Quá trình chuẩn bị về mọi mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khu ủy Trị - Thiên với cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân năm 1968 tại thành phố Huế (Trang 47 - 69)

7. Bố cục của Luận văn

2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng tại Thành phố Huế

2.2.1. Quá trình chuẩn bị về mọi mặt

Chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và Nổi dậy Tết Mậu Thân là cả một quá trình nỗ lực phấn đấu, khắc phục nhiều gian khổ, khó khăn của các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược của các cấp lãnh đạo, chỉ huy trên chiến trường. Ngay từ tháng 5 năm 1967 sau thắng lợi đánh bại cuộc phản công chiến lược lần thứ hai, mùa khô 1966 – 1967, căn cứ vào Dự thảo kế hoạch tác chiến chiến lược đã được Bộ Chính trị Trung ương Đảng thông qua lần 1, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các chiến trường vừa đẩy mạnh đợt tác chiến mùa mưa năm 1967, vừa gấp rút bắt tay chuẩn bị cho cuộc tiến công và nổi dậy năm 1968 theo hướng đánh lớn.

Ở chiến trường Trị - Thiên, công tác chuẩn bị đã được tiến hành từ tháng 5 năm 1967. Trong công tác chuẩn bị, các cấp lãnh đạo chỉ huy từ Quân khu, Thành ủy đến Thành đội, huyện đội đã tập trung mọi năng lực, trí tuệ thực hiện những nhiệm vụ tiên quyết, cấp bách như tiến hành trinh sát điều tra nghiên cứu các cơ quan đầu não, các mục tiêu quân sự, chính trị, hậu cần của địch để lập phương án tác chiến của lực lượng vũ trang ba thứ quân. Kết hợp với phát động quần chúng nổi dậy ở từng hướng và toàn thành phố. Từ đó đề ra chủ trương và thành lập kế hoạch huấn luyện bộ đội phù hợp với đối tượng và địa bàn tác chiến, kết hợp với việc thành lập nhiều đội vũ trang công tác có kinh nghiệm và phương pháp luồn sâu vào nội thành vận động quần chúng nổi dậy. Đồng thời tổ chức thu mua lương thực, vận chuyển vũ khí trang bị cất giấu ở nội thành và vùng ven, thiết lập hệ thống thông tin chỉ huy, đường hành quân, phương tiện bảo đảm vượt sông, hồ vào các mục tiêu chiến đấu…

Đối với một thành phố đất không rộng, người không đông lại có trên 20 nghìn tên địch (chưa kể lực lượng chính quy Mỹ, Việt Nam Cộng Hòa đóng ở ngoại thành) chốt giữ căn cứ, đồn bốt kiên cố được bao bọc bởi tường cao, hào sâu như Mang Cá, Phan Sào Nam, khách sạn Thuận Hóa, Hương Giang … cùng hàng chục đoàn “bình định”, mật vụ, tình báo, Quốc dân Đảng, Đại Việt nhân xã, ác ôn ở Tây Lộc, Cồn Hến, Gia Hội, Kim Long, An Cựu… đã đặt ra cho Bộ Tư lệnh Quân khu Trị Thiên và Bộ Tư lệnh Mặt trận Huế phải nghiên cứu xây dựng kế hoạch “Tổng tiến công và nổi dậy” thật cụ thể, chặt chẽ. Với phương châm “coi trọng tiến công quân sự, tập trung đánh ngã quân địch” đồng thời “coi trọng đẩy mạnh quần chúng khởi nghĩa” lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân phải quán triệt tư tưởng tiến công, tiến công liên tục, truy kích đến cùng, thực hiện tốt phương thức tác chiến “ngoài đánh vào, trong đánh ra, tích cực binh địch vận, triệt để đánh phá giao thông, cắt đứt đường tiếp tế của địch”. Từ phương châm hoạt động trên, Bộ Tư lệnh Mặt trận Huế đã đặt nhiệm vụ chuẩn bị mọi mặt cho kế hoạch „Tổng tiến công và

nổi dậy” lên hàng đầu. Ngay sau cuộc họp, các đồng chí trong Bộ Tư lệnh Quân khu và Bộ tư lệnh Mặt trận đã thay nhau xuống từng hướng, từng mũi đôn đốc kiểm tra mọi công việc chuẩn bị cho chiến đấu. Các đồng chí Thân Trọng Một – Chỉ huy trưởng, Nguyễn Vạn – Chính ủy cánh Bắc, Nguyễn Thu – Chỉ huy trưởng, Trần Anh Liên – Chính ủy cánh Nam đã triệu tập một số cán bộ chỉ huy Thành đội và cán bộ dân – chính – đảng có bề dày hoạt động ở nội đô trao đổi những vấn đề cụ thể trên cả ba mặt quân sự, chính trị, hậu cần để chỉ đạo nhiệm vụ chuẩn bị [7; 298 -299].

Dựa trên cơ sở tình hình ta nắm được, Bộ Tư lệnh Mặt trận quyết định tăng cường đội ngũ cán bộ quân sự xuống chỉ đạo các đơn vị huấn luyện bổ sung cách đánh các mục tiêu địch trong thành phố, thị xã. Các cấp chỉ huy chiến dịch, chiến thuật cũng cử nhiều cán bộ chính trị, các tổ chức vũ trang công tác đi nghiên cứu thực địa, xây dựng và huấn luyện dân quân du kích ở một số địa bàn trọng điểm thuộc các huyện Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, Đông Ba, An Hòa, ga Huế… hiểu biết những phương pháp phối hợp cơ bản giữa tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng. Từ tháng 12 năm 1967 quân và dân Trị Thiên khẩn trương hoàn tất các mặt chuẩn bị, đặc biệt là công tác chuẩn bị lực lượng vũ trang. Các đơn vị trung đoàn, tiểu đoàn bộ binh, các đơn vị hỏa lực, công binh, các đội công tác vũ trang, đặc công, biệt động… đều được tổ chức lại chặt chẽ. Một số bộ đội chủ lực chuyển về tăng cường cho các huyện đội, thành đội, trong thành phố cả 3 quận đều có đội biệt động riêng, đứng chân cả trong và ngoài thành phố. Quân khu còn bổ sung hẳn Trung đoàn 6 cho Huế gồm 4 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn đặc công và 1 đại đội chiến có ĐKZ, ĐKB, B40, B41 và cối 82. Ngoài ra mỗi tiểu đoàn đều được tăng cường riêng 1 đại đội trợ chiến. Lực lượng cán bộ được rút lên từ các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang. Toàn bộ lực lượng hành quân vào Huế dự kiến khoảng 4.200 đồng chí trong đó bộ đội từ 3.300-3.400 đồng chí, riêng Trung đoàn 6 có khoảng 1.800 quân.

Hai cánh do Thành đội chỉ huy trực tiếp gồm khoảng 1.000 quân. Ngoài ra còn có nhiều đội công tác vũ trang hoạt động trên các khu vực nhỏ. Sức khỏe bộ đội trước đây giảm sút do thiếu ăn nay được nâng lên [33; 26].

Toàn bộ lực lượng này ngay từ những tháng cuối của năm 1967 đã được chấn chỉnh về biên chế, tổ chức, bổ sung quân số, trang bị đẩy mạnh việc học tập, rèn luyện kỹ thuật, chiến thuật – nhất là cách đánh trong thành phố, phương pháp phối hợp giữa tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng. Hầu hết các đơn vị chủ lực Quân khu bây giờ đang đứng chân ở Khe Trai, Động Chuối vùng thượng nguồn sông Bồ, sông Hữu Trạch. Các đơn vị này lập ra những bài tập mà ở đó, các mục tiêu tiến công mô phỏng giống theo thành phố Huế để thao luyện bộ đội. Trên thao trường, các phân đội tập trèo tường vào thành, tiến công đồn bốt có cộng sự vững chắc, tập hành quân qua các địa bàn phức tạp có nhiều sông rộng, hào sâu, tường ngăn cách. Mặc dù đã được tập luyện nhiều lần các bài học chiến thuật ấy, nhưng không vì thế mà cán bộ chiến sĩ tập tành chiếu lệ “được chăng hay chớ”. Hằng ngày quân số tham gia tập luyện chiến thuật, kỹ thuật bình quân đạt 90% đến 95%. [48, 124 - 125]

Quán triệt ý đồ, quyết tâm của Trung ương và Khu ủy, từng bước Bộ Tư lệnh Quân khu xây dựng quyết tâm và khí thế lập công cho bộ đội, cho nên cán bộ và chiến sĩ có tinh thần chiến đấu rất cao. Đi đôi với việc quán triệt tư tưởng, học tập công kích và khởi nghĩa, mở Đại hội chiến sĩ thi đua toàn chiến trường, động viên toàn quân và toàn dân bước vào đông xuân quyết thắng. Lòng quyết tâm đó được thể hiện rất cao về sau này, có những gương cá nhân và tập thể anh dũng tuyệt vời trong cuộc chiến đấu lớn vô cùng khốc liệt, không ai bỏ ngũ, không lộ bí mật, không có đầu hàng, trong hoàn cảnh khó khăn phải chiến đấu liên tục trong suốt thời gian 25 ngày.

Cùng với việc tập luyện của bộ đội ở phía sau, các bộ phận trinh sát tích cực chuẩn bị chiến trường ở phía trước. Tháng 11 năm 1967, Trung ương

có chỉ thị chính thức đánh Huế vào dịp tết, một loạt công tác chuẩn bị phải gấp rút, nhất là kế hoạch chiến đấu và bảo vệ hậu phương, công việc chuẩn bị chiến trường, chuẩn bị cơ sở trong nội thành và các vùng phụ cận từ 50 – 60 lên đến 500 – 600 cơ sở quần chúng có tổ chức làm nòng cốt cho việc khởi nghĩa đô thị. Công tác chuẩn bị chiến trường được các tổ vũ trang công tác và dân quân du kích huyện, quận, phường giúp đỡ đã vượt qua các “ngạnh câu”, “đuôi cá”, “mắt thần” ác ôn tề điệp của địch, trinh sát các mục tiêu được giao. Cán bộ trinh sát các cấp, trên từng cương vị phụ trách, tìm hiểu kỹ từng đường hướng bộ đội hành quân tiếp cận, đo đếm, tính toán thời gian cụ thể từng cung, chặng, dự kiến nhiều tình huống phải xử trí khi phi pháo địch đánh vào đội hình. Trên các địa hình sông suối phức tạp như Kẻ vạn, An Hòa, Lợi Nông, các tổ trinh sát đã lội nhiều lần tìm ra những đoạn nông sâu, rộng hẹp để tính toán tốc độ hành quân tiếp cận sao cho phù hợp với thời gian nổ súng. Một số tổ trinh sát, đặc công nội thành không quản ngại mùi hôi thối nồng nặc của nước thải thành phố đã mò mẫm tìm ra hàng chục đường cống ngầm thông thoát từ nội thành chảy ra, tìm các nút lên xuống, họa sơ đồ đánh dấu để khi cần có thể dùng trong cơ động chiến đấu. Các tổ trinh sát luồn sâu vào các căn cứ, đồn bốt, công sở sào huyệt địch ở An Hòa, Mang cá (nơi Bộ tư lệnh sư đoàn 1 đóng), sân bay Tây lộc, khu vực Đại Nội…nằm giấu mình dưới các bụi cây, bờ cỏ nắm bắt quy luật bọn lính tuần tra canh gác, quan sát từng mục tiêu, sờ đếm từng lớp rào, dự đoán các vị trí dùng mìn tăng, bộc phá ống phá rào mở cửa, quyết định hướng tiến công chủ yếu, thứ yếu. Đặc biệt mũi trinh sát do đồng chí Tu phụ trách đã dầm mình nhiều đêm dưới nước lần tìm bến vượt qua sông Đào – con sông mà muốn vào thành Huế không thể không vượt qua. Được sự giúp đỡ của cán bộ cơ sở, các anh đã tìm được một đập đá mà bộ đội mang vác vũ khí trang bị nặng có thể vượt qua được [7; 300 - 301]

Vừa chỉ đạo bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương khẩn trương học tập quân sự, chính trị, trinh sát chuẩn bị chiến trường. Bộ Tư lệnh Mặt trận vừa

tích cực chỉ đạo lực lượng an ninh Khu, Tỉnh xuống phối hợp với dân quân du kích địa phương mở rộng lực lượng, phát động phong trào xây dựng an ninh nhân dân từ huyện, xã đến quận, phường. Từ chỗ lực lượng an ninh còn mỏng, hoạt động rời rạc, đến đầu tháng 1 năm 1968, Bộ Tư lệnh Mặt trận đã xây dựng mở rộng được một tiểu đoàn hơn 300 người, 7 đội trinh sát an ninh vũ trang – 110 người, cầm chốt trên các hướng trọng điểm từ nam sông Hương tới bắc sông Bồ. Các lực lượng an ninh mật ở nội đô có tác dụng rất lớn trong việc vận động gây dựng cơ sở cách mạng trong long địch. Lực lượng này không những theo dõi nắm chắc tình hình địch (số liệu, phiên hiệu, mạnh yếu của từng đơn vị) để cung cấp cho trên, mà còn vận động nhân dân biết “cải huấn”, cô lập bọn tề điệp ác ôn, mở rộng phong trào quần chúng yêu nước đấu tranh chống chế độ Mỹ - Thiệu bảo vệ hành lang và địa bàn đứng chân, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ đội tiến công địch.

Để mở rộng Mặt trận toàn dân tộc đoàn kết chống Mỹ, cứu nước trong các tầng lớp nhân dân, hạ tuần tháng 1 năm 1968, Quân khu ủy Trị Thiên đã chỉ đạo “Ủy ban mặt trận Trị Thiên – Huế” thành lập tổ chức “Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam thành phố Huế” do giáo sư Lê Văn Hảo làm Chủ tịch. Đây là một đoàn thể bao gồm tri thức, tôn giáo yêu nước ở thành thị tán thành hòa bình, hòa hợp dân tộc, sát cánh với Mặt trận Dân tộc giải phóng đấu tranh chống Mỹ - ngụy. Sau khi thành lập Ủy ban liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam thành phố Huế đã ra lời kêu gọi đồng bào yêu nước, các bạn thanh niên sinh viên, học sinh, giáo chức tiểu học, trung học và đại học, các tín đồ Phật giáo, Công giáo yêu nước, cùng các anh chị em tiểu thương, lao động đã từng đấu tranh chống Mỹ và tay sai, hãy siết chặt hàng ngũ trong Mặt trận liên minh dân tộc dân chủ và hòa bình, tiếp tục cuộc chiến đấu chống Mỹ - Thiệu, xây dựng một miền Nam độc lập, dân chủ, hòa bình và trung lập. Hưởng ứng lời kêu gọi của tổ chức “Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam thành phố Huế”

Hội Thanh niên, sinh viên, học sinh Huế đã tuyển hơn 300 sinh viên, học sinh ra chiến khu tập huấn ngắn ngày về đường lối chính trị, huấn luyện quân sự, phương pháp xây dựng và mở rộng lực lượng quần chúng hỗ trợ lực lượng vũ trang cách mạng chiến đấu. Nhiều giáo chức và sinh viên Đại học Huế trực tiếp xuống đường vận động các tầng lớp nhân dân chống Mỹ - ngụy, ủng hộ cách mạng. Liên minh dân tộc dân chủ và hòa bình ra đời đã tập hợp đông đảo các tầng lớp quần chúng cùng với Mặt trận Dân tộc giải phóng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy ở Huế.

Nhờ làm tốt nhiệm vụ xây dựng lực lượng đấu tranh chính trị ở cơ sở, nên lực lượng vũ trang toàn tỉnh phát triển mạnh mẽ, rộng khắp. Ở các huyện Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc quần chúng nhiều xã, thôn được các tổ vũ trang công tác và du kích hỗ trợ, đêm đêm rủ nhau ra gò, bãi luyện võ nghệ, tập dung gậy gộc, giáo mác đánh trả quân địch, tập dượt đấu tranh chính trị chống lại chế độ hà khắc bất công, đòi thành lập chính quyền tự do, dân chủ cho nhân dân bầu nên. Khắp đường làng, ngõ xóm ở vùng giải phóng xuất hiện các khẩu hiệu: “Thà hy sinh chứ không chịu sống quỳ”, “toàn dân tiến lên giải phóng quê hương”… thúc giục mọi người hăng say luyện tập. Để chuẩn bị phục vụ bộ đội tiến công tiêu diệt địch, các làng xã đều tổ chức những đội vận tải, cứu thương, đào hầm bí mật. Một số xã ở phía Bắc, phía Tây thành phố còn lùng diệt bọn ác ôn có nhiều nợ máu với nhân dân, buộc chúng co dồn vào đồn “án binh bất động” để cho các lực lượng cách mạng vận chuyển vũ khí lót ổ, chuẩn bị địa bàn dừng chân tiến công địch. Đặc biệt chị Đặng Thị Chể ở thôn Mỹ Xá hóa thân trong vai người buôn chuyển lương thực, đóng thuốc nổ và súng đạn vào các bao tải lúa gạo, dùng xuồng máy vận chuyển, táo bạo vượt qua các trạm kiểm soát trên sông của địch, đưa vũ khí vào bến Tượng an toàn. Anh Trần Điền – một cơ sở cách mạng đầy nhiệt huyết dung thuyền nan làm nghề chài lưới trên sông, bất chấp nguy hiểm rình rập, mạo hiểm dong dẫn nhiều bọc vũ khí thả chìm dưới đáy thuyền giao nộp

an toàn cho cở sở ở Gia Hội. Nhân dân hai thôn Liễu Cốc Thượng và Xuân Hòa thuộc huyện Hương Trà bị các đồn bốt địch theo dõi ngặt nghèo, nhưng vẫn khôn khéo vận chuyển một số lượng lớn vũ khí vào thành phố.

Ở nội thành Huế, cho đến trước ngày nổ súng tiến công, ta đã có 8 chi bộ Đảng và 100 cơ sở bí mật, nửa bí mật. Để phát động quần chúng nổi dậy, Khu ủy đã mở nhiều lớp tập huấn cho 700 cán bộ và quần chúng cách mạng cơ sở ở đô thị và nông thôn đồng bằng vùng địch chiếm. Sau khi kết thúc khóa tập huấn, họ trở về địa phương, thành lập các đội công tác, làm nòng cốt phát động quần chúng khởi nghĩa.

Về hậu cần lúc đầu thời gian dự định hơi chậm, lùi về sau vài tháng, sau có lệnh của cấp trên đánh sớm hơn, nên côn tác chuẩn bị vật chất, đạn gạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khu ủy Trị - Thiên với cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân năm 1968 tại thành phố Huế (Trang 47 - 69)