Một số kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khu ủy Trị - Thiên với cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân năm 1968 tại thành phố Huế (Trang 80 - 106)

CHƢƠNG III : NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

3.3. Một số kinh nghiệm

Một là: Xác định đúng mục tiêu chiến lược chủ yếu trên cơ sở đó đánh vào đầu não của địch

Kiên quyết tấn công là tư tưởng chỉ đạo chính là một trong nguyên tắc cao nhất của chiến tranh cách mạng của tổng công kích, tổng khởi nghĩa. Nhưng kiên quyết tấn công vào đâu, vào kẻ địch nào để nhanh chóng đánh ngã toàn bộ quân địch, để phát huy hiệu suất cao của chiến dịch và chiến đấu, đó là vấn đề quan trọng nhất việc tìm ra hướng chủ yếu, đối tượng chủ yếu và mục tiêu chủ yếu của chiến dịch.

Trong cuộc tổng tiến công xuân Mậu Thân 1968, theo chỉ thị của Trung Ương, tại Trị Thiên chúng ta chọn Huế làm mục tiêu chủ yếu và đánh đòn chủ yếu vào kẻ địch. Huế là trung tâm chính trị, quân sự là nơi tập trung cơ quan chỉ huy, là hang ổ của bọn phản động kìm kẹp quần chúng Trị Thiên. Đánh vào Huế là đánh đòn ác liệt nhất vào tim óc, huyết mạch vào hệ thần kinh trung ương của địch. Đánh vào đó thì bọn đầu sỏ vỡ tan, mà đầu sỏ đã vỡ thì tay chân, toàn thể hệ thống tổ chức của địch cũng đã vỡ theo. Đánh vào Huế, nơi trung tâm đông dân cư, tạo điều kiện tốt để phối hợp tấn công quân sự với khởi nghĩa của quần chúng, tạo thời cơ phát động hàng chục vạn quần chúng trong thành phố và dọc 2 bờ sông Hương đứng lên đánh địch một cách mạnh mẽ và quyết liệt, làm cho địch bị tấn công mọi mặt, bị bao vây bốn phía, lâm vào tình trạng tuyệt vọng, buộc phải chịu tiêu diệt hay đầu hàng.

Ta muốn đánh chiếm được thành Huế phải đánh chiếm cho được các mục tiêu chủ yếu, những mục tiêu chủ làm thành hệ thống phòng ngự cốt cán của địch trong thành phố, đó là Mang Cá (sở chỉ huy sư đoàn 1 ngụy), sân bay Tây Lộc, khu Đại Nội và thị trấn An Hòa, ở phía Bắc và trung đoàn thiết giáp 7 ngụy, khách sạn Thuận Hóa (nơi cố vấn Mỹ trú ngụ), sở cảnh sát ở ngã Năm

và dinh tỉnh trưởng ở phía Nam thành phố…Thực hiện quyết tâm đánh những đòn chí mạng vào những mục tiêu chủ yếu nói trên, chúng ta đã tập trung binh hỏa lực giỏi và cán bộ có kinh nghiệm thực hiện cuộc tổng công kích một lúc vào những điểm chủ yếu đó ở cả 2 hướng Nam và Bắc thành phố Huế. Rồi từ đó, ta đánh chiếm qua các mục tiêu khác. Trong giai đoạn tấn công bước đầu, đó là những trận đánh quyết liệt, đã giành được những thắng lợi quyết định vào giờ phút quyết liệt nhất. Những thắng lợi quyết định đó đã mở đường cho các cuộc tấn công tiếp theo để liên tiếp đánh bật quân địch trong thành phố và tiếp tục đánh chiếm các vùng ngoại ô bao quanh thành phố.

Tóm lại thắng lợi của Huế trước hết là thắng lợi của tư tưởng tiến công, quyết tâm chiếm địa bàn chiến lược xung yếu, thắng lợi của tư tưởng tập trung binh hỏa lực đánh diệt mục tiêu chủ yếu, quyết giành thắng lợi vang dội để mở đường cho phong trào nổi dậy đồng loạt của quần chúng, tiến tới giành nhiều thắng lợi to lớn và toàn diện hơn.

Hai là: Thực hiện phương châm tổng tấn công quân sự kết hợp với phát động quần chúng nổi dậy đồng loạt, phát huy sức mạnh tổng hợp tiêu diệt quân địch đến cùng.

Trên tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (12 – 1965) và Nghị quyết tháng 2 – 1966 của Quân ủy Trung ương, quán triệt tư tưởng “phải giữ vững và phát triển thế chiến lược tiến công”, Đảng bộ Trị Thiên Huế đã xây dựng thế trận tiến công trên cả ba vùng chiến lược, đẩy mạnh đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, xây dựng và phát triển lực lượng mở rộng cơ sở quần chúng, vận dụng tốt ba mũi giáp công, xiết chặt vòng vây uy hiếp các đô thị lớn và các căn cứ quan trọng của địch, mở rộng thế làm chủ ở giáp ranh và nông thôn đồng bằng, củng cố và giữ vững vùng căn cứ rừng núi. Quán triệt đường lối cách mạng, đường lối quân sự của Đảng, sau khi Bộ Chính trị quyết định thành lập Khu ủy và Quân khu Trị Thiên Huế, Khu ủy đã xác định phương hướng hoạt động là phải “đưa chiến tranh xuống đồng

bằng kết hợp chiếm lĩnh, đứng vững trên vùng giáp ranh, xây dựng cơ sở để chuẩn bị đánh thẳng vào đô thị” phát động một khí thế cách mạng tiến công toàn diện trong đảng bộ, trong lực lượng vũ trang và nhân dân Trị Thiên Huế. Khu ủy đã chỉ rõ phải mạnh dạn tiến công địch, phải đánh vào hậu phương của địch, biến hậu phương địch thành chiến trường, gây cho địch tổn thất mới động viên được khí thế đấu tranh nổi dậy giành quyền làm chủ của quần chúng. Để tấn công và nổi dậy, nổi dậy và tấn công một cách liên tục và kiên quyết, phải nắm vững phương pháp phát động quần chúng, coi công tác phát động quần chúng là khâu chủ yếu nhất để đưa phong trào quần chúng lên, tạo cơ hội để quần chúng thực sự tham gia cách mạng, trức tiếp đánh đổ kẻ thù của mình và tự tay giải phóng cho mình. Từ đó, ta có được sức người, sức của xây dựng lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị, củng cố và mở rộng được thế trận tiến công của chiến tranh nhân dân, càng đánh càng mạnh, tiến lên thực hiện những trận đánh lớn. Thực hiện phương hướng và quyết tâm trên của Khu ủy và Quân khu ủy, ta vừa chiếm lĩnh vùng giáp ranh vừa xây dựng bộ đội địa phương và dân quân du kích, xây dựng cơ sở, tạo bàn đạp tiến xuống đồng bằng.

Xác định hướng tiến công chủ yếu là thành phố Huế, trên cơ sở quán triệt tư tưởng tiến công và phương châm chiến lược của Đảng, Khu ủy và Quân khu ủy đã chia chiến trường làm 3 hướng tiến công: Nam Quảng Trị, Bắc Thừa Thiên và Phú Lộc, mặt trận Huế. Khu ủy và Quân khu đã tập trung cán bộ, lực lượng vũ trang để giành thắng lợi quyết định làm thay đổi cục diện trên chiến trường. Lực lượng tiến công quân sự, chính trị, ba thứ quân dần được triển khai, phối hợp nhịp nhàng, hoạt động đồng đều. Những vùng ven đô thị, quận lỵ những chỗ chuẩn bị đứng chân làm bàn đạp tiến công của chủ lực là các trọng điểm xây dựng cơ sở chính trị để phát động quần chúng nổi dậy làm chủ khi thời cơ đến. Những đội công nông binh luôn bám đánh giao thông, phá đường, phá cầu đã được tổ chức.

Nội dung cơ bản của phong trào nổi dậy đồng loạt là đưa quần chúng xuống đường, tổ chức quần chúng thành đội ngũ, trang bị cho quần chúng vũ khí gậy gộc, dắt dẫn quần chúng, đánh diệt bọn phản động ác ôn, đánh đổ ngụy quyền cao cấp, nhất là cấp thôn xã, phố phường, tước vũ khí quân địch, chiếm lĩnh công sở, tổ chức canh gác bố phòng, giữ gìn trật tự an ninh. Lập chính quyền cách mạng của nhân dân…

Trong cuộc tổng tấn công đầu xuân này, công tác chuẩn bị để phát động quần chúng nổi dậy ở Trị Thiên được tiến hành chu đáo. Các địa phương mở nhiều lớp huấn luyện bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quần chúng nổi dậy, tổ chức nhiều đội công tác vũ trang, nhiều đơn vị biệt động, huấn luyện nhiều chi đội thanh niên tự vệ đưa vào thành phố, tổ chức nhiều đội quân chính trị ở các địa phương được trang bị gậy gộc, giáo mác sẵn sang tiến vào đô thị, thị xã, thị trấn khi có lệnh, lập nhiều đội tấn công binh vận, các đội tuyên truyền xung phong, viết sẵn băng cờ, biểu ngữ, truyền đơn hiệu triệu…Khi tiếng súng tấn công nổ vào đầu quân địch, thì ngay trong giờ phút đó chúng ta đã có hàng chục đội biệt động và nhiều đội tự vệ có mặt trong thành phố. Các đội vũ trang này phối hợp với Quân giải phóng từ ngoài vào, họ đánh chiếm các quận Tả ngạn, chiếm bốt Đông Ba, chiếm đồn cảnh sát ở Đại Càng, chiếm cầu An Cựu và trụ sở hành chính quận Hữu ngạn, hàng nghìn hàng vạn đồng bào trong thành phố nổi dậy xuống đường, họp mít tinh hoan hô Quân giải phóng, hoan hô thắng lợi, tham gia cuộc đấu tranh cách mạng, chuyển thương binh, đào hầm hố, truy lung ác ôn. Hàng nghìn thanh niên, sinh viên, học sinh tham gia hàng ngũ Quân giải phóng, lập các đội tự vệ, sát cánh cùng Quân giải phóng tiêu diệt địch. Thắng lợi giòn giã của quân ta cùng phong trào nổi dậy của quần chúng làm cho hàng ngũ địch giao động đến cực độ, hàng nghìn tên sĩ quan và binh lính ra hàng, đầu thú, nộp vũ khí

Ở các vùng nông thôn, khi được biết tin Quân giải phóng đánh chiếm thành phố, hàng chục vạn quần chúng có tổ chức và lãnh đạo đồng loạt nổi

dậy, trống mõ vang trời, cùng các đội du kích và dân quân kéo đến bao vây đồn địch, vừa tấn công quân sự và kêu gọi đầu hàng.

Trước khí thế cách mạng của quần chúng mãnh liệt nổi dậy như bão dậy sóng dồn, quân địch hoang mang dao động, nhiều nơi vứt đồn bỏ chạy hay ra hàng. Tại Hương Thủy trước sức mạnh tấn công của quần chúng địch ở các đồn Thanh Thủy Chánh, Vân Dương, Bàu Sen, Xuân Hòa phải bỏ đồng rút chạy, trên đường chạy bị du kích ta đánh cho tan tác. Ở Phong Điền và Quảng Điền phong trào quần chúng vây đồn địch rất mạnh. Sauk hi du kích đánh địch đồn Phổ Lại và đánh tan quân tiếp viện, địch ở các đồn Cầu Kẽm, Đức Trọng đều rút chạy, nhân dân hoàn toàn làm chủ các thôn trên giải đường Sịa – Phú Ốc. Địch ở Thanh Hương bị vây nửa đêm bí mật rút chạy về Hương Điền. Ở Phú Lộc sau khi Quân giải phóng đánh chiếm quận Cầu Hai, nhân dân kéo đến vây đồn An Bằng, Thừa Lưu, địch hoảng sợ rút chạy. Ở Hương Trà, một trung đội địch ở Triều Sơn Tây mang súng ra hàng, địch Mỗn Xanh rút chạy…

Chính nhờ kết hợp tấn công quân sự với nổi dậy của quần chúng, chúng ta biến cuộc tấn công vào Huế đầu Xuân năm 1968 thành một cuộc vũ trang khởi nghĩa của quần chúng, một cuộc đấu tranh rộng lớn mang đầy đủ tính chất và hình thái của một cuộc cáh mạng nhằm lật đổ chính quyền địch giành chính quyền về tay nhân dân. Đây không phải chỉ là một loạt tấn công quân sự mà là một cuộc đấu tranh giai cấp hết sức rộng lớn của quần chúng, trong đó phải giải quyết vấn đề cơ bản nhất của cách mạng là vấn đề chính quyền.

Ở đây chúng ta cần có sự nhận thức rõ về mối quan hệ khăng khít giữa tấn công quân sự và sự nổi dậy đồng loạt của quần chúng, tức là tấn công quân sự càng thắng to, đánh được nhiều trận giòn giã thì càng tạo điều kiện cho quần chúng nổi dậy một cách mạnh mẽ, ngược lại, phong trào quần chúng càng quyết liệt, càng liên tục thì càng tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục đánh bại quân địch một cách triệt để hơn. Biết kết hợp tấn công quân sự với nổi dậy

của quần chúng, chúng ta tạo ra sức mạnh tổng hợp lớn lao những sức mạnh mà địch không thể ngờ tới để bao vây tấn công địch mọi mặt, mọi nơi, làm cho chúng không sao tránh khỏi con đường thất bại hoàn toàn.

Ba là: Vận dụng cách đánh thích hợp sáng tạo, bí mật bất ngờ , đồng thời biết kết thúc chiến dịch đúng lúc

So sánh lực lượng thời gian đấy địch có ưu thế hơn ta về lực lượng, trang bị kỹ thuật, hỏa lực, cơ động. Trên chiến trường Trị Thiên Huế cũng thế, tuy tại Mặt trận đường số 9 ta đưa chủ lực vào chiến đấu, nhưng địch vẫn còn đông với tỷ lệ 10/1 so với lực lượng bộ đội của ta, chúng lại được pháo binh và không quân yểm trợ. Nhưng nắm vững quyết tâm chiến lược và phương pháp đánh giá tình hình của Trung ương, Khu ủy và Quân khu ủy trên cơ sở thế trận đã được chuẩn bị, chủ trương sử dụng tốt các lực lượng, nhất là đặc công, biệt động, tập kích đồng loạt, bất ngờ đánh thẳng vào thành phố Huế và các căn cứ quan trọng của địch, diệt đầu não làm tê liệt mọi hoạt động quân sự, chính trị của địch, thúc đẩy ngụy quân, ngụy quyền tan rã hàng loạt, làm rối loạn thế bố trí chiến lược của chúng trong một thời gian dài. Nếu không được tăng viện nguy cơ tan vỡ của chúng có thể còn lớn hơn nữa. Thực hiện trận tập kích táo bạo như vậy thành công vì chúng ta đã khai thác thời cơ thuận lợi nhất, bất ngờ nhất để giáng đòn choáng váng đối với địch. Lại chọn thời điểm là Tết Mậu Thân khi địch sơ hở phòng ngự, tấn công vào thành thị nơi cơ quan đầu não của địch chiếm đóng.

Đánh tập kích, lực lượng vũ trang Trị Thiên - Huế đã có nhiều kinh nghiệm và khá thành thạo, từ đánh An Lỗ đến La Vang, Từ Hạ, Long Thọ, khách sạn Hương Giang. Nhưng khác với các trận trước, lần này phải tập kích đồng loạt từ nhiều cánh, nhiều hướng, của nhiều đơn vị vào nhiều mục tiêu, nổ sứng cùng một thời điểm để thực hiện yêu cầu chiến lược chung, lần này đòn tiến công quân sự còn phải đi đôi với đòn nổi dậy của quần chúng rộng khắp trên hai tỉnh, nên vấn đề hết sức quan trọng là phải giữ được bí mật, bất

ngờ đến cùng. Trong cuộc tấn công đầu Xuân năm 1968, chúng ta đã giữ được bí mật từ đầu đến cuối về ý đồ phương hướng chiến đấu, về mục tiêu tấn công và lực lượng tấn công, về địa điểm và thời gian tấn công, về phương pháp các thủ đoạn tấn công. Cho nên khi ta đánh vào sào huyệt địch, chúng không biết gì cả. Có thể nói: địch không kịp bung ra khi súng ta nổ, nên chúng hoàn toàn bị bất ngờ, chỉ huy rối loạn, binh lực hỗn loạn, đâu kháng cự được thì kháng cự, chỗ nào không kháng cự được thì chịu bị tiêu diệt. Một loạt công tác nghi binh, hoạt động tác chiến nhằm làm lạc hướng địch, tạo cho địch thêm sơ hở, chủ quan đã được ta thực hiện có hiệu quả. Sở dĩ chúng ta giữ được bí mật như vậy là do: Sự giáo dục chính trị cho binh sĩ và quần chúng cách mạng được tiến hành liên tục. Tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật của cán bộ cao. Biện pháp tổ chức chặt chẽ. Chúng ta hét sức quan trọng công tác giáo dục, chính trị cho cán bộ và quần chúng. Cố nhiên phải nói rõ tình hình, nhiệm vụ, nói rõ trách nhiệm của mọi người, nhấn mạnh phần tiến công đánh bại quân địch, phải giành chính quyền về tay nhân dân. Chúng ta động viên tinh thần quyết đánh quyết thắng, xả thân vì cách mạng, đồng thời phải hết sức giữ bí mật của cách mạng, lấy sinh mạng mình ra để bảo đảm những cái đó. Đối với cán bộ thì cần đến đâu phổ biến đến đó, ai làm việc gì biết việc ấy. Ngoài ra còn quy định rõ về tổ chức cán bộ biết càng nhiều, càng không đi xa, không mang theo tài liệu giấy tờ liên quan đến nhiệm vụ trước mắt, cho đến những ngày chuẩn bị cuối cùng.

Để có những khu vực tập kết, những bàn đạp đứng chân cho lực lượng

tiến công sát mục tiêu, nhằm đồng loạt tập kích trên cả hai cánh Nam – Bắc Huế, từ 3 hướng Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang vào, quân và dân Huế phải trải qua 2 năm kiên trì tạo thế, tạo lực, vừa đánh địch, vừa tổ chức xây dựng cơ sở, lực lượng.

Đồng thời ta lợi dụng dịp chuẩn bị Tết, việc đi lại giữa nông thôn và thành phố nhộn nhịp, tấp nập, để chuyển dần vũ khí vào nội thành và để cán

bộ, cơ sở ta lọt vào tận mục tiêu trực tiếp điều tra, nắm tình hình. Chính CIA và các cơ quan tình báo Mỹ cũng phải thú nhận: “Nếu như chúng ta lấy được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khu ủy Trị - Thiên với cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân năm 1968 tại thành phố Huế (Trang 80 - 106)