Một số chân dung lâm sàng điển hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội (Trang 67 - 105)

Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN

3.6. Một số chân dung lâm sàng điển hình

Trong quá trình làm nghiên cứu, chúng tơi thực hiện phỏng vấn sâu một số trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội.

Trước khi phỏng vấn trẻ, chúng tơi đã được sự đồng ý của cháu và người chăm sĩc cháu để đưa thơng tin thu thập được vào nghiên cứu này. Trẻ vị thành niên và người chăm sĩc cháu sẽ được giấu tên thật để đảm bảo nguyên tắc trong nghiên cứu.

3.6.1. Trường hợp thứ nhất

Cháu T.T.H (Nữ), sinh ngày 22/12/2004, là dân tộc Dao. Cháu vốn sống ở Võ Nhai, Thái Nguyên, trong gia đình cĩ 4 chị em gái, bố đã mất do bị bắn nhầm khi đi săn thú.

T.T.H vào làng từ ngày 27/8/2014 (lúc cháu 10 tuổi). Hiện tại, cháu sống ở nhà A1 - H.C.B, làng trẻ em SOS - Hà Nội. Lý do cháu vào sống trong trung tâm là mồ cơi cha. Cháu đang là học sinh lớp 7, trường Hermann Gmeiner – Hà Nội. Ở đây, cháu sống cùng nhà với em gái ruột 9 tuổi, 6 anh chị em khác thuộc nhiều độ tuổi khác nhau và mẹ H (người phụ trách nhà này); sức khỏe của cháu bình thường. Cháu liên lạc về gia đình 1 lần / tuần, mỗi lần đĩ cháu đều rất vui. Cháu cĩ gặp một chút khĩ khăn về học tập và điều này ảnh hưởng một chút tới quan hệ bạn bè và việc học ở trường của cháu. Kết quả học tập năm vừa qua của cháu đạt loại khá, cháu ít hài lịng về việc học tập của mình. Cháu hài lịng với cuộc sống hiện tại của bản thân.

Theo lời cháu kể

Cháu nhận thấy cuộc sống trong làng trẻ em SOS Việt Nam tốt hơn về tất cả mọi thứ so với cuộc sống của cháu trước đây.

Cháu mất cha từ lúc 3-4 tuổi. Hè vừa rồi cháu cĩ về quê 10 ngày. Cháu khơng thích về nhà lắm.

Cháu tham gia nhiều hoạt động như: nấu cơm, rửa bát, trồng rau, cuốc đất; kết quả của những hoạt động đĩ: bình thường.

Mối quan hệ của cháu với bạn bè khá tốt, cháu dễ kết bạn, cĩ giúp đỡ bạn và mọi người cũng giúp đỡ cháu. Thỉnh thoảng cháu cĩ làm hỏng/ làm sai một số việc mẹ giao như: nấu cơm cho nhiều nước; mẹ giao việc nhưng cháu quên khơng làm. Mẹ H đối xử tốt với cháu, đơi lúc mẹ mắng cháu cũng sợ. Trong nhà cháu đơi lúc xảy ra mâu thuẫn, ví dụ: 1 anh đánh 1 chị (mẹ can). 2 chị em ruột cháu hay nĩi chuyện, giúp nhau giặt quần áo, gấp chăn màn. Cĩ 1 bạn tên là Q, cùng nhà, học cùng lớp với cháu khá khĩ bảo, trên lớp học khơng tập trung (mẹ bạn ấy vừa mất tháng trước); cĩ lúc bạn gây phiền nhiễu cho mọi người trong nhà (chửi, quát) nên cháu khơng thích.

Lúc mới vào làng, cháu bị sốt xuất huyết. Trước đây, cháu khơng cĩ bệnh hay rối loạn tâm lý nào.

Điều kiện cơ sở vật chất ở làng tốt. Cháu được ăn no, đủ chất. Cháu cĩ đủ đồ dùng học tập. Buổi chiều cháu thường chơi xung quanh hàng xĩm. Cuối tuần cháu cĩ thể xem TV, chơi trốn tìm ở ngồi. Cháu ít tham gia hoạt động thể chất, nếu làng cĩ tổ chức hoặc các bạn rủ mà cháu thích thì cháu tham gia. Những mơn thể dục, thể thao mà cháu thích tham gia là đánh cầu, nhảy dây. Sở trường của cháu là đọc sách và thủ cơng. Cháu dành nhiều thời gian để đọc sách hơn các bạn khác.

T.T.H cĩ một bạn thân và thường chơi cùng bạn hơn 3 lần / tuần. Kết quả học tập các mơn của cháu ở mức trung bình – khá. Cháu khơng học trường / lớp chuyên và khơng cĩ vướng mắc gì trong học tập. Khả năng tiếp thu bài của cháu khá. Vì cháu ngoan, học khá nên được đi hội trại ở Hải Phịng 6 ngày. Cháu chưa cĩ dự định gì cho tương lai.

Khi được hỏi: băn khoăn lớn nhất của cháu về bản thân, tình trạng gia đình và những điều tốt đẹp của bản thân, cháu trả lời “khơng cĩ”.

Khi thu thập Phiếu kiểm kê hành vi do trẻ tự đánh giá dành cho lứa tuổi từ 11 – 18 (YSR) của em T.T.H, chúng tơi nhận thấy rằng:

Biểu hiện hành vi sai phạm của T.T.H bao gồm: “thích chơi với bạn lớn tuổi hơn, hay chửi bậy, nĩi tục” ở mức độ thỉnh thoảng; những biểu hiện cịn lại “khơng tuân theo các quy định ở nhà, ở trường và các nơi khác, chơi với bạn hay quấy rối, nĩi dối hoặc gian lận, bỏ nhà ra đi, thích nghịch lửa, lấy cắp ở nhà, lấy cắp ở nơi khác, hay bỏ lớp, trốn học, uống rượu hoặc dùng chất gây nghiện” là hồn tồn khơng cĩ.

Biểu hiện hành vi gây hấn của T.T.H bao gồm: “hay cãi cọ, lý sự, hay ghen tức với người khác, hay bướng bỉnh, cảm xúc, tình cảm hay thay đổi đột ngột” ở mức độ thỉnh thoảng; những biểu hiện cịn lại “khoe khoang, khốc lác, bắt nạt hoặc chơi xấu với bạn khác, cố làm việc gì đĩ để gây sự chú ý, phá huỷ đồ đạc của mình, phá huỷ đồ đạc của người khác, khơng vâng lời thầy cơ, hay đánh nhau, hay đánh nhau với bạn, gào thét quá nhiều, khốc lác, làm trị hề, hay bướng bỉnh, cảm xúc, tình cảm hay thay đổi đột ngột, nĩi quá nhiều, hay trêu chọc mọi người, hay cáu giận, đe doạ, đánh mọi người, gây ồn ào” là hồn tồn khơng cĩ.

Theo lời mẹ H kể

T.T.H vốn là con thứ 3 trong gia đình cĩ 4 chị em gái. Gia đình cháu rất hồn cảnh. Trước đây, bố cháu đi săn thú, bị người khác bắn nhầm nên cháu mất bố khi cịn nhỏ. Trước khi vào làng, cháu và em gái phải tự nuơi nhau, đưa đĩn nhau đi học. Mẹ cháu đi làm thuê ở gần biên giới, phụ xây dựng, nhà neo người, thỉnh thoảng mẹ gửi tiền về. Chị gái cháu đang học trường nội trú; chị cả của cháu đã lập gia đình nhưng hồn cảnh cũng khá phức tạp. Mẹ cháu cĩ liên hệ với cháu nhưng ít; người nhà liên lạc với cháu vào Hè và Tết, xin cho cháu về một ngày. Mỗi lần 2 chị em cháu về quê rất vất vả.

T.T.H cá tính hơn cả trong số các chị em. Lúc mới vào làng, sức khỏe cháu yếu; cháu cĩ đánh nhau với các bạn trai, giờ đã thuần hơn. Mẹ H cũng nghiêm khắc, khuyên nhủ cháu nhiều. Cháu mạnh mẽ, quyết đốn và cĩ dần cĩ ý thức trách

nhiệm, ăn mặc, theo nếp sống trong làng, cĩ tiến bộ. Cháu là con gái, nội trợ khéo, biết cuốn nem, bước đầu mẹ hài lịng với cháu.

T.T.H tham gia nhiều hoạt động. Mẹ H hướng dẫn cháu sáng thổi cơm, làm bữa sáng cho các em. Trong nhà cĩ bốn em nhỏ. Buổi chiều đi học về, anh đi đá bĩng, các chị đi học thêm. Cháu cho biết: Ý thức gọn gàng, trách nhiệm của người chị rất là lớn, khi nĩi chuyện với các em nhiều khi khơng nhẹ nhàng lắm, bản năng đĩ là ở trong người.

Cháu tham gia vào dàn hợp xướng, đi hát, tham gia các hoạt động múa hát; cĩ chơi các hoạt động thể dục, thể thao vào mùa hè.

3.6.2. Trường hợp thứ hai

Chân dung trẻ vị thành niên tiếp theo được chúng tơi nhắc tới sau đây là cháu N.T.T.L (nữ), 13 tuổi, sinh ngày 10/05/2004, dân tộc Kinh, quê ở Hồi Đức – Hà Nội. Cháu khơng cĩ anh chị em ruột. Hiện tại cháu đang học lớp 7A2, trường Hermann Gmeiner. Cháu vào Làng lúc 5 tuổi. Trước đĩ cháu sống cùng cha mẹ từ năm 2004 đến năm 2009. Lý do cháu vào sống trong trung tâm là bố mẹ đi làm xa. Cháu khá cao nhưng hơi gầy.

Theo lời cháu kể

Cháu cĩ tham gia các hoạt động thể dục thể thao như: múa, chạy và dành thời gian tham gia ở mức độ trung bình – khá. Cháu thích và dành nhiều thời gian cho đọc sách và nghe nhạc. Đối với cơng việc nhà, cháu giúp mẹ trơng em, dọn nhà, nấu ăn (mức độ trung bình).

Cháu cĩ 2-3 bạn thân, mỗi tuần cháu chơi với bạn 1-2 lần (ngồi thời gian ở trường học). Cháu xử sự với các bạn, mẹ nuơi tốt.

Kết quả học tập của cháu đạt mức trung bình. Cháu gặp khĩ khăn ở mơn Văn. Cháu cho biết, điều cháu băn khoăn lớn nhất là cháu khơng cĩ bố. Cháu chia sẻ những điều tốt đẹp nhất về bản thân, bao gồm: xinh, làm việc giỏi,…

Cháu cĩ liên lạc về cho gia đình nhiều, mỗi lần liên lạc cháu thấy bình thường. Cháu hài lịng với kết quả học tập và cuộc sống hiện tại.

Thơng qua phiếu YSR, chúng tơi nhận thấy cháu cĩ một số biểu hiện hành vi gây hấn như: “hay bướng bỉnh, hay cáu giận” ở mức độ thường xuyên; “hay cãi cọ, lý sự, chơi với bạn hay quấy rối, bắt nạt hoặc chơi xấu với bạn khác, cố làm việc gì đĩ để gây sự chú ý, phá huỷ đồ đạc của người khác, khơng vâng lời thầy cơ, ghen tức với người khác, cảm xúc, tình cảm của em hay thay đổi đột ngột, nĩi quá nhiều, hay trêu chọc mọi người, gào thét quá nhiều, đe doạ, đánh mọi người và gây ồn ào” ở mức độ thỉnh thoảng; những hành vi cịn lại là hồn tồn khơng cĩ.

Bên cạnh đĩ, cháu cĩ một số biểu hiện hành vi sai phạm như: “chơi với bạn hay quấy rối, khơng tuân theo các quy định ở nhà, ở trường và các nơi khác, chửi bậy, nĩi tục, thích chơi với bạn lớn tuổi hơn” ở mức độ thỉnh thoảng.

Theo lời mẹ M kể

N.T.T.L vào trung tâm năm lớp 2 (8 tuổi). Hồn cảnh gia đình cháu rất khĩ khăn: bố cháu đã mất, mẹ bỏ đi lấy chồng khác, cháu ở với ơng bà nội già yếu. Cháu ít khi gặp mẹ, ít liên lạc, chỉ cĩ bà đĩn / thăm cháu.

Khi người thân (bà nội) liên lạc chủ yếu hỏi thăm tình hình học hành và sức khỏe của cháu. Những lần cháu về thăm gia đình, cháu cĩ kể lại: về đi thả trâu cho ơng bà, đi thăm mẹ. Mẹ bỏ đi khi cháu vẫn cịn nhỏ nên mẹ cũng khơng quan tâm cháu lắm. Sau khi mẹ M khuyến khích nên gắn bĩ tình cảm gia đình hơn, mẹ cháu đã gọi điện hỏi thăm và tạt vào thăm khi đi làm gần đây.

N.T.T.L ngoan, tham gia các hoạt động đầy đủ, cĩ làm cơng việc nhà (làm nem, làm vườn) nhưng khơng cĩ điểm mạnh đặc biệt / nổi trội. Kết quả học tập của cháu đạt loại giỏi.

Lúc nhỏ, cháu bị ngược đãi. Từ khi vào trung tâm, khơng cĩ sự kiện đặc biệt gì xảy ra với cháu. Cháu vui tươi, tình cảm với mẹ, cháu khơng hận mẹ đẻ.

Như vậy, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên và xây dựng mơ hình các yếu tố ảnh hưởng gĩp phần tăng / giảm rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về “ ối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội”, chúng tơi rút ra một số kết luận sau: (1) Rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội được hiểu như là khuơn mẫu hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần trong đĩ các quyền cơ bản của người khác, các chuẩn mực xã hội (phù hợp với lứa tuổi từ 10-18 tuổi) hay các luật lệ trong cơ sở bảo trợ mà trẻ sinh sống bị vi phạm. Những trẻ với rối loạn hành vi cĩ tần xuất cao các hành vi đánh nhau, tàn ác với động vật hoặc người khác, phá hoại tài sản, nghịch lửa, trộm cắp, thường xuyên nĩi dối, trốn học, bỏ nhà ra đi, thường xuyên trong trạng thái cáu kỉnh và cĩ những hành vi thách thức bằng lời nĩi. Những trẻ rối loạn hành vi hay vi phạm các mong đợi xã hội (độ tuổi từ 10-18 tuổi); thường xuyên cĩ những hành vi nghiêm trọng hơn so với hành vi tinh nghịch ở các bạn cùng tuổi hoặc cĩ những hành vi mang tính nổi loạn chống đối với người lớn (mẹ / dì hoặc những người quản lý tại trung tâm). Ngồi ra, các biểu hiện này phải kéo dài liên tục trong sáu tháng thì mới đủ tiêu chuẩn để chẩn đốn rối loạn hành vi.

(2) Trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội cĩ biểu hiện rối loạn hành vi thể hiện trên khía cạnh hành vi gây hấn và hành vi sai phạm.

(3) Biểu hiện rối loạn hành vi nổi bật nhất ở trẻ vị thành niên đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội là: nĩi tục, chửi bậy, cãi cọ, cáu giận.

(4) Sự thiếu hụt về kỹ năng giao tiếp, tâm trạng buồn chán, cảm nhận và suy nghĩ tiêu cực về hồn cảnh gia đình, hiện tượng bắt nạt lẫn nhau là những yếu tố ảnh hưởng gĩp phần làm tăng rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội, trong đĩ yếu tố tâm trạng buồn chán là nổi bật hơn cả.

(5) Sự tương trợ lẫn nhau, số bạn thân, số lần chơi với bạn thân trong một tuần, hoạt động đồn thể trong cơ sở bảo trợ, việc liên hệ với gia đình gốc là những yếu tố ảnh

hưởng gĩp phần giảm rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội, trong đĩ sự tương trợ lẫn nhau là yếu tố nổi trội hơn.

Như vậy, kết quả luận văn cho thấy tác giả đã trả lời được những câu hỏi nghiên cứu đưa ra, đĩ là: trẻ vị thành niên đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội cĩ rối loạn hành vi; những biểu hiện rối loạn hành vi nổi bật nhất ở nhĩm trẻ này bao gồm: nĩi tục, chửi bậy, cãi cọ, cáu giận; yếu tố tâm trạng buồn chán và sự tương trợ lẫn nhau là yếu tố tham gia vào việc làm tăng và giảm nhẹ mức độ rối loạn hành vi ở trẻ.

2. Kiến nghị

Để hỗ trợ cho nhĩm trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội cĩ biểu hiện rối loạn hành vi trên khía cạnh hành vi sai phạm và hành vi gây hấn, chúng tơi đề xuất một số kiến nghị sau đây:

Muốn giúp đỡ trẻ rối loạn hành vi cĩ hiệu quả, cần chẩn đốn đúng, nắm vững các nét tính cách, tiền sử bệnh, các nhân tố tâm lý (điểm mạnh) và mơi trường.

Liệu pháp tâm lý đơn thuần cho rất ít hiệu quả và trẻ cũng thường khơng tiếp nhận liệu pháp này. Biện pháp thích hợp là can thiệp y – tâm lý – giáo dục cĩ sự trợ giúp, nâng đỡ của gia đình, bạn bè, thầy cơ, chuyên gia và cả xã hội.

Tiếp cận nhận thức trong mơi trường tập thể / nhĩm cho kết quả khá tốt. Tập thể / nhĩm dùng những người phạm pháp đã cải tạo làm hạt nhân. Lý do là một số thanh thiếu niên cĩ xu hướng trở lại với các bạn cùng độ tuổi để cĩ lời khuyên và sự nâng đỡ cảm xúc. Các thanh thiếu niên rối loạn hành vi cần tách nhĩm trước đây của chúng và ghép vào một nhĩm hồn tồn mới như một mơi trường tập huấn, đào tạo và tham gia các chương trình tại trung tâm điều trị.

Đối với những người trực tiếp nuơi dạy, quản lý trẻ (các mẹ / dì, cán bộ quản lý trung tâm, thầy cơ): Sử dụng và vận dụng linh hoạt các phương pháp quản lý hành vi. Quản lý hành vi là quá trình mà người lớn (bố mẹ, giáo viên) thay đổi cách ứng xử của mình nhằm làm thay đổi cách ứng xử của trẻ. Cụ thể, đối với trẻ cĩ rối loạn hành vi, những biện pháp như (1) tập trung khen ngợi điểm tốt, thời điểm cĩ hành vi tốt thay vì chỉ luơn tập trung vào điểm tiêu cực; (2) dùng các biện pháp phạt hiệu

quả đối với những hành vi cố tình gây hấn, gây hại, tấn cơng người khác và đồ vật như đứng gĩc nhà, thời gian tách biệt thay vì đánh hoặc mắng; (3) áp dụng “thưởng quy đổi” khi làm bài tập về nhà hoặc hoạt động, sinh hoạt gì đĩ trong gia đình cần sự cải thiện, ví dụ mỗi lần trẻ làm tốt sẽ được một sao hoặc mặt cười, khi được số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội (Trang 67 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)