Hoạt động an sinh, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đời sống tôn giáo của giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm, Giáo phận Long Xuyên, thị trấn Hòn Đất- huyện Hòn Đất- tỉnh Kiên Giang (Trang 92 - 98)

CHƢƠNG 2 : HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO VÀ HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI

2.2. Hoạt động an sinh, xã hội

Kitô giáo tự bản chất là một tôn giáo nhập thế, nó có nguồn gốc từ kinh thánh. Với công việc bác ái phục vụ là một phần thống nhất của toàn thể Hội Thánh Công giáo từ 2000 năm qua. Tính trần thế của tín đồ đƣợc Công đồng Vaticano II đặc biệt đề cao. Trong bối cảnh mới, các thông điệp xã hội hƣớng đề cập đến sự phát triển các dân tộc, mà khởi đầu với Thông điệp Populorum progressio của Giáo hoàng Phaolô VI năm 1967.

Tông huấn Hậu thƣợng hội đồng Ecclesia In Asia Giáo hội tại Á châu số 45 xác định: “Do ân sủng và ơn gọi do bí tích Rửa Tội và Thêm sức, tất cả giáo dân là

thừa sai; và sân khấu hoạt động tông đồ của họ là thế giới mênh mông và phức tạp, gồm có chính trị, kinh tế, kỹ nghệ, giáo dục, truyền thông, khoa học, kỹ thuật và thể thao. Trong nhiều nước tại Á Châu, người giáo dân đã phục vụ như những nhà truyền giáo thực thụ, tiếp xúc những người bạn Á Châu, những người có lẽ chưa bao giờ gặp được hàng giáo sĩ và tu sĩ. Tôi thay mặt toàn thể Giáo Hội bày tỏ lòng biết ơn với họ, và tôi khuyến khích tất cả những người giáo dân nhận lấy vai trò riêng của mình trong đời sống và sứ mạng của Dân Chúa, như là những chứng nhân cho Đức Kitô ở bất cứ nơi nào họ hiện diện”.

Cho dù tự bản chất Tin mừng không đồng hóa với bất cứ một nền văn hóa, chế độ chính trị hay hệ thống kinh tế nào, nhƣng nhiệm vụ của Kitô hữu là phải

5 Tám mối phúc thật :

- Thứ nhất : Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó / vì Nƣớc Trời là của họ. - Thứ hai : Phúc thay ai hiền lành / vì Chúa dành đất hứa cho họ. - Thứ ba : Phúc thay ai khóc than / vì sẽ đƣợc an ủi.

- Thứ bốn : Phúc thay ai khao khát sống đời chính trực / vì sẽ đƣợc thỏa dạ no lòng. - Thứ năm : Phúc thay ai biết xót thƣơng ngƣời / vì chính mình sẽ đƣợc xót thƣơng. - Thứ sáu : Phúc thay ai có lòng trong sạch / vì sẽ đƣợc ngắm nhìn Thiên Chúa. - Thứ bảy : Phúc thay ai xây dựng hòa bình / vì sẽ đƣợc gọi là con Thiên Chúa .

sống Tin mừng trong tất cả mọi hoàn cảnh và môi trƣờng xã hội. “Cộng đoàn tín

hữu, đã tiếp nhận kho tàng văn hoá đặc thù của đất nước, phải luôn bám rễ sâu trong lòng dân tộc: ở đó, các gia đình luôn thăng tiến nhờ được thấm nhuần tinh thần Tin Mừng, và được nâng đỡ bởi các trường học có chất lượng; phải tổ chức các hội đoàn và các nhóm hoạt động tông đồ giáo dân để làm cho tinh thần Tin Mừng thấm nhập vào toàn thể cộng đồng xã hội. Sau cùng, những người Công giáo thuộc các Nghi chế khác nhau hãy thể hiện mối giao hảo toả sáng tình bác ái yêu thương” [17, tr245]

Công đồng khuyến khích các Kitô hữu, hãy nỗ lực chu toàn cách trung thành những bổn phận trần thế của họ và chu toàn dƣới sự hƣớng dẫn của tinh thần Phúc âm. Thực sai lầm cho những ai đang khi biết rằng chúng ta không có một quê hƣơng trƣờng tồn ở trần thế và đang phải kiếm tìm một quê hƣơng hậu lai để rồi vì đó tƣởng rằng mình có thể xao lãng các bổn phận trần gian, nhƣ thế là không nhận thấy chính đức tin buộc phải chu toàn các bổn phận đó hoàn hảo hơn, mỗi ngƣời tùy theo ơn gọi của mình. Ngƣợc lại, cũng sai lầm không kém đối với những ai nghĩ rằng có thể dấn thân hoàn toàn vào công việc trần thế nhƣ thể các công việc ấy hoàn toàn xa lạ với đời sống tôn giáo, vì cho rằng đời sống tôn giáo chỉ còn hệ tại những hành vi phƣợng tự và một vài bổn phận luân lý phải chu toàn. Sự phân ly giữa đức tin mà họ tuyên xƣng và cuộc sống thƣờng nhật của nhiều ngƣời phải kể vào số những sai lầm trầm trọng nhất của thời đại chúng ta [17,tr323].

Bởi thế không thể nào sống đời sống tôn giáo chỉ có các lễ nghi hay giáo điều tôn giáo, mà còn phải quan tâm đến môi trƣờng sống, hay nói theo ngôn ngữ của công giáo là trần thế.

Một dấu chỉ để nhận dạng dấn thân vào tính trần thế của Giáo hội Công giáo là việc bác ái. Thông điệp Deus Caritas Est (Thiên Chúa là tình yêu), Ngày 25-12-

2005, số 20 Giáo Hoàng Benedicto XVI đã nói: “bác ái là bổn phận của mỗi tín

hữu, đồng thời cũng là bổn phận của cộng đồng Hội Thánh”, và mới nhất là Thông

điệp Laudato si‟ của Giáo hoàng Phanxicô năm 2015. Cũng nhƣ với tinh thần của Thƣ chung 1980: “sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng

bào”, giáo xứ tham gia vấn đề an sinh xã hội một cách sống động từ: Tham gia xây dựng nông thôn mới, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, làm kinh tế, hòa giải, xây dựng khu phố an toàn, văn minh, khám chữa bệnh từ thiện.

Hoạt động bác ái của giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm đã xây nhiều cây cầu cho giáo họ Sóc Xoài để giáo dân có thể đi tham dự thánh lễ, cũng nhƣ là phƣơng tiện cho lƣơng dân trong vùng sử dụng. Nhà trẻ Nhân Hiền đƣợc các sơ dòng Phaolô phụ trách, nuôi dạy các trẻ em mồ côi, cũng nhƣ giúp đỡ một phần nào khi các trẻ khó khăn đƣợc gửi tại nhà trẻ này. Xây dựng trƣờng tiểu học, hiến đất cho của công trong vùng. Xây nhà cho giáo dân khó khăn…..

Nếu Giáo luật cấm giáo sĩ và tu sĩ trực tiếp tham gia các đảng phái chính trị và những chức vụ công quyền thì đối với tín đồ lại hoàn toàn khác. Hoạt động chính trị lại đƣợc coi là lãnh vực đặc biệt trong sinh hoạt trần thế. Hiến Chế Mục Vụ Về Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay (Gaudium Et Spes) số 1 tuyên bố: “Vui mừng

và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ. Thực vậy, cộng đoàn của họ được cấu tạo bằng những con người đã được qui tụ trong Chúa Kitô, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong cuộc lữ hành về Nước Cha và đã đón nhận Tin mừng cứu rỗi đem tới cho mọi người. Vì thế, cộng đoàn ấy mới nhận thấy mình thực sự liên hệ mật thiết với loài người và lịch sử nhân loại”.

Ngƣời tín đồ bình dân Công giáo thì xem tham gia vào chính trị là nơi tội lỗi ô nhiễm, bởi những vùng đất đấu tranh, tranh giành quyền lực. Trái lại Công đồng Vaticano II Hiến Chế Mục Vụ Về Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay (Gaudium

Et Spes) số 1 tuyên bố (số 75): “Thiết lập những cơ cấu chính trị pháp lý là điều

phù hợp với bản tính con người, vì nhờ đó tất cả mọi công dân, không phân biệt ai, có thể mỗi ngày một có cơ hội tham gia cách tự do và tích cực vào việc thiết lập nền tảng pháp lý của cộng đoàn chính trị, tham gia vào việc điều hành quốc gia và xác định mục tiêu và phạm vi của những cơ quan khác nhau cũng như tham gia vào việc

lựa chọn người cầm quyền. Vậy mọi công dân cần phải nhớ tới quyền lợi và đồng thời là bổn phận của họ trong việc tự do sử dụng lá phiếu của mình để mưu cầu công ích. Giáo Hội ca ngợi và quí trọng việc làm của những người vì lợi ích quốc gia mà dấn thân phục vụ con người cùng nhận lãnh gánh nặng của trách nhiệm này…….Tất cả mọi Kitô hữu phải ý thức về sứ mệnh đặc biệt của mình trong cộng đoàn chính trị. Họ phải nêu gương sáng bằng cách phát biểu ý thức trách nhiệm nơi chính mình và tận tâm phục vụ công ích. Nhờ thế, qua hành động, họ cũng chứng minh cho thấy rằng làm sao dung hòa được quyền bính với tự do, sáng kiến cá nhân với sự liên đới và những đòi hỏi của toàn thể xã hội, dung hòa được sự hiệp nhất sinh ích với những dị biệt phong phú. Trong việc tổ chức trần thế, họ phải nhìn nhận những quan điểm chính đáng dầu đối chọi nhau. Họ phải tôn trọng các công dân khác hay các đoàn thể khi những người này bênh vực quan điểm của mình cách thẳng thắn. Những đảng phái chính trị có bổn phận cổ võ những gì họ xét thấy cần cho công ích, chứ không bao giờ được đặt quyền lợi riêng trên công ích.”

Nhìn vào môi trƣờng Công giáo tại Việt Nam thì từ khi Thƣ chung 1980 ra đời, nó đƣợc xem kim chỉ nam dẫn lối cho Giáo hội Công giáo Việt Nam nói chung và tín đồ ở giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm (Hòn Đất) nói riêng sống tính trần thế của đời sống tôn giáo. Thư chung 1980 mang bóng dáng của Thu chung 1976, cũng như

bóng dáng một số thư, thông cáo, thư luân lưu, Tham luận của Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Bình và hình như có cả bóng dáng một số bài viết của Tổng Giám Mục Philípphê Nguyễn Kim Điền với các bài như: Tâm thư, Phát biểu cảm tưởng dịp lễ ra mắt của Ủy ban Mặt trận Dân Tộc Giải phóng thành phố Huế

[12,tr126].

Sau những phần nội dung từ đoạn 5 đến đoàn 8 nhƣ một sự dọn đƣờng một lập luận tạo tiền đề để Thƣ Chung đi vào đoạn 9 [12,tr127]: Gắn bó với dân tộc và đất nƣớc với nội dung: “Là Hội Thánh trong lòng dân tộc Việt Nam, chúng ta quyết tâm gắn bó với vận mạng quê hƣơng, noi theo truyền thống dân tộc hoà mình vào cuộc sống hiện tại của đất nƣớc. Công đồng dạy rằng “Hội Thánh phải đồng tiến với toàn thể nhân loại và cùng chia sẻ một số phận trần gian với thế giới” (MV 40,2).

Vậy chúng ta phải đồng hành với dân tộc mình, cùng chia sẻ một cộng đồng sinh mạng với dân tộc mình, vì quê hƣơng này là nơi chúng ta đƣợc Thiên Chúa mời gọi để sống làm con của Ngƣời, đất nƣớc này là lòng mẹ cƣu mang chúng ta trong quá trình thực hiện ơn gọi làm con Thiên Chúa, dân tộc này là cộng đồng mà Chúa trao cho chúng ta để phục vụ với tính cách vừa là công dân vừa là thành phần Dân Chúa. Sự gắn bó hoà mình này đƣa tới những nhiệm vụ cụ thể mà chúng ta có thể tóm lại trong hai điểm chính:

- Tích cực góp phần cùng đồng bào cả nƣớc bảo vệ và xây dựng tổ quốc. - Xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc.

Các định hƣớng đƣợc xây dựng:

Cùng đồng bào cả nƣớc bảo vệ và xây dựng tổ quốc: “Về nhiệm vụ thứ nhất là tích cực góp phần cùng đồng bào cả nƣớc bảo vệ và xây dựng tổ quốc, chúng tôi muốn khẳng định rằng: yêu tổ quốc, yêu đồng bào, đối với ngƣời Công giáo không những là một tình cảm tự nhiên phải có mà còn là một đòi hỏi của Phúc âm…. Lòng yêu nƣớc của chúng ta phải thiết thực, nghĩa là chúng ta phải ý thức những vấn đề hiện tại của quê hƣơng, phải hiểu biết đƣờng lối, chính sách và pháp luật của Nhà Nƣớc, và tích cực cùng đồng bào toàn quốc góp phần bảo vệ và xây dựng một nƣớc Việt Nam giàu mạnh, tự do và hạnh phúc……” (số 10)

Xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc: “Về nhiệm vụ thứ hai là xây dựng trong Hội Thánh một lối sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp hơn với truyền thống dân tộc…..” (số 11)

Thƣ chung ngỏ lời với giáo dân ngoài đời sống lễ nghi cách thức vận hành tôn giáo, thì còn nhắc nhỡ bổn phận trần thế, cụ thể là đời sống chính trị: “Các nỗ

lực để xây dựng gia đình Công giáo theo tinh thần Phúc âm phải đồng thời làm phát triển nơi anh chị em và con cái những đức tính của người công dân tốt, nhất là ý thức về chân lý và công bình, và tinh thần sẵn sàng phục vụ lợi ích của Tổ quốc.

Nhờ hiện diện và sinh hoạt tích cực giữa đời như vậy, anh chị em sẽ làm sáng danh Chúa và góp phần hữu hiệu vào việc xây dựng đất nước.” (số 12)

Việc nhắc nhở tu sĩ nam nữ và linh mục, không chỉ chu toàn luật dòng hay các vấn đề mục vụ và đời sống thánh hiến của mình mà còn: “….làm sao dung hoà giữa lao động và cầu nguyện, giữa việc hoà mình vào các sinh hoạt xã hội - không chỉ vì kế sinh nhai, nhƣng nhất là để làm chứng nhân cho Chúa - và sự trung thành với đời sống cộng đoàn, dung hoà giữa các tổ chức riêng của mỗi hội dòng và sự hội nhập vào đời sống của Giáo hội Địa phƣơng trong sự hiệp thông với cộng đồng Dân Chúa và hàng giáo phẩm (số 13) và ………Xin anh em hãy cùng với chúng tôi đƣa Hội Thánh ở Việt Nam đi vào con đƣờng đã lựa chọn: là sống Phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào (số 14).

Về quan phƣơng từ 1980 nhìn chung Giáo hội Công giáo đã xác quyết “Sống

Phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”. Sống giữa chứ

không sống cạnh hay bên lề càng không phải chỉ đứng trong mà là ở giữa ngƣời Công giáo đã thấy đến lúc phải phá bỏ thế tự tôn “ảo” nhƣng là “tự vệ thật” để sống với, sống cùng, sống cởi mở và hội nhập với dân tộc theo nghĩa là “Để phục vụ hạnh phúc của đồng bào” [12.tr129]

Trong bối cảnh “toàn cầu hóa sự thờ ơ”, Giáo hội đƣợc mời gọi phải dấn thân - Giáo hoàng Phanxicô khẳng định: “Giáo hội không làm chính trị nhƣng phải dính dự vào chính trị”, vì “nhƣ Đức Phaolô VI nói, chính trị là một trong những hình thức cao nhất của đức ái”. Trên hết, Giáo hội “phải trung thành với con ngƣời, nhất là những ngƣời sống trong những tình cảnh bi thảm do các vấn đề “đạo đức, khoa học xã hội, đức tin” gây ra.

Ông Chủ tịch Hội giáo xứ chia sẻ: “Hiện tại tôi đang nằm trong Hội đồng

Nhân dân huyện 8 nhiệm kì, Hội đồng Nhân dân thị trấn 9 nhiệm kì. Thành viên của Mặt trận Huyện trong nhiều năm, và là thành viên của Hội chữ thập đỏ. Đặc biệt là thành viên của Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh. Đạt được 2 huy chương hội chữ thập đỏ và đại đoàn kết toàn dân tộc.”

Hiện tại tín đồ tại giáo xứ cũng là thành viên của nhiều tổ chức nhà nƣớc, cũng nhƣ các tổ chức chính trị, xã hội ở địa phƣơng nhƣ Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đời sống tôn giáo của giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm, Giáo phận Long Xuyên, thị trấn Hòn Đất- huyện Hòn Đất- tỉnh Kiên Giang (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)