20,23%; số giảng viên có trình độ sau đại học là 289 (83,52%), trong đó có 136 tiến sĩ và 02 tiến sĩ khoa học (47,75%) và 154 thạc sĩ, có 93 giảng viên đang học nghiên cứu sinh và 26 giảng viên học cao học. Độ tuổi trung bình của cán bộ giảng dạy là 40 tuổi. Có 173 giảng viên có tuổi từ 35 tuổi trở xuống (chiếm 50% tổng số giảng viên toàn trường). Dưới đây là bảng thống kê một số đặc điểm của khách thể được lựa chọn nghiên cứu trong đề tài.
Bảng 2.1: Một số đặc điểm của khách thể là giảng viên
Một số đặc điểm Số lƣợng Tỷ lệ % Tổng Giới tính Nam 52 41,3 126 Nữ 74 58,7 Trình độ Đại học 22 17,5 126 Thạc sĩ 67 50,8 Tiến sĩ 37 29,4
Thâm niên công tác Dưới 10 năm 58 46,5 126 Trên 10 năm 68 53,5 Độ tuổi Dưới 35 tuổi 58 46,0 126 Từ 36 – 50 tuổi 33 26,2 Trên 50 tuổi 35 27,8
Bảng 2.2: Một số đặc điểm của khách thể là sinh viên
Một số đặc điểm Số lƣợng Tỷ lệ % Tổng Giới tính Nam 27 12,7 213 Nữ 186 87,3 Khoá học QH-2006-X 113 53,1 213 QH-2007-X 100 46,9 Học lực Giỏi, xuất sắc 45 21,1 213 Khá 138 64,8 Trung bình khá 19 8,9 Trung bình 11 5,2 * Điều tra chính thức
Trong quá trình điều tra chính thức, chúng tôi tiến hành điều tra bằng bảng hỏi 126 giảng viên và 213 sinh viên.
Hình thức điều tra bằng bảng hỏi: Đối với khách thể là giảng viên, chúng tôi gặp gỡ, trao đổi về mục đích điều tra, hướng dẫn cách trả lời câu hỏi bằng cách khách thể điền trực tiếp câu trả lời vào phiếu hỏi; Đối với khách thể là sinh viên, sau buổi học của các lớp môn học, yêu cầu sinh viên ngồi tại chỗ trả lời phiếu hỏi trong vòng 15 – 30 phút.
Hình thức phỏng vấn sâu: Hình thức này chúng tôi áp dụng để lấy thông tin từ giảng viên và các cán bộ quản lý. Yêu cầu khi phỏng vấn là người được hỏi phải trong trạng thái tỉnh táo, vui vẻ, chấp nhận việc trả lời. Người được
phỏng vấn được biết trước mục đích và nội dung phỏng vấn. Kết quả phỏng vấn sẽ bổ sung những minh chứng cho các nội dung nghiên cứu của đề tài.
Hình thức dự giờ của giảng viên: Chúng tôi tiến hành dự giờ ngẫu nhiên của 04 giảng viên ở các khoa: Xã hội học, Triết học, Khoa học Quản lý, Tâm lý học. Mục đích của việc dự giờ là quan sát có chủ định các hoạt động giảng dạy của giảng viên khi đứng lớp: Tổ chức lớp học, giao tiếp với sinh viên, kiểm tra đánh giá sinh viên, thiết kế bài giảng,...
Hình thức thảo luận nhóm: Hình thức này được chúng tôi sử dụng để lấy thêm thông tin từ sinh viên, bổ sung cho các nội dung trong bảng hỏi sinh viên. Nhóm thảo luận gồm 5 sinh viên (03 sinh viên khoá QH-2007-X và 02 sinh viên khoá QH-2006-X). Trong 05 sinh viên có 01 sinh viên là trưởng nhóm, trưởng nhóm sẽ chủ động đưa ra các nội dung thảo luận đã được chuẩn bị trước, có vai trò phản biện các ý kiến của các thành viên còn lại. Nội dung được ghi lại dưới hình thức biên bản.
Các hình thức điều tra nói trên có tác dụng bổ sung cho nhau để thu thập thông tin một cách đầy đủ và chính xác, phục vụ việc phân tích các vấn đề nghiên cứu.
* Phân tích số liệu thu được
Tư liệu thu về được xử lý dưới 2 dạng: Tư liệu bằng số được xử lý theo phương pháp thống kê toán học và các nội dung phỏng vấn, thảo luận, quan sát được xử lý dưới dạng các minh chứng. Theo mục đích và nhiệm vụ đặt ra, dữ liệu thu về được phân tích thành 2 nội dung chính: Thực trạng thích ứng với hoạt động giảng dạy theo tín chỉ của giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thích ứng đó.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Giai đoạn đầu tìm hiểu vấn đề nghiên cứu và đi đến xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để thu thập tư liệu, tổng hợp, khái quát cũng như phân tích ở nhiều tài liệu khác nhau về vấn đề thích ứng, thích ứng với hoạt động giảng dạy theo tín chỉ của giảng viên. Dựa trên những nghiên cứu này chúng tôi xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
* Nội dung nghiên cứu tài liệu
- Những tài liệu chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu có nội dung tập trung vào vấn đề thích ứng, thích ứng với hoạt động giảng dạy theo tín chỉ của giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạt động giảng dạy theo đào tạo tín chỉ của giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành để đưa ra các khái niệm cơ bản: khái niệm thích ứng, thích ứng với hoạt động giảng dạy theo tín chỉ, đào tạo tín chỉ.
- Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo một số tài liệu trên báo chuyên ngành, tạp chí, internet, các văn bản của nhà trường.
2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
* Mục đích điều tra bằng bảng hỏi:
Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để nhằm mục đích điều tra định lượng cho các vấn đề nghiên cứu. Đặc biệt là các nội dung điều tra đối chứng từ phía người học.
Nội dung bảng hỏi: Có 02 loại bảng hỏi
- Bảng hỏi dành cho giảng viên: Bảng hỏi gồm 21 câu, thể hiện rõ các nội dung nghiên cứu để giảng viên tự đánh giá về các yêu cầu và mức độ
thích ứng với hoạt động giảng dạy theo đào tạo tín chỉ của bản thân.Trong đó nội dung các câu hỏi nhằm mục đích như sau:
+ Nhận thức về chương trình đào tạo theo tín chỉ nói chung và hoạt động giảng dạy theo đào tạo tín chỉ nói riêng gồm các câu: câu 1, câu 16, câu 21.
+ Thích ứng với hoạt động giảng dạy theo tín chỉ (Thích ứng với việc biên soạn đề cương môn học, tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên): câu 2, câu 3, câu 4, câu 5, câu 6, câu 7,
+ Nhu cầu, động cơ, sự hài lòng của giảng viên về nhiệm vụ và các công việc liên quan đến hoạt động giảng dạy của mình: câu 12, câu 13, câu 14, câu 16, câu 18.
+ Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thích ứng với hoạt động giảng dạy theo đào tạo tín chỉ của giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: câu 3, câu 8, câu 9, câu 10, câu 11, câu 15.
+ Giới thiệu những giảng viên có kỹ năng giảng dạy theo tín chỉ tốt: câu 19 + Những kiến nghị của giảng viên đối với Bộ môn/Khoa/Nhà trường: câu 17, câu 20
+ Những thông tin cá nhân: câu 21
- Bảng hỏi dành cho sinh viên: Gồm 16 câu, nội dung phản ánh những nhận xét, đánh giá của sinh viên về mức độ thích ứng với hoạt động giảng dạy của giảng viên trong quá trình giảng dạy.
+ Nhận thức chung của sinh viên về hoạt động giảng dạy theo tín chỉ và chủ trương chuyển đổi phương thức đào tạo của Nhà trường: câu 1, câu 2, câu 3, câu 4, câu 13.
+ Đánh giá của sinh viên về mức độ thích ứng với các công việc, nhiệm vụ của giảng viên trong hoạt động giảng dạy theo tín chỉ (chuẩn bị đề cương, tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá, hướng dẫn sinh viên...): câu 5, câu 6, câu 7, câu 8, câu 9, câu 10, câu 11, câu 12.
+ Giới thiệu những giảng viên có kỹ năng giảng dạy theo tín chỉ tốt: câu 14 + Kiến nghị của sinh viên đối với Bộ môn/Khoa/Nhà trường: câu 15 + Thông tin cá nhân sinh viên: câu 16
* Cách tiến hành
Khách thể điều tra bao gồm giảng viên và sinh viên, đây là những khách thể có trình độ học vấn cao, có kinh nghiệm nghiên cứu và thường xuyên tiếp xúc với các phương pháp nghiên cứu khoa học. Vì vậy, sau khi phát phiếu hỏi có kèm theo hướng dẫn thì khách thể chủ động điền các câu trả lời vào phiếu hỏi. Tuy nhiên, với tổng số phát ra đối với phiếu hỏi giảng viên là 150 thì chúng tôi thu về được 126 và số phiếu sinh viên phát ra là 250, phiếu thu về là 213. Số còn lại đa phần trả lời không đầy đủ và không hợp lệ.
* Nguyên tắc xây dựng bảng hỏi và điều tra bằng bảng hỏi
Bảng hỏi được thiết kế xen lẫn các câu hỏi đóng và câu hỏi mở, nhằm mục đích kiểm tra và bổ sung lẫn nhau; Quá trình thực hiện điều tra bằng bảng hỏi được tuân thủ theo 3 giai đoạn: Thiết kế bảng hỏi, khảo sát thử, điều tra chính thức. Mỗi giai đoạn có mục đích và nội dung cụ thể khác nhau (đã trình bày phần tổ chức nghiên cứu); Các khách thể tham gia điều tra được trả lời độc