Xây dựng củng cố chính quyền khắc phục hậu quả chiến tranh ổn định và phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh nam định lãnh đạo xây dựng và củng cố chính quyền từ năm 1954 đến năm 1975 (Trang 108 - 114)

222 Đảng bộ tỉnh Na mà lãnh đạo xây dựng và củng cố chính quyền khơi phục

2.2.3 Xây dựng củng cố chính quyền khắc phục hậu quả chiến tranh ổn định và phát

định và phát triển kinh tế - xã hội, dồn sức chi viện cho chiến trường (1973 - 1975)

Hiệp định Pari đƣợc ký kết, cùng với miền Bắc, Nam Hà thực sự bƣớc vào thời kỳ mới, từ phân tán trở về tập trung, từ chiến tranh chuyển sang hịa bình. Nhiệm vụ to lớn và cấp thiết của tỉnh là nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa

Căn cứ vào sự chỉ đạo của Bộ Chính trị về nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế 3 năm 1973 – 1975 và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 22 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo khắc phục hậu quả chiến tranh, khơi phục và phát triển văn hóa

Để kịp thời vạch ra phƣơng hƣớng phát triển nông nghiệp 3 năm 1973 – 1975 và bàn nhiệm vụ khôi phục kinh tế - xã hội trong năm 1973, từ ngày 22 đến ngày 25/1/1973 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã họp Hội nghị lần thứ sáu (khóa II) để quyết định các yêu cầu về xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân. Việc xây dựng và củng cố tổ chức chính quyền và các đồn thể, đẩy mạnh phong trào cách mạng của quần chúng cũng đƣợc Đảng bộ hết sức coi trọng. Ủy ban hành chính các cấp và nhiều cơ quan quản lý kinh tế đƣợc kiện toàn, ngày càng phát huy hiệu lực trong chỉ đạo kinh tế văn hóa, tổ chức đời sống, giữ gìn trật tự trị an Các đoàn thể quần chúng ngày càng phát huy vai trò và tác dụng là chỗ dựa của Đảng và Nhà nƣớc trong việc giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia sản xuất, phục vụ chiến đấu và chiến đấu, xây dựng con ngƣời mới và cuộc sống mới [1, tr. 642].

Công tác bầu cử Hội đồng nhân dân huyện, xã và các cấp tƣơng đƣơng trong giai đoạn này tiến hành thuận lợi mới nhân dân ta càng tự hào phấn khởi càng ra sức làm trịn nghĩa vụ cơng dân, tự giác tham gia đắc lực vào mọi công tác suốt trong thời gian bầu cử.

Thông qua bầu cử lần này ta đã giáo dục nâng cao tinh thần làm chủ Nhà nƣớc cho quần chúng lêm một bƣớc, hơn 90% đảng viên và 74,48% cử tri đã tham gia học tập về bầu cử. Ngoài ra bằng mọi hình thức tuyên truyền, cổ động ta đã làm

cho hết thảy mọi cử tri đƣợc nghe về công tác bầu cử. Nhờ công tác giáo dục làm tốt và gắn liền với từng bƣớc công tác, quần chúng đã sôi nổi thảo luận và tham gia vào việc phê bình, tập thể cũng nhƣ cá nhân đại biểu Hội đồng nhân dân cũ, giới thiệu những đại biểu đủ tiêu chuẩn, đúng cơ cấu thành phần vào Hội đồng nhân dân khóa mới, trƣớc khi hội nghị hiệp thƣơng chính thức giới thiệu ngƣời ra ứng cử. Việc giới thiệu của quần chúng đƣợc tiến hành qua hai vòng: Vòng thứ nhất: cứ thấy ai tiêu biểu, đủ tiêu chuẩn thì giới thiệu; Vòng thứ hai: trên cơ sở những ngƣời đã đƣợc giới thiệu một danh sách vừa phải chuyển đến hội nghị hiệp thƣơng xét Ở cấp huyện, hội nghị cơng nhân viên chức do cơng đồn chủ trì đã sơi nổi thảo luận và giới thiệu những ngƣời tiêu biểu trong công nhân viên chức ra ứng cử. Nhờ làm tốt công tác phát động dân chủ và thực sự tôn trọng mọi ý kiến đúng đắn của quần chúng đã giúp đỡ cho lãnh đạo của Đảng ở cơ sở kiểm tra đƣợc cán bộ đảng viên một cách chính xác, lựa chọn đƣợc những ngƣời tiêu biểu vào Hội đồng nhân dân mà trƣớc hết là từ quần chúng và do quần chúng giới thiệu.

Do quán triệt và làm tốt công tác dân chủ lựa chọn ngay từ đầu nên không những thống nhất đƣợc sự lãnh đạo của Đảng đối với nguyện vọng của quần chúng mà còn tăng cƣờng đƣợc cả số lƣợng và chất lƣợng, đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ này Đảm bảo thành phần và tỷ lệ cơ cấu Hội đồng nhân dân các cấp, những ngƣời trúng cử đều đƣợc mặt trận giới thiệu.

- Số đại biểu Hội đồng nhân dân xã trúng cử kỳ này 9 006 ngƣời gồm: + 4476 nữ chiếm 49.69%.

+ 3605 trẻ tuổi chiếm 40,02%.

+ 5503 ngƣời ngoài đảng chiếm 61,1%. + 5558 số đại biểu cũ tái cử chiếm 61,7%.

- Số đại biểu Hội đồng nhân dân huyện trúng cử kỳ này có 400 ngƣời: + 171 nữ chiếm 42,73%.

+ 145 trẻ tuổi chiếm 36,25%.

+ 201 ngƣời ngoài đảng chiếm 50,25%. + 224 số đại biểu cũ tái cử chiếm 56%.

- Trực tiếp sản xuất và chiến đấu có 253 chiếm 63,50% [73, tr. 10].

Công tác tổ chức cán bộ, để đáp ứng đƣợc tình hình nhiệm vụ mới, Đảng bộ đã đề xuất với Tỉnh ủy những vấn đề cơ bản về tổ chức bộ máy, đào tạo cán bộ, quản lý, sử dụng công nhân viên chức và sửa đổi lề lối làm việc nhằm chuyển biến kịp thời cho phù hợp sau khi hết thúc chiến tranh, khắc phục mọi biểu hiện phân tán, đƣa hoạt động của các cơ quan, đơn vị, địa phƣơng vào nề nếp tiến bộ. Những nội dung trên đã thể hiện cụ thể trong chỉ thị của Ủy ban hành chính tỉnh về tăng cƣờng công tác tổ chức cán bộ trong tình hình mới. Từ tình hình đó tỉnh Nam à đã cùng với các ngành nghiên cứu soát lại chức năng nhiệm vụ một cách cụ thể của từng ngành, trƣớc hết là tập trung vào các ngành nơng nghiệp, xây dựng cơ bản, văn hóa nghệ thuật và cấp huyện, chỉ khi nào xác định rõ nhiệm vụ mới cho thành lập tổ chức Đến nay, Tỉnh ủy đã ra quyết định thành lập 224 tổ chức mới bao gồm:

-5 ty và tƣơng đƣơng nhƣ: + Ty trồng trọt + Ty chăn nuôi

+ Chi cục quản lý và quy hoạch ruộng đất

+ Ty xây dựng

+ Chi cục tiết kiệm

- 7 công ty và tƣơng đƣơng thuộc các ngành nông nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải và thƣơng nghiệp.

- 141 phịng cơng tác, trong đó có 49 phịng thuộc ty, 35 phịng thuộc cơng ty và 7 phịng, ban trực thuộc ty ban hành chính các huyện, thị xã.

- 71 xí nghiệp, trạm trại, cửa hàng và tƣơng đƣơng thuộc các ngành nông nghiệp, xây dựng cơ bản và thƣơng nghiệp.

- 15 trƣờng học, trong đó 13 trƣờng phổ thơng và 2 trƣờng đào tạo nghiệp vụ kỹ thuật.

- 7 thƣ viện huyện và 1 đoàn tuồng [73, tr. 12].

Tăng cƣờng xây dựng và củng cố tổ chức bộ máy chính quyền cơ sở để thực hiện tốt mọi nhiệm vụ trong tình hình mới là việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Sau khi bầu cử hồi đầu năm đã hƣớng dẫn kiện toàn lại sự hoạt động của Hội

đồng nhân dân cũng nhƣ Ủy ban hành chính các xã, đồng thời kiện tồn lại các ban chun mơn giúp việc, trên cơ sở đó thúc đẩy các mặt hoạt động của xã tiến lên kịp với u cầu địi hỏi của tình hình mới. Nội dung xây dựng và củng cố chính quyền cơ sở ngày càng đƣợc địa phƣơng phát triển với nhiều hình thức phong phú. Những xã điển hình nhiều mặt của các huyện ngày càng đƣợc phát huy tác dụng dần và có nhiều kinh nghiệm về kiện toàn tổ chức, sửa đổi lề lối làm việc, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ xã để thực hiện tốt mọi nhiệm vụ giao cho cơ sở.

Từ ngày 23 đến ngày 28/6/1975, Đại hội Đảng bộ Nam Hà lần thứ III đã đƣợc tiến hành tại thành phố Nam Định với sự tham dự của 402 đại biểu Đại hội đã đề ra nhiệm vụ chung cho các năm tới theo hƣớng nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy mạnh mẽ vai trò làm chủ tập thể của quần chúng và hiệu lực quản lý của chính quyền Đại hội đã bầu Ban Chấp hành mới gồm 37 đồng chí, đồng chí Phan Điền đƣợc bầu làm Bí thƣ Tỉnh ủy.

Trong khi Đảng bộ chuẩn bị triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ III, ngày 20/9/1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245/NQ-TW về việc hợp nhất hai tỉnh Nam Hà – Ninh Bình thành một tỉnh mới Đƣợc sự ủy nhiệm của Ban Bí thƣ Trung ƣơng các đồng chí Phan Điền, Bí thƣ Tỉnh ủy Nam à, và đồng chí Tạ uang, Bí thƣ Tỉnh ủy Ninh Bình, triệu tập Hội nghị liên tịch hai Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy bàn việc hợp tỉnh vào ngày 17 và 18/10/1975 tại thành phố Nam Định [1, tr. 648].

Sau khi đồng chí Phan Điền đọc lời khai mạc, đồng chí Tạ Hồng Thanh – Phó Bí thƣ Thƣờng trực Tỉnh ủy Nam à đọc toàn văn Nghị quyết số 245/NQ-TW của Bộ Chính trị về việc bỏ cấp khu, hợp tỉnh; trong đó điểm 16 điều II quyết định hợp hai tỉnh Ninh Bình – Nam Hà thành một tỉnh mới. Tiếp đó, đồng chí Tạ Quang truyền đạt ý kiến của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng về thực hiện Nghị quyết 245; đọc bản dự thảo Nghị quyết của trung ƣơng về kiện toàn cấp tỉnh và bản dự thảo của Ban Tổ chức Trung ƣơng hƣớng dẫn việc bỏ cấp khu, hợp tỉnh.

Sau khi thảo luận những thuận lợi và khó khăn trong việc hợp nhất tỉnh, Hội nghị đề nghị Trung ƣơng Đảng, Chính phủ và Quốc hội phê chuẩn:

- Tên tỉnh mới: đa số đề nghị là à Nam Ninh vì có ý nghĩa về quan hệ lịch sử và có tên của 3 tỉnh cũ Một số ý kiến đặt là Hà Nam vì ở phía Nam của thủ đơ và cũng có ý kiến đề nghị là Nam Bình.

- Tỉnh lỵ: đặt tại thành phố Nam Định. - Việc hợp nhất các huyện khác sẽ làm sau.

Hội nghị đã cử ra Ban chỉ đạo hợp tỉnh gồm 10 đồng chí và phân cơng chuẩn bị các cơng việc cho hợp nhất. Cơng tác chuẩn bị kiện tồn Tỉnh ủy mới đƣợc Ban Chỉ đạo hợp nhất tỉnh đặc biệt quan tâm, đến tháng 12/1975 đã chuẩn bị xong phƣơng án bố trí lãnh đạo chủ chốt ở các cơ quan ban ngành cấp tỉnh (có trao đổi ý kiến với các Bộ và cơ quan Trung ƣơng) chờ sau khi Trung ƣơng chỉ định xong Tỉnh ủy mới đƣa ra duyệt chính thức, bảo đảm tháng 1/1976 bộ máy hoạt động đƣợc.

Hội đồng nhân dân tỉnh đã họp để chính thức đề nghị Quốc hội và Chính phủ cho hợp nhất hai tỉnh Ninh Bình – Nam Hà. Ngày 27/12/1975, kỳ họp thứ II Quốc hội nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hịa khóa V đã ra Nghị quyết hợp nhất tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình thành một tỉnh mới lấy tên là tỉnh Hà Nam Ninh [1, tr. 650].

Dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ, trong 3 năm (1973 - 1975) quân và dân trong tỉnh đã quyết tâm phấn đấu khắc phục hậu quả chiến tranh, chống chọi với thiên tai, ra sức khôi phục và phát triển kinh tế và văn hóa, đạt đƣợc những thành tựu quan trọng Cũng trong thời gian trên, cùng với miền Bắc, quân và dân Nam Định dồn sức ngƣời, sức của chi viện cho tiền tuyến lớn, góp phần to lớn vào thắng lợi trọn vẹn của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nƣớc.

Với sự kiện Quốc hội nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định hợp nhất Nam Hà với tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh, Đảng bộ và nhân dân Nam Định tiếp tục bƣớc vào một giai đoạn mới – cùng cả nƣớc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

* * *

Trong 10 năm (1965 - 1975), trải qua các khóa họp Hội đồng nhân dân tỉnh Nam à đã hoạt động đều kỳ, bảo đảm đúng quy luật pháp luật. Trong các kỳ họp căn cứ vào các phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch nhà nƣớc và các chỉ thị,

Nghị quyết của Quốc hội và Hội đồng Chính phủ, Nghị quyết các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam à, căn cứ các đặc điểm tình hình địa phƣơng, ội đồng nhân dân tỉnh đã quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và những mục tiêu chủ yếu của kế hoạch hằng năm và những biện pháp lớn để hoàn thành các nhiệm vụ công tác và những mục tiêu đề ra.

Hội đồng nhân dân tỉnh đã quan tâm động viên có hiệu quả, huy động sức ngƣời, sức của chi viện cho tiền tuyến, cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nƣớc.

Với chức năng là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân tỉnh và là cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng, trong các kỳ họp thƣờng lệ hàng năm, Ủy ban hành chính tỉnh Nam à đều có báo cáo trƣớc Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và các mặt công tác khác. Ủy ban hành chính tỉnh đề cao trách nhiệm trƣớc Hội đồng, thảo luận và quyết định những biện pháp cụ thể triển khai thực hiện các nhiệm vụ trung tâm và đột xuất, các cơng tác lớn.

Những thành tích mà Hội đồng nhân dân, Ủy ban hành chính tỉnh đạt đƣợc trong quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của tỉnh Nam Hà những năm 1965 – 1975, tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân tỉnh phát huy mạnh mẽ và thực hiện hiệu quả vai trị, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình trong chỉ đạo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nỗ lực thực hiện những nhiệm vụ của thời kỳ cách mạng mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh nam định lãnh đạo xây dựng và củng cố chính quyền từ năm 1954 đến năm 1975 (Trang 108 - 114)