Một số giải pháp cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở một số địa phương hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 106 - 114)

Từ mục tiêu và phương hướng trên đây, việc bảo tồn và phát huy giá trị tích cực của tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên ở Hà Tây cần phải quan tâm thực hiện một số giải pháp sau đây:

Một là, tăng cường các biện pháp tổ chức, quản lý hành chính kết hợp với tuyên truyền giáo dục ý thức tự giác của người dân.

Sự tồn tại những hoạt động trong các lễ hội cổ truyền, trong tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên, đặc biệt là các hoạt động thương mại hoá trong lễ hội là một hiện tượng không lành mạnh, cần sớm loại bỏ vì nó đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân.

Tuy nhiên để xoá bỏ được hiện tượng này không thể thực hiện trong một sớm một chiều, mà đòi hỏi phải có thời gian, có sự nỗ lực của từ phía cơ quan quản lý và sự đồng thuận từ phía quần chúng nhân dân.

Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng phải có sự quản lý giám sát chặt chẽ các hoạt động tổ chức, kinh doanh trong lễ hội. Muốn vậy cần phải phân trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, ban nghành tránh hiện tượng chồng chéo chức năng nhiệm vụ.

Bên cạnh đó cũng cần phải giáo dục ý thức của người dân. Vì nếu chỉ thắt chặt công tác quản lý mà không kết hợp với tuyên truyền giáo dục ý thức tự giác cho nhân dân thì sẽ không thể đem lại hiệu quả thiết thực. Người dân vẫn không tự giác chấp hành, vì lợi nhuận họ vẫn tiếp tục vi phạm: "buôn thần bán thánh", vẫn chèo kéo chặt chém khách tham quan lễ hội.

Hai là, các nhà khoa học xã hội, cần nghiên cứu chuyên sâu, phân định

rõ các khái niệm: tôn giáo, tín ngưỡng, mê tín dị đoan...để tuyên truyền cho người dân hiểu được quan niệm chính thống giúp họ có thể phân định được ranh giới giữa sinh hoạt tín ngưỡng với các hoạt động mê tín dị đoan. Mục đích của biện pháp này để người dân hiểu được: Tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên là một nhu cầu thiết yếu của một bộ phận dân cư. Bên cạnh đó, chúng ta phải làm cho cán bộ và nhân dân hiểu và nhận thức đúng, đầy đủ thế nào là tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng; tầm quan trọng của việc bài trừ mê tín dị đoan. Cần kiên trì giáo dục, hạn chế những yếu tố thiếu lành mạnh, mê tín dị đoan trong tổ chức tang ma, giỗ chạp, lễ hội thành hoàng như: xem bói, xem quẻ, xem tướng số, cúng gọi hồn...; cần làm cho mọi người thấy rõ những nguy hại của việc lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo, để hoạt động chia rẽ dân tộc và Nhà nước Việt Nam sẽ kiên quyết xử lý, nghiêm trị những kẻ lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá vỡ sự ổn định chính trị - xã hội, gây rối trật tự công cộng, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Ngày nay, trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, các hiện tượng mê tín dị đoan đang có xu hướng phát triển và lan tràn, đan xen vào các hoạt động tín ngưỡng nói chung và tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên nói riêng. Vì vậy cần phải đấu tranh ngăn chặn các hoạt động trên. Vấn đề bài trừ mê tín dị đoan đã được đề cập rất nhiều trong các nghị quyết, thông tư (nhất là thông tư của Bộ Văn hoá- thể thao và Du lịch). Gần đây, tại Nghị quyết số 25- NQ/TW của ban chấp hành Trung ương Đảng cũng nêu: "Nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan..."[20, tr.49].

Ba là, xây dựng môi trường văn hoá - xã hội lành lạnh. Xây dựng và

phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới. Sự nghiệp xây dựng nền văn hoá mới muốn thành công được phải dựa vào dân, phải "làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động của xã hội, và từng tập thể và cộng đồng, từng địa

ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển" [19, tr.208].

Trên cơ sở đẩy mạnh phong trào thi đua "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới", xây dựng môi trƣờng văn hoá - xã hội lành mạnh là

điều kiện không thể thiếu được và góp phần phát huy những giá trị tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên. Môi trường văn hoá - xã hội đầu tiên phải bàn đến là môi trường gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội là cái nôi con người được sinh ra và nuôi dưỡng, là môi trường quan trọng hình thành nhân cách, giáo dục nếp sống, đạo lý cho con người. Vì vậy gia giáo bao giờ cũng đi trước và tồn tại song song với giáo dục xã hội. Giáo dục đạo đức và nếp sống văn hoá gia đình truyền thống cho mọi người trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, phải nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xóm - tổ quốc; giáo dục lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, sự tinh tế trong ứng xử, trong lối sống, tiếp thu cái hay, cái tiến bộ trong văn hoá của các dân tộc, đi liền với sự đấu tranh chống cái lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, lề thói cũ. Một trong những tập quán lạc hậu cần sớm loại bỏ đó là tư tưởng cục bộ địa phương trong quần chúng nhân dân hiện nay.

Để xoá bỏ được tư tưởng đã ăn sâu vào nếp nghĩ của những người dân ở nông thôn Hà Tây không thể trong một sớm một chiều. Vì vậy, việc "giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam; nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ; coi trọng xây dựng gia đình văn hoá; xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội" được đặt lên hàng đầu và phải được coi là nhiệm vụ trọng yếu [17, tr.60].

như nhà ở, việc làm,... Đồng thời xây dựng các quan hệ ứng xử sao cho thích hợp với mọi lứa tuổi, với vai trò và trách nhiệm của mỗi thành viên trong trật tự gia đình. Kính trọng ông bà, nhớ ơn cha mẹ, thương yêu con cháu, anh em đùm bọc, vợ chồng thuận hoà... là những tình cảm tốt đẹp trong gia đình truyền thống, cần phải giữ gìn, củng cố và phát huy mạnh mẽ. Xây dựng gia đình văn hoá mới cần nối tiếp các giá trị văn hoá đạo đức tư tưởng tốt đẹp, đồng thời xây dựng gia đình dân chủ tôn trọng nhau, cùng nhau bàn bạc và quyết định, khắc phục thái độ độc đoán, gia trưởng, bất bình đẳng của các quan hệ gia đình trong xã hội cũ. Có như vậy, mỗi chúng ta và mỗi gia đình mới có đủ sự sáng suốt và năng lực để tiếp tục chuyển tiếp các giá trị tốt đẹp trong gia đình, trong tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên cho thế hệ mai sau.

Để trong mỗi chúng ta và các thế hệ con cháu chúng ta ai cũng có "ý thức cộng đồng, lối sống văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội", có năng lực "tự hoàn thiện nhân cách" , chúng ta cần phải "nêu cao trách nhiệm của mình, có lối sống văn hoá, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội" [19, tr.116].

Bên cạnh gia đình, thì dòng họ cũng là một môi trường văn hoá - xã hội quan trọng trong sự trưởng thành của một con người. Dòng họ không chỉ là một cộng đồng xã hội mang tính huyết thống, mà còn là một tổ chức xã hội bao gồm nhiều thành viên khác nhau về lứa tuổi thành phần, nghề nghiệp... Vì vậy, có thể coi dòng họ là một tổ chức quần chúng, thông qua các hoạt động góp phần giáo dục nhân cách con người.

Xây dựng gia đình văn hoá dòng họ văn hoá, những làng văn hoá và xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là sự thực hiện một cách cụ thể, thiết thực sinh động nhất chủ trương của Đảng được khẳng định trong Nghị

những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại" [17]. Bởi phải có Nhà nước con người có nếp sống văn hoá, những gia đình văn hoá, những làng và khu dân cư văn hoá, mới có được xã hội dân chủ, công bằng, văn minh như chúng ta mong muốn và mới xoá bỏ triệt để tư tưởng cục bộ, địa phương bản vị trong các gia đình, dòng họ, các làng quê ở nông thôn Hà Tây.

Xây dựng môi trường văn hoá - xã hội lành mạnh, cần phải xây dựng nếp sống văn minh trong các cộng đồng làng, xã, phường... thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền, giữa các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt cần thực hiện nghiêm túc chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền tự do tín ngưỡng của công dân, tham gia tích cực xây dựng nếp sống mới lành mạnh, văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, hạn chế và loại bỏ những hủ tục, mê tín dị đoan. Các phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa", "Xoá đói giảm nghèo", "Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền", không chỉ đơn thuần góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc, quê hương, gia đình, mà còn góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, tạo ra một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Bốn là, chăm lo đời sống vật chất, nâng cao trình độ mọi mặt cho nhân

dân. Cách đây hơn nửa thế kỷ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra nhiệm vụ "chống ba thứ giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm". Chống: "Giặc đói, giặc dốt" là để xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và nâng cao trình độ cho nhân dân. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để phát huy những giá trị tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của quan niệm nhân sinh trong tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên của người Việt hiện nay. Để góp phần chăm lo đời sống vật chất cho nhân dân, trước tiên Đảng và Nhà nước ta phải đảm bảo việc làm đầy đủ và hợp lý cho người lao động, cải thiện các điều

quyền xã hội cơ bản của con người, quyết định nguồn thu nhập và khẳng định giá trị của con người. Cùng với vấn đề việc làm hợp lý thì quyền được hưởng thụ những thành quả lao động của mình cũng là một mặt hết sức quan trọng của cuộc sống con người. Con người được đặt vào vị trí trung tâm của các chương trình kinh tế - xã hội, hay nói cách khác, chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước hướng vào cải thiện các điều kiện sinh hoạt vật chất và văn hoá tinh thần cho nhân dân.

Thực tế những năm qua, chính sách mở cửa của nền kinh tế đã tạo ra những biến đổi to lớn về đời sống cho nhân dân. Đảng và Nhà nước ta thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần lấy việc giải phóng lực lượng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội, cải thiện đời sống nhân dân làm mục tiêu hàng đầu trong việc khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và các hình thức tổ chức kinh doanh ở nước ta, xác lập củng cố và nâng cao địa vị làm chủ của người lao động trong nền sản xuất xã hội, thực hiện công bằng xã hội ngày càng tốt hơn.

Khuyến khích làm giàu chính đáng đi đôi với xoá đói giảm nghèo, để không diễn ra sự chênh lệch quá đáng về mức sống, về trình độ phát triển giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng miền. Chăm lo, nâng cao đời sống vật chất

cho nhân dân là giải pháp cơ bản lâu dài, đòi hỏi sự cố gắng của toàn Đảng,

toàn dân. Khi đời sống vật chất được nâng cao, nhân dân càng thêm tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, tin tưởng vào con đường mà chúng ta đã lựa chọn, thêm hăng say trong lao động sản xuất.

Bên cạnh việc chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, đồng thời không ngừng nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Như Đảng ta đã xác định: "Tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường" [19, tr.89].

Nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, đòi hỏi phải không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân lao

động trên tất cả các lĩnh vực, đảm bảo công bằng xã hội. Mục tiêu mà Đảng ta xác định đó là kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hoá, vì xã hội công bằng, dân chủ, con người phát triển toàn diện. Văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân trên cơ sở giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại. Như Nghị quyết Hội nghị Trung ương Năm (Khoá VIII) của Đảng đã xác định là "xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Mà trong đó hệ tư tưởng chủ đạo là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm hướng tới các chuẩn mực chân - thiện - mỹ.

Năm 2000, Chính phủ đã phát động phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", lấy đoàn kết cộng đồng làm sức mạnh, lấy nâng cao chất lượng chăm sóc từ vật chất đế tinh thần làm nội dung, lấy đơn vị cơ sở là cơ quan, xí nghiệp, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang, khu dân cư... làm điểm để đầu tư xây dựng toàn diện, lấy gia đình làm cơ sở để triển khai vận động và con người làm hạt nhân thực hiện với phương châm vì lợi ích của dân, thực hiện bằng sức dân, do dân tự quản, đoàn kết thống nhất, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Mặt khác, để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên, phải nâng cao trình độ mọi mặt của nhân dân. Đặc biệt cần phải nâng cao trình độ hiểu biết của các tầng lớp nhân dân về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo, nâng cao nhận thức về đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân.

Nâng cao trình độ nhận thức của quần chúng nhân dân, không chỉ chú trọng giáo dục văn hoá, mà còn phải: "Coi trọng giáo dục đạo lý làm người, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hoá, lịch sử dân tộc và bản sắc dân tộc; bồi

dưỡng ý thức và nhân lực phát huy giá trị văn hoá dân tộc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại" [15, tr.63].

Khi quần chúng nhân dân có trình độ nhận thức đúng đắn về thế giới tự nhiên, xã hội và về chính bản thân mình, họ sẽ có một thế giới quan khoa học và nhân snh quan cách mạng. Trên cơ sở đó, họ sẽ tự điều chỉnh thái độ và các hoạt động của mình, trong đó có tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên theo chiều hướng tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở một số địa phương hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 106 - 114)