Quy trình tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội (Trang 35 - 43)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.3. Quy trình tổ chức nghiên cứu

2.3.1. Xây dựng cơ sở lí luận

- Mục đích:

+ Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, các phương pháp tiếp cận và nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu đã cĩ.

+ Xây dựng hệ thống khái niệm cơng cụ và phương pháp tiếp cận phù hợp mục đích nghiên cứu.

- Nội dung: Đọc và phân tích tài liệu, bài viết và cơng trình nghiên cứu cĩ liên quan tới đề tài luận văn. Từ đĩ xây dựng đề cương nghiên cứu, cơ sở lý luận, khái niệm cơng cụ, phiếu hỏi.

- Phương pháp nghiên cứu: đọc và phân tích tài liệu.

2.3.2. Thiết kế cơng cụ nghiên cứu

- Cơng cụ nghiên cứu được sử dụng bao gồm: Thang đo những khĩ khăn về cảm xúc và hành vi (dành cho trẻ từ 6-18 tuổi)Phiếu kiểm kê hành vi do trẻ tự đánh giá dành cho lứa tuổi từ 11-18 (YSR)

2.3.2.1. Thang đo những khĩ khăn về cảm xúc và hành vi (dành cho trẻ từ 6-18 tuổi)

Mục đích: chúng tơi xây dựng Thang đo những khĩ khăn về cảm xúc và hành vi (dành cho trẻ từ 6 – 18 tuổi) dưới dạng thang đo Likert nhằm phát hiện, sàng lọc những trẻ vị thành niên đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội cĩ những khĩ khăn về cảm xúc và hành vi. Trong khuơn khổ của đề tài nghiên cứu, chúng tơi tập trung tìm hiểu những khĩ khăn về hành vi của nhĩm trẻ này.

iai đoạn thiết kế bảng hỏi: từ kết quả nghiên cứu lý luận ở chương I và kết quả thăm dị lấy ý kiến 5 trẻ vị thành niên sống trong Làng Trẻ em SOS Hà Nội, chúng tơi xác định đánh giá các khĩ khăn về hành vi thơng qua sự phản ánh của các em (đo tần xuất xảy ra những hành vi cản trở trẻ trong các hoạt động hàng ngày).

Thang đo những khĩ khăn về cảm xúc và hành vi (dành cho trẻ từ 6 – 18 tuổi) dành cho trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội được xây dựng theo kiểu thang đo Likert gồm ba mức độ: 0 = hồn tồn khơng xảy ra hành vi; 1 = thỉnh thoảng xảy ra; 2 = thường xuyên xảy ra. Thang đo gồm 40 items, đo các nội dung sau: (1) những khĩ khăn về mặt hành vi bộc lộ trong mối quan hệ với bạn và người khác, gồm 7 items; (2) những khĩ khăn trong giao tiếp của trẻ, gồm 7 items; (3) sự tương trợ lẫn nhau của trẻ, gồm 7 items; (4) khĩ khăn về cảm xúc của trẻ gồm 8 tiems; (5) khĩ khăn trong việc giải quyết vấn đề gồm 6 items; (6) những khĩ khăn gắn với sự hịa nhập của trẻ ở cơ sở bảo trợ xã hội. Trong đĩ, chúng tơi tập trung vào các nội dung sau: những khĩ khăn về mặt hành vi bộc lộ trong mối quan hệ với bạn và người khác, những khĩ khăn trong giao tiếp của trẻ, sự tương trợ lẫn nhau của trẻ, khĩ khăn trong việc giải quyết vấn đề và những khĩ khăn gắn với sự hịa nhập của trẻ ở cơ sở bảo trợ xã hội.

Sau khi hồn tất cơng việc điều tra và nhập dữ liệu vào phần mền SPSS, chúng tơi đã tiến hành phân tích nhân tố và tính độ tin cậy bên trong theo chỉ số Cronbach alpha. Để lựa chọn ra số nhân tố tối ưu và lựa chọn câu nào thuộc về nhân tố nào, sự kết hợp các yếu tố sau được áp dụng: giá trị riêng (Eigenvalue) được biểu thị qua biểu đồ dốc (Scree – plot), hệ số tải (Item – Factor), sự phù hợp của nội dung câu với nhân tố và số lượng câu trong mỗi nhân tố. Kết quả, chúng tơi đã phân tích và lựa chọn được 5 nhân tố, với ma trận xu hướng câu nhân tố được trình bày trong bảng dưới đây.

Bảng 3. Ma trận xu hƣớng câu nhân tố

Items

Nhân tố

1 2 3 4 5

Đánh các bạn khác trong Làng .802 .161

Thường trêu chọc hoặc đánh các em nhỏ cùng

phịng, cùng nhà .744 .121

Tự ý lấy hoặc sử dụng các đồ dùng của các bạn

trong phịng .673 .212

Thường chửi bậy, chửi thề, nĩi tục với bạn và

các em nhỏ .670 -.107 .138 .156

Nhường nhịn, giúp đỡ các em nhỏ trong trung

tâm -.142 .710 .159

Giúp đỡ lẫn nhau khi được giao cơng việc .138 .699 -.264 Tích cực và đồn kết trong các hoạt động cùng

nhau .698 -.127 -.275

Chủ động giúp các cơ bảo mẫu và các bạn khác

Khi phải nỏi đến vấn đề của bản thân thấy ngại

và khĩ nĩi .713 .102

Gặp khĩ khăn trong việc diễn đạt suy nghĩ với

người khác .607 .291 -.119

Thường căng thẳng khi nĩi lên ý kiến cá nhân .513 .382 Mỗi khi làm việc gì đĩ thường mất bình tĩnh .106 .498 .166 .228 Thường tự ái khi một ai đĩ gĩp ý hoặc phàn nàn .352 .460 -.114 Cảm thấy khơng vui với cuộc sống trong trung

tâm .115 -.128 .668 .175

Thường chơi và ở một mình, tách khỏi các bạn .288 .624

Cĩ cảm giác chán nản, mệt mỏi, bi quan .128 -.176 .173 .584 .403 Cảm thấy mệt mỏi mỗi khi người khác khơng

nghe tơi nĩi và diễn đạt ý kiến .379 -.119 .509 .161 Cảm thấy cơ đơn và nhớ nhà, người thân trong

gia đình .100 .809

Lo lắng về một chuyện gì đĩ liên quan đến gia

đình .227 -.111 .361 .472

Kết quả phân tích nhân tố cho thấy từ 40 items ban đầu, chúng tơi lựa chọn ra được năm nhân tố: (1) hành vi bắt nạt, (2) sự tương trợ lẫn nhau, (3) khĩ khăn trong giao tiếp, (4) tâm trạng buồn chán, (5) cảm nhận, suy nghĩ tiêu cực về bản thân và gia đình. Tổng số items của 5 nhân tố này là 20. Độ tin cậy của thang đo rút gọn này α = 0,68 (xem phụ lục).

2.3.2.2.Bảng hỏi bán cấu trúc

Một bảng hỏi bán cấu trúc đã được xây dựng và sử dụng trong nghiên cứu nhằm thu thập thơng tin về nhân thân cũng như cuộc sống của trẻ trong cơ sở bảo trợ xã hội. Bảng hỏi bán cấu trúc gồm 11 câu hỏi, với các nội dung: thơng tin về trẻ, thời gian trẻ sống trong cơ sở bảo trợ, lý do trẻ được đưa vào cơ sở bảo trợ, thơng tin về gia đình, sức khỏe, mối liên hệ của trẻ với gia đình, sự hài lịng của trẻ về cuộc sống trong trung tâm và học tập. Các nội dung trên được xây dựng dưới dạng câu hỏi định danh, thang điểm từ 0 đến 5 hoặc câu hỏi theo thang điểm từ 1 đến n (xem thêm phụ lục).

2.3.2.3. Phiếu kiểm kê hành vi do trẻ tự đánh giá dành cho lứa tuổi từ 11-18 (YSR)

Phiếu kiểm kê hành vi do trẻ tự đánh giá dành cho lứa tuổi từ 11-18 (YSR) (Phụ lục) được nhĩm chúng tơi xin phép PGS.TS Đặng Hồng Minh và nhĩm tác giả để tiến hành khảo sát. Phiếu này gồm 2 tờ (4 mặt giấy A4) với 2 phần nội dung chính: Phần 1 là các thơng tin về nhân khẩu (do nhĩm nghiên cứu tự xây dựng), phần 2 là bảng liệt kê những biểu hiện hành vi thường gặp ở trẻ (113 item).

Độ tin cậy của các biểu hiện của hành vi sai phạm ở trẻ là: 0,617. Độ tin cậy của các biểu hiện của hành vi gây hấn ở trẻ là: 0,691.

2.3.3. Tổ chức nghiên cứu thực tiễn

Mục đích: Khảo sát, thu thập thơng tin để phục vụ cho giai đoạn xử lý số liệu của đề tài nghiên cứu.

2.3.3.1. Thời gian:

Mỗi trẻ trả lời 01 Thang đo những khĩ khăn về cảm xúc và hành vi (dành cho trẻ từ 6-18 tuổi) trong vịng 20 phút và 01 Phiếu kiểm kê hành vi do trẻ tự đánh giá dành cho lứa tuổi từ 11-18 (YSR) trong vịng 20 phút. Trong nhĩm nghiên cứu, mỗi thành viên sẽ ở lại một nhà trong làng suốt quá trình trẻ điền phiếu hỏi để kịp thời giải đáp thắc mắc của các em. Chúng tơi khảo sát dựa trên Thang đo những khĩ khăn về cảm xúc và hành vi (dành cho trẻ từ 6-18 tuổi)Phiếu kiểm kê hành vi do trẻ tự đánh giá dành cho lứa tuổi từ 11-18 (YSR) vào những buổi khác nhau, hạn chế việc trẻ phải trả lời nhiều phiếu hỏi trong cùng một lúc.

Nhĩm nghiên cứu tổ chức thảo luận trên nhĩm trẻ vị thành niên và nhĩm các mẹ, các dì vào 2 buổi khác nhau, mỗi buổi kéo dài 2 tiếng.

2.3.3.2. Địa điểm

Nhĩm nghiên cứu tiến hành khảo sát tại Làng trẻ em SOS Hà Nội và Làng trẻ em Birla Hà Nội trực thuộc Sở Lao động – Thương binh – Xã hội Hà Nội.

2.3.3.3. Mẫu nghiên cứu

Chúng tơi tiến hành nghiên cứu trên 149 trẻ vị thành niên thuộc 2 cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Bảng 2 chỉ ra một số đặc điểm đặc trưng của mẫu nghiên cứu: giới tính, tuổi, số năm trẻ sống trong trung tâm, lý do trẻ vào sống trong trung tâm, kết quả học tập đã được trình bày ở phần trước.

2.3.3.4. Các bước tiến hành

- Sử dụng thang đo / phiếu hỏi đã dựng để khảo sát

- Thu phiếu, mã hĩa, thống kê và xử lý số liệu với phương pháp tốn thống kê; phân tích và viết nhận xét về các kết quả.

- Bên cạnh việc sử dụng phiếu hỏi để khảo sát, nhĩm nghiên cứu cũng tiến hành thảo luận với nhĩm trẻ vị thành niên và các mẹ, các dì ở làng trẻ em SOS. Nhĩm trẻ bao gồm 15 em, trong đĩ cĩ 7 trẻ nam và 8 trẻ nữ; nhĩm các mẹ, các dì bao gồm 17 người;

thời gian thảo luận là 1,5 tiếng, ngày 10/06/2017. Hai nhĩm thảo luận này được tổ chức riêng biệt.

2.3.4. Xử lý số liệu nghiên cứu

Để xử lý số liệu nghiên cứu, nhĩm nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích thống kê.

Phân tích thống kê mơ tả: Các phép tính thống kê mơ tả được sử dụng để tính điểm trung bình (ĐTB), độ lệch chuẩn (ĐLC), điểm trung vị, độ phân tán của các biến nghiên cứu, so sánh ĐTB giữa các nhĩm trẻ em bằng phân tích phương sai đơn biến, kiểm định mối tương quan giữa các biến nghiên cứu,.v.v.

Phân tích thống kê suy luận: Các phép tính thống kê suy luận được sử dụng để tính hệ số Alpha Cronbach nhằm kiểm tra độ tin cậy của các cơng cụ nghiên cứu, phân tích nhân tố kiểm tra độ hiệu lực của các thang đo, phân tích hồi quy đa biến kiểm định sự ảnh hưởng của các yếu tố gĩp phần làm tăng và các yếu tố bảo vệ gĩp phần làm giảm rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội.

2.3.4.1. Phân loại hành vi sai phạm ở trẻ vị thành niên

Kết quả khảo sát bằng YSR cho thấy, điểm trung bình hành vi sai phạm của trẻ vị thành niên sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội: M = 4,85, SD = 2,52; điểm trung vị (Median) = 4,52; chỉ số Skewness = 0,80 và Kurtosis = 0,72. Theo lý thuyết thống kê, dữ liệu khảo sát được xem là chuẩn khi điểm trung bình và điểm trung vị xấp xỉ bằng nhau; chỉ số Skewness nằm trong khoảng -1 tới +1 và Kurtosis nằm trong khoảng -2 tới +2. Kết quả khảo sát hành vi sai phạm ở trẻ vị thành niên là một phân bố chuẩn. Do vậy, việc phân loại và tính tỷ lệ trẻ cĩ hành vi sai phạm ở các mức độ khác nhau dựa vào điểm trung bình chung (M) và độ lệch chuẩn (SD).

Điểm trung bình chung (M = 4,85) và độ lệch chuẩn (SD = 2,52), hành vi sai phạm của trẻ vị thành niên thuộc mẫu khảo sát được chia thành ba mức độ:

Mức 1: Khơng cĩ hành vi sai phạm. Ở mức độ này trẻ cĩ điểm tổng hành vi sai phạm nhỏ hơn M chung của nhĩm trừ đi 01SD: điểm tổng HVSP < M – 01 SD. Cĩ nghĩa là những trẻ cĩ điểm tổng hành vi sai phạm < 2.33.

Mức 2: Hành vi sai phạm ở mức độ trung bình. Ở mức độ này là những trẻ cĩ điểm tổng HVSP lớn hơn M chung của nhĩm trừ đi 01 SD nhưng nhỏ hơn M của nhĩm cộng với 01SD: M – 01SD < điểm tổng HVSP của trẻ < M + 01 SD. Đĩ là những trẻ cĩ điểm tổng hành vi sai phạm nằm trong khoảng 2.33 < điểm tổng HVSP < 7.1 Mức 3: Hành vi sai phạm ở mức độ cao, ảnh hưởng đến trẻ và người khác. Ở mức độ này là những trẻ cĩ điểm tổng HVSP lớn hơn điểm chung bình chung hành vi sai phạm của nhĩm cộng với 01 SD: điểm tổng HVSP > M + 01SD. Cĩ nghĩa là lớn hơn 7.1.

Biểu đồ 1. Phân bố hành vi sai phạm ở trẻ sống trong cơ sở bảo trợ xã hội 2.3.4.2. Phân loại hành vi gây hấn ở trẻ vị thành niên

Kết quả khảo sát bằng YSR cho thấy, điểm trung bình hành vi gây hấn ở trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội M = 9,89, SD = 4,28; điểm trung vị (Median) = 8,91; chỉ số Skewness = 0,59 và Kurtosis = -,39. Căn cứ vào các chỉ số này, cĩ thể kết luận dữ liệu khảo sát về hành vi gây hấn ở trẻ vị thành niên là một phân bố chuẩn, nghiêng phải. Do vậy, việc phân loại và tính tỷ lệ trẻ cĩ hành vi gây

hấn ở các mức độ khác nhau dựa vào điểm trung bình chung (M) và độ lệch chuẩn (SD).

Biểu đồ 2. Phân bố hành vi gây hấn của trẻ sống trong cơ sở bảo trợ xã hội

Điểm trung bình chung (M = 9,89) và độ lệch chuẩn (SD = 4,28), hành vi gây hấn của trẻ vị thành niên thuộc mẫu khảo sát được chia thành ba mức độ:

Mức 1: Hành vi gây hấn ở mức thấp. Ở mức độ này trẻ cĩ điểm tổng HVGH nhỏ hơn M của nhĩm trừ đi 01SD: M < M – 01 SD. Cĩ nghĩa là những trẻ cĩ điểm tổng HVSP < 5.61.

Mức 2: Hành vi gây hấn ở mức đột trung bình. Ở mức độ này là những trẻ cĩ điểm tổng HVGH lớn hơn M của nhĩm trừ đi 01 SD nhưng nhỏ hơn M của nhĩm cộng với 01 SD: M – 01SD < điểm tổng HVGH< M + 01SD. Đĩ là những trẻ cĩ điểm tổng HVGH nằm trong khoảng 5.61 < điểm tổng HVGH< 14.17

Mức 3: Hành vi gây hấn ở mức độ cao, ảnh hưởng đến trẻ và người khác. Ở mức độ này là những trẻ cĩ điểm tổng HVGH lớn hơn điểm chung bình chung hành vi gây hấn của nhĩm cộng với 01 SD: điểm tổng HVGH > M + 01SD. Cĩ nghĩa là lớn hơn 14.17.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)