Thời điểm có việc làm của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành công tác xã hội (nghiên cứu trường hợp sinh viên tốt nghiệp trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 37 - 41)

2. Chương 2: Thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành

2.2. Thời điểm có việc làm của sinh viên

Sau khi tốt nghiệp là khoảng thời gian sinh viên đã lớn và không được sự bảo vệ của thầy cô cũng như sự chở che của cha mẹ, họ đã không còn là những đừa trẻ mà phải biết quyết định cho chính cuộc đời của mình. Và lúc ra trường là lúc quyết định xem bản thân mình muốn làm gì và làm những gì, dù đúng ngành học hay không đúng ngành học của mình, như thế nào thì thời gian sau khi ra trường là thời gian khó khăn nhất của sinh viên vì lúc này họ không còn tự quyết định là mình làm vào cơ quan nào bởi lẽ phải phụ thuộc vào nhà tuyển dụng và mình có đáp ứng được các yêu cầu mà nhà tuyển dụng cần thiết hay không.

Sinh viên ra trường sau khi tốt nghiệp không phải ai cũng có một việc làm luôn có người cần rất nhiều thời gian để có thể có thể xin được việc làm, trong khi đó chưa chắc phải là công việc mà mình muốn làm nhưng cũng không thể thay đổi được vẫn

quyết định làm việc do vậy khi đi xin việc cần có rất nhiều yếu tố có thể do bằng cấp hoặc có thể do năng lực do có thể do sự năng động của mình hay có thể do quan hệ của gia đình như vậy có thể xin được việc có rất nhiều yếu tố tác động vào, và còn cần thời gian để chờ đợi như vậy để xin việc thành công không chỉ do một yếu tố tác động vào.

Biểu đồ 01: Thời điểm có việc làm của SVTN

Qua điều tra theo bảng số liệu ta có thể thấy được cụ thể hơn về việc xin việc của sinh viên dựa vào một yếu tố đó chính là thời gian của sinh viên khi đợi chờ xin việc làm. Có việc làm ngay có 54 người trên 165 người trả lời chiếm 32,7%, có việc làm sau 1 đến 6 tháng là có 81 người trên 165 người trả lời chiếm 49,1%, có việc làm sau 6 đến 12 tháng có 14 người trên 165 người trả lời đạt 12,7%, có việc làm sau trên 12 tháng chỉ có 9 người trên 165 người trả lời và đạt 5,5% .

Như vậy có thể thấy rằng số lượng người có việc làm ngay chiếm số phần trăm cao trong tổng số 165 người trả lời ta có thể thấy rằng sinh viên khi ra trường có thể tìm được việc làm ngay, có thể nói rằng sinh viên có năng lực trong tìm việc làm và vì thế thời gian tìm việc làm có thể được rút ngắn hơn rất nhiều. Bên cạnh đó sinh viên có thể tận dụng nhiều cơ hội tìm việc làm và cả khi việc làm không đúng với chuyên môn của mình nhưng vẫn cố gắng đi làm và có thể chuyển đổi công việc sau khi đã hình

thành được kinh nghiệm làm việc và khi mở rộng được mối quan hệ của chính bản thân của mình.

Sinh viên có việc làm sau 1 đến 6 tháng chiếm cao nhất là 81 người và chiếm 49,1% chiếm gần một nửa phần trăm số lượng người trả lời, như vậy đây là số sinh viên có thể có sự năng động chưa nhanh trong công việc cũng như chưa biết nắm bắt thời cơ nhanh chóng hoặc chưa tìm được những công việc phù hợp hoặc chưa đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng trong công việc, chính vì thế thời gian tìm được việc làm chưa nhanh và chưa được nhanh chóng như những sinh viên ra trường đã tìm được việc làm ngay.

Những sinh viên tìm được việc làm sau 6 đến 12 tháng thì họ chưa có khả năng tìm được công việc mình có thể làm hoặc những công việc chưa đáp ứng được nhu cầu của những người đi tìm việc làm, do vậy thời gian tìm việc làm của họ đang còn dài.

Những sinh viên tìm được việc làm sau trên 12 tháng thì có thể thấy rằng mặc dù chỉ chiếm một số người nhỏ trong tổng số những người trả lời mặc dù vậy thì cũng là tình trạng đáng báo động của tất cả sinh viên chưa ra trường bởi lẽ phải biết tranh thủ thời gian và tìm hiểu được bản thân muốn làm những công việc như thế nào và đặc thù những ngành mình học như thế nào, và xác định bản thân cần những gì thì mới dễ dàng có những công việc mà mình có thể hoàn thành nhiệm vụ của nhà tuyển dụng đề ra.

Như vậy trên đây là bức tranh tổng quan về thời gian sinh viên làm việc như thế nào và xin việc trong bao lâu để có thể phần nào mường tượng xem hiện nay xã hội đang cần một lớp người như thế nào và mình cần phải cống hiến như thế nào, cống hiến thế nào là tốt, và hiện nay trong các trường đại học cần bổ sung những kiến thức gì cho sinh viên và sinh viên hiện nay trong trường đang thiếu những kiến thức gì và như thế nào để có thể đáp ứng được những thứ mà xã hội cần mình. Do đó bức tranh này khiến chúng ta cũng hiểu rằng sự năng động của sinh viên đang ở ngưỡng nào, có cần bổ sung và thêm lửa cho những lớp sinh viên đi sau những lớp sinh viên này không và cần bổ sung những kỹ năng mềm như thế nào để có thể giúp sinh viên tìm việc trong

một thời gian ngắn nhất và tốt nhất có thể cho sinh viên và có một công việc phù hợp nhất với sinh viên khi mới ra trường.

Biểu đồ 08: So sánh thời điểm có việc làm của SVTN Nhóm 1 và Nhóm 2

Khi so sánh thời điểm có việc làm của 2 nhóm SVTN, ta thấy rằng, số SVTN ở nhóm 1 tìm được việc làm ngay nhiều hơn ở nhóm 2. Tuy nhiên, lại có số ít SVTN ở nhóm 1 lại phải đợi thời gian lên đến trên 12 tháng để tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân. Trong khi đó, số SVTN của nhóm 2 chủ yếu tìm được việc làm ngay trong thời gian khoảng 6 tháng, chứng tỏ SVTN ở những khóa sau này có kinh nghiệm hơn trong việc tìm kiếm việc làm và thích ứng nhanh hơn với điều kiện xã hội.

Sau khi tốt nghiệp có việc làm hay không đã là một vấn đề mà không ít sinh viên phải đau đầu mà còn có một vấn đề khác làm họ không ít khi phải lo lắng đó chính là vấn đề làm có đúng chuyên môn được hay không bởi lẽ đi học sau bốn năm thì họ đã phải mua được kiến thức trong trường bởi vậy họ muốn được sử dụng kiến thức đấy trong công việc của mình như thế nào và họ có thể vận dụng tốt kiến thức của mình trong công việc hoàn thành tốt nhất các công việc được giao. Nhưng thực tế không phải sinh viên nào cũng có thể tìm được các công việc đúng chuyên môn của mình học và làm việc nhưng bên cạnh đó cũng không ít sinh viên tìm các việc làm không đúng

chuyên môn mình học và có những sinh viên thì không có việc làm, như vậy hầu như không phải ai cũng có thể tìm được các công việc theo đúng chuyên môn mình học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành công tác xã hội (nghiên cứu trường hợp sinh viên tốt nghiệp trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 37 - 41)