Khái quát chung về tác phẩm và quan niệm của Aristotle về nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của arixtot về nhà nước trong tác phẩm chính trị luận (Trang 42)

nước

1.2.1 Thân thế và sự nghiệp của Aristotle

Trước hết, ta sẽ khái quát qua thân thế của Aristotle, và phân tích những sự kiện chính trị - xã hội mà Aristotle sinh ra, lớn lên ảnh hưởng đến cuộc đời và các tác phẩm của ông.

Aristotle sinh năm 384 và mất năm 322 TCN, một thị trấn nhỏ phía đông thành phố Salonica, sát biên giới vương quốc Macedonia. Xuất thân từ một gia đình trí thức, cha của Aristotle là ngự y của vua Macedonia nên từ nhỏ ông đã được học về thiên nhiên và sinh vật qua quan sát cũng như qua những tài liệu của phụ thân ông.

Năm 17 tuổi, Aristotle đến Aten để du học, lúc bấy giờ Aten vẫn là một trung tâm văn hóa – chính trị của Hy Lạp. Đây là cái nôi văn hóa – nghệ thuật, với hai trường Đại học nổi tiếng, một của Aten và một trường Đại học do Platon sáng lập. Aristotle đến Aten du học và tham gia học tập tại ngôi trường của Platon, vì vậy ông cũng chịu khá nhiều ảnh hưởng từ người thầy của mình. Và trong khoảng 20 năm, Aristotle nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn của chính thầy giáo mình là Platon.

Năm 347 TCN, Platon qua đời cùng với sự kiện quê hương Stagira của ông bị quân đội Philip xứ Macedonia tiêu diệt, hơn nữa việc kế nhiệm trường học là một người không được Aristotle và các học trò khác khâm phục, dẫn đến việc Aristotle quyết định rời khỏi Athens, và bắt đầu đi du hành đây đó, ông đem những gì được học ra áp dụng trong suốt 12 năm sau đó.

Trong cuộc hành trình suốt 12 năm này phải kể đến những sự kiện có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với Aristotle. Trước hết, ông cùng một người bạn đến thành Tơroy. Đó là một thị quốc nằm ở phía đông bắc núi Ida, đang do nhà độc tài Hermias cai trị. Tại đây Aristotle đã thành lập một Học viện thu hút được sự tham dự của học sinh các miền lân cận. Ông đã trở thành bạn thân của vị vua độc tài Hermias, được vị vua này gả cháu gái cho làm vợ. Thời điểm này ông đã chứng kiến đầy đủ chế độ quân chủ và rút ra được nhiều điều từ những gì tai nghe mắt thấy.

Sau một thời gian, Aristotle chuyển sang sống ở đảo Lesbos. Tại đây, ông được vua Philiip của xứ Macedonia để dạy học cho thái tử còn nhỏ tuổi

từ khi vị thái tử này từ 13 đến 19 tuổi. Thái tử chính là Alexang đệ nhất. Aristotle đã cố công làm cho học trò của mình yêu quý và kính trọng nền văn hóa Hy Lạp. Trường ca Home vĩ đại trở thành tác phẩm yêu thích nhất của Alexander. Aristotle đã dạy cho Alexander về “thuật làm vua” và “thuật cai trị các thuộc địa”. Sau đó ông còn ở lại Macedonia một thời gian nữa trước khi trở lại với trung tâm Athens.

Năm 335 TCN, ông trở lại Athens mở trường Lyceum. Tại thời điểm này, ông gặp người bạn cũ của mình là Antipater, hiện đang làm Toàn quyền ở Athens. Mặc dù hai người với hai thân phận khác nhau, nhưng tình bạn cũ của họ vẫn được chân trọng. Và chính những chính sách của Antipater đã ảnh hưởng không ít đến những tác phẩm sau này của Aristotle.

Năm 324 TCN, Alexander băng hà đột ngột, Athens tuyên bố chiến tranh với Macedonia và đòi lại tự do. Tại Athens, viên toàn quyền đương nhiên trở thành đối tượng của cuộc chiến và Aristotle, vì là bạn của viên toàn quyền, cũng là thày giáo dạy vua Alexander, cho nên Aristotle đành phải bỏ Athens sang tị nạn xứ Chaltics. Ông qua đời tại đây vào năm 322 TCN.

Cuộc đời của Aristotle có thể thấy chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố lịch sử, cũng như gắn liền với sự thăng trầm của vị vua nổi tiếng Alexander đệ nhất Hy Lap cổ đại. Ông gắn liền với sự nghiệp giáo dục tại Athens, gắn liền với những con người lập hiến tại Athens thời kỳ Hy Lạp hóa. Chính những sự kiện này đã giúp cho Aristotle có những điều kiện tiếp cận và nhận thức sâu sắc về những chế độ chính trị mà các thành bang Hy Lạp thực thi, đó là những cơ hội quan trọng để Aristotle có thể có được những quan niệm hoàn thiện về Nhà nước trong tác phẩm của mình. Vì vậy, những quan điểm đó có tính thực tiễn rất lớn, bắt nguồn từ chính những thực tiễn đã và đang đặt ra cho các thành bang Hy Lạp lúc bấy giờ, chứ không ảo tưởng và bất khả thi như những quan niệm trước đó của Platon.

1.2.2 Sự ra đời và những nội dung cơ bản của tác phẩm

“Chính trị luận” được Aristotle viết vào năm 350 TCN, tức là khi ông 34 tuổi. Có lẽ, số tuổi chưa nhiều nhưng rõ ràng thành tựu ông đạt được lại rất lớn, chỉ 34 tuổi nhưng ông đã có cái nhìn logic, biện chứng về thực tiễn xã hội, có cái nhìn tổng quát về các chế độ chính trị để từ đó ông hướng vào việc xây dựng mô hình lý tưởng chính trị, đó cũng là sự tài ba của tác giả. Hơn nữa, nếu ta xét kỹ thì thấy rằng, Aristotle viết tác phẩm này trong thời kỳ xã hội Hy Lạp trước khi bước vào thời kỳ Hy Lạp hóa 16 năm. Đó là thời kỳ vương quốc Macedonia được thiết lập, đặc biệt là thời kỳ vua Philip II đặt nền móng cho sự cường thịnh của quốc gia này với những chính sách tấn công vào Hy Lạp (từ năm 359 đến 336 TCN) và đến năm 338 TCN thì Hy Lạp đã rơi vào tay của Macedonia, bước vào thời kỳ Hy Lạp hóa. Đây cũng là thời điểm cực thịnh nhất của nhà nước này, hơn nữa vào thời gian này cũng là lúc Aristotle đang giảng dạy những quan niệm về thuật trị nước và cách cai trị các quốc gia thuộc địa cho vị vua trẻ nổi tiếng Alexander. Và sau này, chính vị vua Alexander đã hết sức ủng hộ những quan niệm của ông và việc mở trường dạy học của Aristotle, vị vua này đã cấp 16 vạn đồng tiền vàng làm kinh phí. Tạo điều kiện cho Aristotle nghiên cứu, cũng như lập ra thư viện đầu tiên ở Châu Âu cất giữ rất nhiều sách quý về khoa học tự nhiên và pháp luật [2,135].

Chính những sự kiện lịch sử đó, chứng minh rằng sự ra đời của tác phẩm có sự ảnh hưởng rất lớn từ thực tiễn chế độ chính trị Hy Lạp cũng như những hoạt động thực tiễn từ bản thân Aristotle. Tác phẩm ra đời dường như là một tất yếu lịch sử, là cái cần thiết cho chế độ Hy Lạp hóa, cũng là yếu tố thể hiện trình độ uyên bác, cao siêu của chính tác giả.

Tác phẩm “Chính trị luận” của Aristotle được chia làm 8 quyển với 93 chương. Ta có thể tóm tắt khái lược về nội dung tác phẩm như sau:

Quyển I: gồm 13 chương mang tên “Lý thuyết về gia đình”, trong đó Aristotle nêu lên những vấn đề bản chất, sự xuất hiện – nguồn gốc của nhà

nước trong 3 chương đầu của quyển. Các chương còn lại, Aristotle phân tích vấn đề thành phần cấu tạo nên nhà nước – là các gia đình. Cho nên ông tập trung nghiên cứu và phân tích thành phần, các mối quan hệ cấu tạo nên gia đình và nghệ thuật tích lũy tài sản trong gia đình. Không phải ngẫu nhiên mà Aristotle phân tích những đặc điểm của gia đình, bởi vì chính ông đưa ra một quy luật tự nhiên dẫn đến sự xuất hiện nhà nước, theo quy luật này thì nhà nước xuất hiện theo quy luật tự nhiên từ gia đình mà nên, vì vậy, muốn hiểu các bộ phận cấu thành nên nhà nước cũng giống như các mối quan hệ trong nhà nước đó cùng các biện pháp xây dựng đời sống vật chất của nhà nước thì việc đầu tiên là phải phân tích, truy nguyên cho được những yếu tố đó từ gia đình. Toàn bộ Quyển I sẽ giúp ta nắm được sự hình thành của Nhà nước.

Quyển II: gồm 12 chương, trong đó ông đánh giá các mô hình chính trị trên lý thuyết thông qua việc phân tích, đánh giá những luận điểm của Platon qua hai tác phẩm “Nền cộng hòa” và “Luật pháp”, và những quan điểm của một số nhà lập pháp khác. Nội dung này được Aristotle trình bày rõ trong các chương từ chương 1 đến chương 6 của Quyển. Các chương còn lại, Aristotle dành thời lượng để phân tích các mô hình thực tiễn đã xuất hiện, như chế độ quân phiệt của Sparta, Crete và Carthega.

Quyển III: gồm 18 chương và chủ đề của quyển là khảo sát các vấn đề liên quan đến công dân và các mô hình hiến pháp. Đây là trung tâm của “Chính trị luận”. Từ chương 1 đến chương 5, Aristotle giải quyết câu hỏi “ai là công dân?”. Trong đó, ông xác định những ai là thành phần công dân, và công dân có thay đổi hay không khi mà chính quyền, hiến pháp của quốc gia thay đổi, từ đó ông xác định đâu là hành vi của công dân trong một nhà nước và đặc biệt ông xác định những đức tính cần có của công dân. Từ chương 6 đến chương 8, ông xác định có những hình thức chính trị nào?. Từ mục đích của các chính quyền, ông đã phân loại thành các hình thức chính trị đúng đắn và hình thức chính trị sai, bại hoại (chương 6). Đến chương 7, ông phân tích

các hình thức chính trị đúng đắn bao gồm: quân chủ, quý tộc và chế độ cộng hòa – chế độ đa số, đối lập với các hình thức chính trị đúng đó là các hình thức chính trị bại hoại như: bạo chúa (thay cho chế độ quân chủ); quả đầu – chế độ chỉ lo cho thiểu số dân giàu (thay cho chế độ quý tộc) và dân chủ (thay cho chế độ cộng hòa đa số), (nhưng Aristotle và người Hy Lạp thời kỳ đó xác định dân chủ là chế độ chỉ đại diện cho người nghèo đa số). Cho nên, trong chương 8 Aristotle phân tích bản chất của các chế độ như bạo chúa, quả đầu, dân chủ và so sánh sự khác nhau giữa hai chế độ quả đầu – và chế độ dân chủ. Chương 9, được Aristotle phân tích về nguyên tắc của chế độ Quả đầu và Dân chủ.

Đến chương 10, ông bàn đến vấn đề ai sẽ là người lãnh đạo? với các thành phần xã hội khác nhau thì lựa chọn ai nên làm người cai trị. Ông đưa ra kết luận rằng, “pháp trị” tức là để luật pháp, chứ không phải là con người có quyền tối thượng, vì con người luôn luôn để tư lợi và tình cảm xen vào.

Trong các chương còn lại của Quyển III, tức là từ chương 11 đến chương 18, Aristotle phân tích sự lợi hại của “Nhân trị” và “Pháp trị”. Theo Aristotle, nếu có một hoặc một nhóm người siêu tuyệt hơn mọi người, chỉ một mực chăm lo cho cái tốt chung của quốc gia, thì thuận theo tự nhiên những người này cai trị là thuận lý.

Quyển IV gồm 16 chương. Nội dung chính của Quyển này là việc xác định đâu là mô hình chính trị tốt nhất. Để chứng minh điều này, Aristotle phải trình bày những lý do cần tìm hiểu mô hình chính trị tốt nhất (chương 1). Từ đó, ông nghiên cứu các mô hình (dân chủ, quả đầu, chế độ bạo chúa) trong các chương trong các chương từ chương 2 đến chương 10, chỉ ra tỉ mỉ những ưu điểm cũng như nhược điểm của các chế độ này.

Từ chương 11 đến chương 16, Aristotle phân tích xem đâu là những mô hình chính trị khả thi nhất cho các quốc gia. Ông đưa ra khái niệm mô hình chế độ hỗn hợp giữa quả đầu và dân chủ, mà ông gọi là chế độ “polity” – đó là chế

độ “trung dung”, chế độ tốt nhất phải là chế độ được tạo nên bởi giai cấp trung lưu đủ lớn mạnh hơn hai giai cấp kia (quá giầu hoặc quá nghèo). Ông gọi chế độ “trung dung” là chế độ hiến định. Tiếp theo đó, ông chú trọng phân tích những cách thức thực hành chế độ này, cũng như nghiên cứu cơ cấu chính trị, bộ máy nhà nước, cơ quan hành chính và tư pháp của nhà nước đó.

Quyển V: gồm 12 chương, nội dung chủ yếu của quyển này Aristotle muốn nói đến vấn đề nguồn gốc dẫn đến cách mạng làm thay đổi các chế độ chính trị. Ông nói đến nguyên nhân cách mạng trong các chế độ như dân chủ - quả đầu – quý tộc – quân chủ độc tài cũng như các biện pháp để bảo vệ chế độ nhà nước.

Quyển VI: gồm 8 chương bàn về phương thức thiết lập chế độ Dân chủ và quả đầu, liên quan đến 3 ngành của chính quyền: hành pháp, tư pháp và lập pháp.

Đối với chế độ dân chủ: ông liệt kê thành 4 loại hình dân chủ theo các thành phần dân chúng (nông dân, chăn nuôi, thương nhân và công nhân). Chế độ quả đầu được hình thành từ 2 loại: quả đầu thuần túy (giàu có) và chế độ quả đầu polity (được kết hợp từ thuần túy và dân chủ).

Trong chương 8, Aristotle luận về các cơ quan chính quyền cần thiết cho một quốc gia như: kiểm soát thị trường, kiểm soát các bất động sản, kiểm lâm, ngân khố, văn thư, cơ quan thực thi các bản án, ngoài ra cần có cơ quan quốc phòng, thanh tra tài chính các cơ quan chính quyền.

Quyển VII gồm 17 chương, được chia làm 3 phần. Phần thứ nhất luận bàn về lý tưởng chính trị bản chất của đời sống hạnh phúc nhất và tốt nhất. Phần thứ hai luận bàn về các điều kiện để xây dựng một quốc gia lý tưởng. Phần thứ ba, Aristotle bàn về nguyên tắc tổng quát của giáo dục.

Quyển VIII¸ gồm 7 chương, nghiên cứu về giáo dục và đề nghị đưa một số môn vào trong chương trình giáo dục, nhằm mục đích xây dựng những công dân đạo đức, và khi mỗi công dân có đạo đức thì đất nước đó

phải trở nên tốt đẹp hơn. Đó cũng là kết luận tự nhiên khi Aristotle kết thúc “Chính trị luận” bằng chương bàn về giáo dục.

1.2.3 Quan niệm về nhà nước trong tác phẩm và phương hướng tiếp cận vấn đề

Tác phẩm “Chính trị luận” của Aristotle là một tác phẩm đồ sộ, đề cập đến khá nhiều khía cạnh của một quốc gia, người đọc có thể tìm thấy các vấn đề liên quan đến đời sống hàng ngày của mỗi một con người như các vấn đề gia đình, mối quan hệ trong gia đình và phương pháp tích lũy tài sản trong gia đình, đến những vấn đề lớn hơn trong xã hội như chế độ chính trị nhà nước, thuật cai trị, nhà lãnh đạo, cơ cấu bộ máy nhà nước, các vấn đề dân số, quân sự quốc phòng, giáo dục, đạo đức văn hóa… có thể nói đây là một tác phẩm toàn diện liên quan mọi mặt của đời sống xã hội. Và ngày nay, người ta có thể nghiên cứu tác phẩm dưới nhiều góc độ, tuy nhiên vấn đề trọng tâm nhất trong tác phẩm cũng là phạm vi nghiên cứu của đề tài, chính là vấn đề nhà nước.

Nhà nước – một phạm trù trung tâm được bàn đến xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, tuy nhiên cách thể hiện của Aristotle cũng không hẳn dễ hiểu, dễ nắm bắt ý đồ của tác gia. Chính vì vậy, để làm sáng tỏ hơn vấn đề nhà nước trong tác phẩm, đề tài sẽ trình bày theo hướng tiếp cận sau đây: những quan niệm chung về nhà nước – các hình thức chính quyền nhà nước- mô hình nhà nước lý tưởng nhất và cách thiết lập cũng như đặc điểm của nhà nước lý tưởng đó – sự thay đổi và các biện pháp bảo vệ nhà nước, để từ đó đưa ra những nhận xét, khẳng định những nguyên lý đúng đắn và hạn chế của Aristotle, những điều còn dùng được trong xã hội hiện nay, và đặc biệt đề tài sẽ chỉ rõ sự ảnh hưởng của tác phẩm đến lịch sử triết học chính trị sau này của phương Tây và trên thế giới.

Chương 2:

MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ NHÀ NƯỚC TRONG TÁC PHẨM 2.1 Những quan niệm chung về nhà nước

Ngay từ đầu tác phẩm, Aristotle đã nêu lên một lập luận quan trọng, nền tảng về mục đích của nhà nước. Ông nói: “Mỗi một nhà nước là một hình thức quần tụ nào đó của con người – một cộng đồng, và mỗi một cộng đồng được thiết lập nhằm đạt tới một cái tốt nào đó, vì hoạt động của con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của arixtot về nhà nước trong tác phẩm chính trị luận (Trang 42)