Sơ lược về báo chí Hà Nội và các tờ báo khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí hà nội thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay (Trang 28 - 32)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Sơ lược về báo chí Hà Nội và các tờ báo khảo sát

2.1.1. Đặc điểm tình hình báo chí Hà Nội

Những năm qua, báo chí Hà Nội phát triển mạnh mẽ và có nhiều thay đổi cả về số lượng và chất lượng. Ban đầu chỉ có 2 cơ quan báo chí (Báo Hà Nội Mới, Đài truyền thanh Hà Nội) và 1 tờ tin Phim mới (tiền thân của Báo Màn ảnh và Sân Khấu). Đến nay, thành phố Hà Nội có 23 cơ quan báo chí (1 đài phát thanh truyền hình; 13 báo in; 9 tạp chí chuyên ngành).

Tổng số lao động tại các cơ quan báo in của TP Hà Nội là 769 người (55% là PV, BTV), chiếm 3% tổng số nhà báo trong cả nước; 77% lao động có trình độ đại học và trên đại học; 8% có trình độ cao cấp lý luận chính trị; 46% tốt nghiệp đại học chuyên ngành báo chí; 34% là đảng viên). Đài PT&TH Hà Nội có 645 lao động (80% có trình độ đại học và trên đại học; 30% có trình độ đại học chuyên ngành báo chí). [4]

Các cơ quan báo chí Hà Nội đều hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị định số 43/2006/NĐ-CP), tự bảo đảm 100% hoặc một phần chi phí. Doanh thu của các cơ quan báo chí gồm nguồn ngân sách thành phố cấp; các nguồn thu từ phát hành, quảng cáo, tài trợ...

Những năm qua, báo chí Hà Nội đã chủ động tuyên truyền các sự kiện thời sự, chính trị trên địa bàn thành phố cũng như cả nước. Các bài viết đã góp phần tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước tới toàn thể nhân dân. Các tờ báo cũng là nơi nhân dân bày tỏ quan điểm, ý kiến đưa báo chí thực sự trở thành cầu nối giữa chính quyền và nhân dân ... Qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, ổn định an ninh trật tự, xây dựng đất nước.

Tuy nhiên, những năm gần đây, do khó khăn của nền kinh tế nói chung, báo chí Thủ đô đều sụt giảm số lượng phát hành (trung bình giảm 30-60%) dẫn đến giảm quảng cáo, doanh thu, cộng với việc phải tự đảm bảo hoàn toàn chi phí hoạt động khiến các cơ quan báo chí càng gặp nhiều khó khăn. Do khó khăn về tổ chức và phát hành, ba ấn phẩm phụ của báo chí thành phố đã tạm ngừng xuất bản...

Báo chí-xuất bản thành phố Hà Nội cũng còn có nhiều hạn chế về tính nhạy bén, sắc sảo và chiều sâu. Nội dung thông tin, tuyên truyền và cách thức thể hiện chưa thực hấp dẫn bạn đọc; tuyên truyền điển hình tiên tiến, “người tốt, việc tốt” đã được chú trọng nhưng chưa thường xuyên; tuyên truyền, đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, chống luận điệu, quan điểm sai trái trên các báo, đài còn thiếu chủ động; tính phát hiện và sự sáng tạo trong thông tin trên các báo, đài còn thiếu chủ động; tính phát hiện và sự sáng tạo trong thông tin trên các báo chí Hà Nội vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Cơ sở vật chất của các báo thành phố còn nghèo nàn, lạc hậu: một số cơ quan báo chí đã được thành phố đầu tư, một số báo do năng động tự trang bị, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu làm báo hiện đại, phần nào hạn chế hoạt động tác nghiệp của phóng viên. Dự án công nghệ thông tin cho báo chí Hà Nội triển khai thực hiện còn chậm và nhiều bất cập.

2.1.1. Khái quát về các tờ báo khảo sát

2.1.2.1. Báo Hà Nội mới

Báo Hà Nội Mới là cơ quan của Thành ủy, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội, xuất bản số đầu tiên ngày 24/10/1957. Thực hiện Nghị quyết số 15/QH/2008 của Quốc hội khóa XII về việc điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô tính đến tháng 4-2013, Báo Hà Nội Mới có tổng số 206 cán bộ, phóng viên, biên tập viên làm việc tại 18

phòng, ban chuyên môn. Trước khi hợp nhất 2 tờ báo có 8 ấn phẩm, sau khi hợp nhất còn 4 ấn phẩm gồm: Hà Nội mới hàng ngày (số lượng phát hành 45.000 tờ/kỳ; Hà Nội Mới Cuối tuần (20.000 tờ/kỳ); Hà Nội Ngàn năm (Từ tháng 1/2011 đổi tên là Hà Nội Ngày nay (18.000 tờ/kỳ); Báo Hà Nội Mới điện tử (có khoảng 500.000 lượt bạn đọc truy cập/ngày)...

Báo Hà Nội mới hàng ngày là tờ báo Đảng địa phương có số lượng phát hành trên kỳ lớn nhất cả nước. Tờ báo đã đi đầu trong đổi mới tư duy làm báo theo hướng tiếp cận và lý giải thông tin, sự việc sát với đời sống người dân, từ đó tuyên truyền đường lối, chính sách có hiệu quả hơn; đồng thời luôn nâng cao chất lượng truyên truyền, cải tiến nội dung và hình thức các ấn phẩm báo chí; đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác xuất bản. Không ngừng nâng cao nội dung, hình thức ấn phẩm báo chí.

Trong những năm qua, Báo Hà Nội mới luôn bám sát tôn chỉ mục đích, thực hiện đúng vai trò là tờ báo của Đảng bộ Thủ đô, tuyên truyền định hướng cho nhân dân Thủ đô về những chủ trương, của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của Thành phố đến với đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

2.1.2.2. Báo Kinh tế và Đô thị

Được thành lập vào những năm cuối của thế kỷ XX, Báo Kinh tế và Đô thị là cơ quan ngôn luận của UBND thành phố Hà Nội, là diễn đàn của nhân dân phản ánh tình hình phát triển kinh tế, quản lý và xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Bám sát tôn chỉ, mục đích, 15 năm qua, báo Kinh tế và Đô thị phát triển từ tờ báo in trên khổ A2 với mỗi tuần 4 số, đến đầu năm 2001, báo đổi sang khổ A3 và ra bộ mới. Đến ngày 1/7/2006, báo tăng thêm 1 kỳ mỗi tuần; tháng 4/2012, báo ra mỗi tuần 6 kỳ. Cùng với việc nâng cao chất lượng báo in, từ đầu năm 2004, trang Kinh tế và Đô thị điện tử cũng chính thức ra mắt và đến tháng 12/2012 đã chính thức được cấp phép hoạt động. Qua từng thời kỳ, nội dung và hình thức tờ báo không ngừng được đổi mới để phù hợp

với yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền và nhu cầu của bạn đọc. Nhiều chuyên mục như: Câu chuyện hôm nay, phỏng vấn ngắn, Hà Nội trong tôi, từ nhà ra phố, điểm nóng giao thông,…đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Bên cạnh công tác chuyên môn, Báo Kinh tế và Đô thị cũng tích cực tham gia các hoạt động xã hội và từ thiện. Điển hình là vai trò làm cơ quan thường trực cuộc thi viết về an toàn giao thông Thủ đô; cuộc thi viết về cải cách hành chính của thành phố, ủng hộ vùng đồng bào thiên tai, hưởng ứng ngày “Vì người nghèo”, tham gia hiến máu nhân đạo…

Báo cho ra đời trang nông nghiệp, nông thôn và trang Nông thôn mới để phản ánh sâu sát hơn sự phát triển của nền nông nghiệp đô thị cũng như công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển đất nước.

2.1.2.3. Báo Phụ nữ Thủ đô

Là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội, báo luôn bám sát các hoạt động của Hội; tuyên truyền có hiệu quả các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến đông đảo bạn đọc trong và ngoài Thủ đô; Báo cũng góp phần nâng cao tri thức cho phụ nữ trong thời hiện đại; đồng thời tham gia bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và trẻ em.

Trải qua 26 năm phấn đấu trưởng thành, Báo Phụ nữ Thủ đô đã khẳng định là tờ báo có uy tín của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội, được hội viên, nhân dân tin yêu và đánh giá cao. Từ việc phát hành 2 kỳ/tháng, đến nay Báo Phụ nữ Thủ đô đã thành tuần báo với 16 trang in màu. Ngoài ra, báo còn có 3 ấn phẩm chuyên đề là "Đời sống gia đình" (ra thứ 5 hàng tuần), "Dinh dưỡng và sức khỏe", "Đang yêu" (ra 2 kì / tuần vào thứ ba và thứ sáu) đề cập đến nhiều mặt của cuộc sống gia đình, những kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. Số lượng phát hành các ấn phẩm của báo ổn định nhiều năm qua ở

mức 50.000 – 60.000 bản/kì; địa bàn phát hành trong cả nước, phần lớn tập trung ở Hà Nội.

Chào mừng kỉ niệm 87 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2012), báo Phụ nữ Thủ đô đã chính thức ra mắt website tại địa chỉ http://baophunuthudo.vn.

Bên cạnh nhiệm vụ chuyên môn là xuất bản các ấn phẩm báo chí tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng – Nhà nước và các hoạt động, các phong trào của cấp hội phụ nữ, báo Phụ nữ Thủ đô còn tích cực tổ chức nhiều hoạt động xã hội – từ thiện có hiệu quả như: xây dựng mái ấm tình thương, nhà tình nghĩa, thăm hỏi tặng quà cho các nạn nhân chất độc Dioxin, tặng học bổng cho học sinh nghèo hiếu học là con các gia đình chính sách và gia đình nghèo…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí hà nội thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)