Về sử dụng hệ thống thể loại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí hà nội thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay (Trang 45 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Hình thức thông tin

2.3.1. Về sử dụng hệ thống thể loại

Có nhiều quan điểm về thể loại báo chí. Có thể hiểu thể loại báo chí là hình thức biểu hiệu cơ bản thống nhất và ổn định của các bài báo, là cách lựa chọn công cụ, phương tiện, phương pháp và hình thức trình bày tác phẩm báo chí để phù hợp với nội dung, thích ứng với từng tình huống sự kiện, và có thể chứa đựng được nội dung hình thức bài báo cần trình bày” [30, tr.9).

Trên thực tế, việc phân chia thể loại rất khó rạch ròi do tình trạng giao thoa, xu thế xóa mờ ranh giới giữa các thể loại của báo chí hiện đại.

Qua khảo sát 3 báo trên cho thấy, trong thời gian từ năm 2012- 2013, thể loại có tần suất cao nhất trong việc thông tin các vấn đề xóa đói giảm nghèo là tin, phản ánh. Các dạng phóng sự, phỏng vấn, điều tra, bình luận… được sử dụng không nhiều.

Nhìn chung, các thể loại được 3 tờ báo sử dụng phù hợp với yêu cầu thông tin nhanh, mở, dễ hiểu, dễ tiếp nhận đối với số đông công chúng báo chí với trình độ khác nhau, điều kiện sống khác nhau và lứa tuổi nghề nghiệp khác nhau, qua đó, phát huy được thế mạnh thông tin của từng loại hình báo chí.

2.3.1.1. Thể loại Tin

Là thể loại “xương sống” giữ vai trò chính yếu trong báo chí nói chung và trong 3 tờ báo khảo sát trên nói riêng. Thể loại Tin giúp việc phản ánh nhanh những sự kiện thời sự nóng hổi, có ý nghĩa trong đời sống xã hội với ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, trực tiếp và dễ hiểu đối với công chúng.

Kết quả khảo sát ở 3 tờ cho thấy thể loại tin chiếm tỷ lệ cao nhất (bình quân số lượng tin chiếm ½ trong số các thể loại được sử dụng ở mỗi báo trên). Đặc biệt báo Hà Nội mới có tỷ lệ tin cao nhất tiếp đến là báo Kinh tế đô thị và tờ báo tuần Phụ nữ Thủ đô.

Về cấu trúc tin trên các tờ báo được sử dụng đa dạng với nhiều kiểu như: cấu trúc hình tam giác, hình tam giác ngược, hình chữ nhật,… Trong đó cấu trúc hình tam giác ngược được sử dụng nhiều nhất trong các tờ báo khảo sát đặc biệt là Báo Hà Nội và báo Kinh tế và đô thị. Với kết cấu tin kiểu tam giác ngược, công chúng nhanh chóng nắm bắt được tin và có thể chuyển sang tin khác bất cứ khi nào họ muốn mà không sợ bỏ qua ý quan trọng nhất của tin. Đối với người biên tập thì cấu trúc này giúp họ dễ dàng cắt đoạn cuối tin để phù hợp với dung lượng có hạn của tờ báo khi cần thiết. Trong cấu trúc tam giác ngược thì ý đầu tiên bao giờ cũng quan trọng nhất và tầm quan trọng của thông tin giảm dần.

Các tin trên 3 tờ báo đều thể hiện được 5 chữ W và 1 chữ H (ai, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao và như thế nào?). Ngoài ra các tờ báo chú trọng phần

mở đầu của tin, nêu một cách ngắn gọn, súc tích nhất thông tin chính, thông tin cốt lõi.

Về dung lượng, thường tin trên 4 tờ báo có tít, có số chữ bình quân 100 - 350 chữ/ tin. Hiện nay, phổ biến nhất là 170 chữ/tin; tin vắn 50-80 chữ/tin.

Cách viết tin của 3 tờ báo kịp thời, chính xác, đơn giản, dễ hiểu, nhiều thông tin theo hướng thông tin chỉ dẫn rất hiệu quả. Về nội dung, với ưu thế nhanh, cô đọng, ngắn gọn, dễ tiếp nhận, tin cung cấp cho bạn đọc lượng thông tin mang tính bề nổi, chiều rộng về mọi mặt của đời sống xã hội nói chung và những vấn đề liên quan đến công tác xóa đói giảm nghèo nói riêng. Thông qua tin, công chúng tiếp nhận những thông tin cần thiết từ những vấn đề lớn như sự ra đời chủ trương, chính sách mới, dự án mới nhằm phát triển kinh tế, giảm thiểu và xóa bỏ đói nghèo… Đặc biệt, những thông tin chỉ dẫn xuất hiện ngày càng nhiều góp phần hữu ích giúp công chúng đến trực tiếp với đối tượng mà tờ báo phản ánh để trợ giúp, động viên…

2.3.1.2. Thể loại bài phản ánh

Bài phản ánh được sử dụng phổ biến và chiếm số lượng lớn tương đương với Tin trong 3 tờ báo. Bài phản ánh đáp ứng tốt tính xác thực, tính thời sự, thao tác đơn giản hơn các thể loại khác, thích ứng với yêu cầu thông tin nhanh của nhà váo và người tiếp nhận thông tin.

Dạng bài phản ánh được sử dụng chủ yếu trên 3 tờ báo khảo sát là bài phản ánh sự kiện-sự việc, dạng bài phản ánh nêu vấn đề và dạng bài phản ánh người thật việc thật.

Đối với dạng bài phản ánh sự kiện, sự việc: Dạng này chủ yếu thông báo, tả thuật các sự kiện, sự việc, kết quả được sắp xếp theo đề tài, chủ đề đã chọn. Trong đó, những câu hỏi như Chuyện đã xảy ra như thế

đó?. Sự kiện, sự việc được phản ánh có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực.

Ví dụ: Bài “Hiệu quả từ một dự án”_ Báo Phụ nữ Thủ đô số ra 18/7/2012. Hay bài “Nhiều mô hình tạo việc làm cho hội viên sau thu hồi đất”- Số ra ngày 1/8/2012, bài: “Phụ nữ ba đảm đang xây dựng nông thôn mới”- Số ra 28/11/2012…

Báo Hà Nội mới cũng có rất nhiều bài như: “Thoát nghèo nhờ kinh tế hợp tác xã”- số ra 8/8/2012

Dạng bài phản ánh nêu vấn đề:Dạng bài này ngoài việc nêu nên những sự thật mới nảy sinh còn có xu hướng đi vào thẩm định những sự thật đó để rút ra những kết luận hoặc lý lẽ bộc lộ chính kiến của tác giả. Dạng bài này thường dùng trong các trường hợp cần phản ánh về cái được và chưa được, thành công và thất bại của một chương trình, kế hoạch, cách thức, phương pháp công tác cho một nhiệm vụ, một chính sách nào đó về xóa đói giảm nghèo, qua đó rút ra một bài học nào đó.

Ví dụ bài: “Nới điều kiện vay vốn ưu đãi: Cơ hội thoát nghèo bền vững”- Báo KTĐT số ra 18/03/2013 phản ánh Việc Thủ tướng Chính phủ ký quyết định về ưu đãi tín dụng đối với hộ cận nghèo. Bài báo nhận định đây là “cơ hội thoát nghèo bền vững cho nông dân, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội”. Với những lý lẽ được phân tích bài báo nêu ra kết luận đây là một chủ trương đúng đắn cần được phát huy và nhân rộng.

Với dạng bài này, cách thể hiện thường đi đi từ thực trạng đến giải pháp dưới dạng những đề xuất, kiến nghị. Sự thật được trình bày trong bài viết như những bằng chứng thông qua đó tác giả đưa ra những kết luận, ý kiến của mình.

Ví dụ bài “Liên kết chăn nuôi theo vùng xã trọng điểm: Đáp ứng nhiều mục tiêu” –KTĐT số ra 14/01/2013. Bài phản ánh phân tích cái được và chưa được của “Chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư của TP Hà Nội” qua đó khẳng định đây là một hướng đi đúng đắn nếu có chính sách hỗ trợ và khuyến khích phù hợp.

Ví dụ bài “Để người lao động bớt thua thiệt”- Báo Hà Nội Mới 8/7/2012. Hay bài “Để người chăn nuôi là trung tâm kích hoạt sự phát triển” –Báo phụ nữ Thủ đô- Số ra ngày 2/1/2013

Dạng bài phản ánh người thật việc thật: Những thông tin về người thật, việc thật tiêu biểu trong đời sống được các tờ báo ghi lại và phản ánh. Dạng bài này chiếm số lượng lớn trong 3 tờ báo.

Trên báo Phụ nữ thủ đô, xuất hiện rất nhiều các dạng bài này như: Hội LHPN xã Hoàng Long- Phú Xuyên: Phát triển kinh tế từ những thanh kẹo nhỏ- số ra ngày 2/1/2013; Hay bài “Hội LHPH phường Phú Thượng: Khi nông dân trở thành chủ siêu thị”- số ra 30/1/2013; bài “Tổ phụ nữ tiết kiệm: Vốn vay nhỏ, hiệu quả lớn”- Số ra 3/4/2013…

Báo Kinh tế và Đô thị cũng có rất nhiều các bài phản ánh như “Làm giàu từ đất hoang”, ngày 23/7/2012; bài “Làm giàu từ gà mía”, ngày 16/8/2012, Bài “Giàu lên từ cây cảnh”- số ra ngày 21/8/2012, “Thoát nghèo từ nuôi ong”- số ra ngày 6/11/2012…

Các bài viết là những con người thật, những tổ chức cá nhân có địa chỉ cụ thể với những việc làm cụ thể cùng góp sức trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.

các bài phản ánh. Còn có những bài phản ánh về hiện trạng, quang cảnh hay suy nghĩ cảm xúc. Nhưng theo khảo sát của tác giả trên ba tờ báo, những phản ánh thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo chủ yếu tập trung ở 3 dạng phản ánh trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí hà nội thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)