Đời sống bí tích tín đồ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đời sống tôn giáo của giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm, Giáo phận Long Xuyên, thị trấn Hòn Đất- huyện Hòn Đất- tỉnh Kiên Giang (Trang 68)

CHƢƠNG 2 : HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO VÀ HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI

2.1. Hoạt động tôn giáo

2.1.3. Đời sống bí tích tín đồ

2.1.3.1. Bí tích rửa tội

Bí tích này trong 3 bí tích khai tâm Kitô giáo (bí tích Thánh thể, bí tích Thêm sức). Bí tích rửa tội đƣợc xem là bí tích đầu tiên mà ngƣời tín đồ lãnh nhận. Giáo luật Điều 849 khẳng định: “Bí tích Rửa Tội là cửa dẫn vào các bí tích, cần thiết ơn

cứu rỗi và phải được lãnh nhận thực sự hoặc ít là trong ước muốn, nhờ bí tích này, con người được giải thoát khỏi tội lỗi, được tái sinh làm con Thiên Chúa, được nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô nhờ một ấn không thể xóa nhòa và được sáp nhập vào Giáo Hội, bí tích này chỉ được ban thành sự khi được rửa bằng nước thiên nhiên cùng với mô thể cần thiết”. Hay Điều 842/1: “Người nào không nhận bí tích Rửa Tội thì không thể lãnh nhận cách thành sự các bí tích khác.”

Ngƣời thực hiện nghi thức này thƣờng là giám mục, linh mục, hoặc phó tế. Trong trƣờng hợp khẩn cấp tất cả những ai có đức tin đều có thể thực hiện đƣợc, nhƣng phải theo công thức giáo hội quy định.

Theo truyền thống của Giáo hội Công giáo thì tín đồ nhận bí tích rửa tội bắt đầu từ mới sinh, vì theo quan niệm của Giáo hội Công giáo vì con ngƣời sinh ra trong tội tổ tông, nên cần đƣợc giải thoát để làm con Thiên Chúa. Đối với những tín đồ lớn tuổi, phải học giáo lí rõ ràng, tìm hiểu cặn kẽ và tự do lãnh nhận mới đƣợc thực hiện nghi thức. Đối với trƣờng hợp tín đồ còn nhỏ thì chính cha mẹ và ngƣời đỡ đầu sẽ tuyên thệ đức tin hộ cho đƣơng sự, sau thời gian đƣơng sự đủ tuổi khôn và tự do đƣơng sự sẽ tự tuyên thệ lại đức tin đƣợc gọi là bí tích thêm sức (sẽ đƣợc phân tích sau).

Tại giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm thường thực hiện bí tích rửa tội vào thứ bảy hàng tháng, đối với những tín đồ lớn tuổi thì có thể chủ động sắp xếp giờ giấc để thực hiện. Đối tượng tín đồ lớn nhận bí tích thường là lập gia đình với người công giáo (sẽ đƣợc phân tích phần tiếp theo).

Nhật kí điền dã ngày 01/01/2019

Việc chọn lựa ngƣời đỡ đầu cho ngƣời nhận bí tích rửa tội rất quan trọng, Giáo luật Điều 872 quy định: “Trong mức độ có thể , người sắp lãnh nhận bí tích

Rửa Tội phải có một người đỡ đầu. Người này giúp người thành niênsắp lãnh nhận

bí tích Rửa Tội trong việc khai tâm Kitô giáo; còn đối với nhi đồng sắp được Rửa

Tội vca2 liệu sau cho em sau này sống một đời Kitô giáo xứng hợp với bí tích Rửa

Tội và trung thành chu toàn những nhĩa vụ gắn liền với bí tích”. Tƣ cách của ngƣời

đỡ đầu cũng đƣợc quy định cặn kẽ qua Giáo luật Điều 874: “Do chính người sắp

được Rửa Tội chọn hay do cha mẹ hay những người thay quyền cha mẹ chọn, hoặc thiếu những người ấy, thì do cha sở hay do thừa tác viên chọn, và phải có khả năng và ý muốn đảm nhận nhiệm vụ này; đủ mười sáu tuổi trọng, trừ khi Giám Mục giáo phận đã ấn định một mức độ tuổi khác hoặc trừ khi cha sở hay thừa tác viên xét thấy phải chấp nhận, vì một lý do ngoại lệ; là người Công giáo đã lãnh nhận bí tích Thêm Sức, và bí tích Thánh Thể, và phải có đời sống xứng hợp với đời sống đức tin và nhiệm vụ phải đảm nhận; không mắc một hình phạt của giáo luật đã được tuyên kết hay tuyên bố cách hợp pháp ;không là cha hoặc mẹ của người Rửa Tội.”

Tại giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm, việc nhận ngƣời đỡ đầu phải là ngƣời khác cha mẹ đƣơng sự nhận bí tích, có thể là những ngƣời trong dòng tộc hay ngƣời bên ngoài. Theo Nguyễn Đức Lộc, vùng Hố Nai, việc nhận ngƣời đỡ đầu có thể là cha mẹ chồng hay vợ nhằm tạo thêm sự gắn bó trong quan hệ cha mẹ và con cái.

Thƣờng thì việc nhận ngƣời đỡ đầu, tín đồ Công giáo thƣờng nhận ngƣời cùng giới. chẳng hạn đƣơng sự là nam thƣờng thì chọn ngƣời đỡ đầu là nam và nhận tên thánh là Giuse hay Phêro, nếu là nữ cũng tƣơng tự nhƣ thế. Nhƣng có một điều bất ngờ là tại giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm có một số ngƣời nữ lại có tên thánh là một vị nam. Chẳng hạn đƣơng sự đó là nữ mà tên thánh là Giu se. khi đƣợc hỏi chị Giuse Têrêsa Nguyễn Thị Mến chia sẻ:

“Tôi cũng không biết tại sao cha mẹ tôi lại chọn như vậy, nhưng khi tôi nhận bí tích thêm sức tôi đã nhận thêm thánh là Teresa, để phù hợp với mọi người”.

Nhật kí điền dã 01/01/2019

Nếu xét theo truyền thống thì điều đó hơi trái ngƣợc, nhƣng nếu xét về mặt giáo luật thì không gì sai hay trái ngƣợc. Vì Giáo luật Điều 873 cho phép đƣợc chọn: Phải nhận một cha đỡ đầu hoặc một mẹ đỡ đầu mà thôi, hoặc là cả cha và mẹ đỡ đầu. Nhƣ vậy: có một bõ đỡ đầu hoặc một vú đỡ đầu cũng đƣợc, không đƣợc có hai bõ đỡ đầu hoặc hai vú đỡ đầu.

Việc tôn trọng ngƣời đỡ đầu cũng đƣợc đặt lên hàng đầu trong đối nhân xử thế trong văn hóa ứng xử của tín đồ Công giáo tại giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Mỗi dịp lễ quan trọng đặc biệt là bổn mạng ngƣời con đỡ đầu thƣờng sang chúc mừng hay dự lễ cầu nguyện, cũng nhƣ ngày lễ tết ngƣời con đỡ đầu cũng chúc mừng tết, hay ngƣời đỡ đầu mất ngƣời con đỡ đầu cũng mang tang, ngƣời con đỡ đầu này đƣợc xem là đứa con tinh thần hay con nuôi.

Dù việc nhận ngƣời con đỡ đầu sẽ không đƣợc lấy con ruột của ngƣời đỡ đầu đã đƣợc bỏ khi bộ Giáo Luật mới 1983 hiện hành. Nhƣng việc thần thánh hóa mối liên hệ này vẫn còn đƣợc giữ tại giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Anh Phaolo Nguyễn Đức Tín chia sẻ:

“Chẳng hạn tôi đỡ đầu cho chị, nếu chị muốn kết hôn với con trai ruột tôi thì không được”.

Nhật kí điền dã 01/01/2019

Điều này đã Nguyễn Đức Lộc đã đề cập tại vùng Hố Nai: “Ở khu vực Hố

Nai trong những năm gần đây nhiều người theo Công giáo vì lí do kết hôn với các giáo dân Công giáo nên một số gia đình cha mẹ của chồng hoặc vợ thường nhận trách nhiệm “đỡ đầu” cho con dâu hoặc con dễ nhằm tạo thêm sự gắn bó trong quan hệ cha mẹ và con cái”[30, tr66]

Việc ghi vào sổ rửa tội không thể thiếu trong bí tích này, Giáo luật Điều 877/1quy định: “Cha sở tại nơi cử hành bí tích Rửa Tội phải cẩn thận ghi ngay vào

sổ Rửa Tội, của thừa tác viên, của cha mẹ, của người đỡ đầu và của những nhân chứng, nếu có, ngày và nơi ban bí tích Rửa Tội, cũng như ngày và nơi sinh của họ”.

Mục đích làm việc này là lƣu lại số tín đồ đƣợc rửa tội, cũng nhƣ làm căn cứ cơ sở về các thủ tục pháp lí sau này khi đƣơng sự nhận các bí tích khác, chẳng hạn nhƣ bí tích hôn phối (sẽ đƣợc phân tích mục bí tích hôn nhân).

2.1.3.2. Bí tích Giải tội

Bí tích Giải tội là bí tích đi kèm với bí tích khai tâm Kitô giáo. Ngƣời tín đồ quan niệm con ngƣời là loài thụ tạo thƣờng mắc những lỗi lầm, thế nên cần thanh tẩy mỗi lần sa ngã phạm tội. Ngƣời tín đồ ví nhƣ họ nhƣ một vật đƣợc đựng trong bình sành, dễ vỡ yếu đuối thế nên cần có phƣơng thức bảo vệ và thanh tẩy.

Sách giáo lí hội thánh công giáo số 1422 dạy: "Những ai đến lãnh nhận bí

tích Thống Hối đều được Thiên Chúa nhân từ tha thứ những xúc phạm đến Người. Đồng thời, họ được giao hòa với Hội Thánh đã bị tội lỗi của họ làm tổn thương. Nhưng Hội Thánh hằng nỗ lực lấy đức mến, gương lành và kinh nguyện, để hoán cải họ". Bí tích này còn đƣợc gọi là bí tích Hoán cải, Thống Hối, Thú Tội, Tha Tội,

Giao Hòa.

Đối tƣợng để nhận bí tích này phải là ngƣời đƣợc rửa tội, và không mắc ngăn trở theo giáo luật, mới đƣợc lãnh nhận bí tích giải tội. Trƣớc khi nhận bí tích giải tội ngƣời tín đồ phải làm những công việc sau:

Xét mình: ngƣời tín đồ dựa vào 10 điều răn, 6 điều răn hội thánh, mƣời bốn mối thƣơng ngƣời, bảy mối tội đầu và các giáo huấn của Giáo hội công giáo để suy xét.

Ăn năn tội: là hành động thống hối của ngƣời tín đồ sau khi suy xét tội, quyết tâm chừa bỏ tội lỗi không tái phạm nữa. Giáo lí số 1451 dạy: Ăn năn tội là "đau đớn trong lòng và chê ghét tội đã phạm, dốc lòng chừa từ nay không phạm tội nữa". Nhƣ đã đề cập trong ăn năn tội này có ăn năn tội cách chọn, việc ăn năn tội này xóa bỏ các tội nhẹ và cũng đem lại ơn tha thứ các tội trọng. Nếu hối nhân quyết tâm đi xƣng tội càng sớm càng tốt.

Xƣng tội: là việc tín đồ xƣng thú trƣớc Chúa qua linh mục các tội đã phạm để xin ơn tha thứ. Ngƣời tín đồ không giữ kín hay bí mật các tội hay cố tình không xƣng hết. Sau khi tín đồ xƣng xong, linh mục khuyên nhủ, rồi giao việc đền tội, xong linh mục đọc lời giải tội.

Đền tội: Tùy theo mức độ của tội nặng hay nhẹ mà linh mục giao việc đền tội cho hối nhân. Giáo lí số 1460 dạy: “Khi chỉ định việc đền tội, linh mục phải chú ý đến tình trạng riêng của hối nhân và mƣu cầu lợi ích thiêng liêng cho họ. Việc đền tội phải tƣơng xứng với bản chất và tính chất trầm trọng của tội đã phạm. Có thể đền tội bằng cách cầu nguyện, dâng cúng, bố thí, phục vụ tha nhân, hãm mình, các hy sinh và nhất là kiên trì vác thánh giá của mình…”

Nếu tín đồ thiếu một trong các bƣớc trên hoặc thực hiện không đúng thì xem nhƣ bi tích không thành, còn mắc thêm một tội nữa là phạm sự thánh, cố tình xúc phạm bi tích. Chẳng hạn không xét mình kỹ, hay không ăn năn thật sự lúc xét mình, hay không thú nhận hết tội cố tình che giấu, hoặc không làm việc đền tội do linh mục chỉ định.

Giáo hội Công giáo quan niệm tuy tội đƣợc tha, nhƣng các hình phạt tạm vẫn còn, thế nên ngƣời tín đồ phải nhận ơn ân xá, có hai loại ân xá là tiểu xá và đại xá. Điều kiện để nhận ân xá là xƣng tội, rƣớc lễ, và cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng cùng với đọc kinh Tin kính và kinh Lạy Cha. Trong mầu nhiệm các thánh thông

công, ân xá này có thể chuyển cho các linh hồn hoặc cầu nguyện cho những ngƣời đang sống hay lâm bệnh.

2.1.3.3. Bí tích thánh thể

Giáo luật Điều 897 nhấn mạnh: “Bí tích cao trọng nhất là bí tích Thánh Thể,

trong đó chính Chúa Kitô hiện diện, được dâng hiến và ttrở nên lương thực, và nhờ đó mà Giáo Hội tiếp tục sống và tăng trưởng . Hiến tế Thánh Thể tưởng niệm sự chết và sự sống của Chúa, là nơi Hiến Tế Thập Giá được tiếp diễn mãi đến muôn đời, là chóp đỉnh và là nguồn mạch của tất cả việc thờ phượng và đời sống Kitô giáo, nhờ Hiến Tế Thánh Thể, sự hiệp nhất của dân Chúa được biểu lộ và được thực hiện, và việc xây dựng Thân Mình Đức Kitô được hoàn tất. Thật các bí tích khác và tất cả các hoạt động tông đồ của Giáo Hội đều liên kết mật thiết với bí tích Thánh Thể và quy hứong về bí tích Thánh Thể”.

Ngƣời tín đồ tin rằng khi linh mục đọc lời truyền phép, bánh và rƣợu trở thành Mình và Máu Chúa Kitô. Thế nên tín đồ rất kính cẩn bí tích này, bí tích thánh thể đƣợc xem là lƣơng thực phần hồn của tín đồ. Ngƣời tín đồ muốn nhận bí tích này phải trải qua thời gian học hỏi giáo lí kỹ càng và phải là ngƣời nhận bí tích rửa tội và giải tội, cùng với một số luật định.

Ngày diễn ra lễ rƣớc lễ lần đầu rất long trọng tại giáo xứ Đức Mẹ Vỗ Nhiễm, các bậc cha mẹ giáo xứ rất vui mừng và cử hành rất linh thánh. Các em thì mặc áo dài trắng, nữ thì cài hoa trên đầu, nam đi thì bỏ áo vào quần mang giày mang nơ nhƣ những thiên thần.

Chị Lucia Nguyễn Thị Tuyền chia sẻ:

“Bổn phận của chúng tôi phải lo cho chúng nó mọi bí tích của mặt đạo, có như thế chúng tôi mới yên tâm. Ngày này đối với gia đình chúng tôi rất quan trọng vì đó là ngày quan trọng của thành viên trong gia đình chúng tôi”.

Nhật kí điền dã ngày 01/01/2019

Trong ngày này các bậc cha mẹ cũng lên rƣớc lễ cùng con cái, hƣớng dẫn cách nhận bí tích thánh thể. Sau khi nghi thức cử hành xong, tín đồ thƣờng tổ chức tiệc mừng nhằm khắc ghi vào đầu óc các em biến cố này.

Nhƣ đã đƣợc đề cập muôn nhận bí tích thánh thể ngoài việc tín đồ phải nhận bí tích rửa tội và giải tội ngƣời tín đồ cần phải chu toàn: sạch tội trọng, có ý ngay lành, và kiêng ăn uống một giờ khi rƣớc lễ.

Bí tích thánh thể này rất cần trong đời sống đức tin của ngƣời tín đồ, nhất là trong giờ nguy tử (sẽ đƣợc phân tích mục bí tích xức dầu bệnh nhân). Chính bí tích này nói lên tính duy nhất của Giáo hội Công giáo, những ngƣời nào không hiệp thông với giáo hội công giáo thì không đƣợc hiệp thông trong bí tích này, Chẳng hạn: Tin lành, Chính thống giáo, Anh giáo….Cũng nhƣ ngƣời tín đồ không đƣợc hiệp thông với các nhánh của Kitô giáo này. Chẳng hạn ngƣời tín đồ Công giáo không đƣợc tham gia lễ bẻ bánh của ngƣời tin lành, vì tin lành quan niệm ra nghi thức đó chỉ là việc kỷ niệm chứ không phải bí tích.

2.1.3.4. Bí tích Thêm sức

Nghi thức này đƣợc thực hiện và hữu hiệu khi ngƣời tín đồ này đã nhận bí tích Rửa tội, cung với việc xức dầu thánh hiến trên trán, đƣợc thực hiện hiện bằng việc đặt tay và đọc những lời quy định trong các sách phụng vụ đã đƣợc chuẩn nhận. Ngƣời ban bí tích này thƣờng là giám mục, linh mục cũng đƣợc phép ban bí tích này nhƣng tùy theo giáo phận mà đấng bản quyền là giám mục quy định riêng.

Chẳng hạn tại Giáo phận Cần Thơ linh mục chỉ có quyền ban bí tích Thêm sức cho ngƣời tân tòng, còn việc ban bí tích cho những tín đồ đã nhận bí tích Rửa tội từ nhỏ thì thuộc quyền giám mục. Nhƣng tại Giáo phận Long Xuyên nơi giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm trực hệ thì linh mục có quyền ban bí tích thêm sức cho tín đồ của mình ở một số trƣờng hợp, chẳng hạn trƣớc khi nhận bí tích Hôn nhân (sẽ đƣợc phân tích sau).

Độ tuổi để nhận bí tích Thêm sức, không đƣợc quy định cụ thể, Bộ Giáo luật chỉ quy định đến tuổi khôn, thì buộc phải học hỏi đúng mức, chuẩn bị đầy đủ giáo lí và phải có khả năng lập lại các lời hứa khi chịu phéo Rửa Tội.

Thông thƣờng tiến trình nhận bí tích thêm sức, trƣớc tiên ngƣời tín đồ phải nhận bí rửa tội, giải tội, rồi mới đến thêm sức, sau đó là các bí tích khác, cụ thể là nghi thức bao đồng, nghi thức cặn kề bí tích thêm sức. Tại giáo xứ Đức Mẹ Vô

Nhiễm không ngoài chu trình này. Riêng Giáo phận Cần Thơ tiến trình này đƣợc thay đổi, cụ thể tín đồ nhận nghi thức bao đồng xong, thì ngƣời tín đồ mới nhận đƣợc bí tích thêm sức. Điều này càng diễn tả hơn ý nghĩa việc chính đƣơng sự tín đồ tuyên hệ đức tin trƣớc giáo hội địa phƣơng.

Nhƣng đã đề cập việc nhận ngƣời đỡ đầu trong bí tích thêm sức, ngƣời tín đồ có thể chọn thêm một ngƣời đỡ đầu ngoài ngƣời đỡ đầu bí tích rửa tội. Nhƣng giáo hội luôn khuyến khích việc nhận ngƣời đỡ đầu chính là ngƣời đỡ đầu trong bí tích rử tội, để nói lên tính liên kết trong bí tích khai tâm Kitô giáo.

Tại giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm cử hành bí tích thêm sức rất long trọng, vì

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đời sống tôn giáo của giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm, Giáo phận Long Xuyên, thị trấn Hòn Đất- huyện Hòn Đất- tỉnh Kiên Giang (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)