Một số kinh nghiệm chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh nam định lãnh đạo xây dựng và củng cố chính quyền từ năm 1954 đến năm 1975 (Trang 122 - 147)

Chƣơng 3 : NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

3.2 Một số kinh nghiệm chủ yếu

Từ thực tiễn lãnh đạo xây dựng và củng cố chính quyền của Đảng bộ tỉnh Nam Định trong thời kỳ 1954 – 1975, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm nhƣ sau:

Một là, trong quá trình xây dựng, củng cố chính quyền Đảng bộ Nam Định ln xác định và nắm vững nguyên tắc: “Nhân dân là chủ thể của chính quyền” Chính quyền là của nhân dân nên phải đƣợc xây dựng trên một niềm tin tuyệt đối của nhân dân, phải dựa hẳn vào dân, phải do dân và vì dân Đây là cơ sở vững chắc nhất làm nền tảng để xây dựng và bảo vệ chính quyền.

Trong mọi cơng tác Đảng bộ tỉnh Nam Định đã lấy nhân dân làm nền tảng, làm gốc của sức mạnh, có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, kính trọng nhân dân. Chính vì thế mà Đảng bộ tỉnh Nam Định đã thấm nhuần lời dạy của Hồ Chí Minh: Đảng ta là Đảng của giai cấp đồng thời cũng là Đảng của dân tộc, không thiên tƣ, thiên vị Đảng chỉ có một điều là phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân và phục vụ xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản, Đảng ở trong nhân dân mà ra, Đảng lấy nhân dân làm gốc. Việc phấn đấu vì lợi ích nhân dân, Đảng khơng có lợi ích tự thân nào khác đó chính là nguồn gốc sức mạnh của Đảng và chính quyền.

Tất cả những điều trên đƣợc thể hiện rất rõ ràng và cụ thể trong việc xây dựng và củng cố chính quyền của tỉnh Nam Định trong thời kỳ 1954 – 1975, trong việc nâng cao đời sống của nhân dân, xây dựng tỉnh vững mạnh, vạch ra những kế hoạch làm thế nào để phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội. Có thể nói, Đảng bộ tỉnh đã thực sự hoạt động đúng với tơn chỉ và mục đích của Đảng Cộng sản Việt Nam phát huy cao độ quyền dân chủ cho nhân dân, coi dân là ngƣời làm chủ và đƣợc hƣởng những thành quả lao động của họ, nhận thức đúng những ƣu việt của chế độ mới cho nên

Đảng bộ và chính quyền nhân dân trong tỉnh đã có đƣợc sự gắn bó mật thiết với nhau. hi đó, nhân dân đƣợc sử dụng quyền làm chủ và quyền lực của mình khơng chỉ qua bộ máy nhà nƣớc mà còn đƣợc tham gia quản lý Nhà nƣớc.

Hai là, để xây dựng một chính quyền nhân dân thực sự, điều hết sức quan

trọng là phải xuất phát từ tình hình cụ thể của địa phƣơng để xây dựng, tổ chức chính quyền Điều này đã đƣợc Đảng bộ tỉnh Nam Định là khá tốt, nhờ đó đã giải quyết tốt đƣợc vấn đề về lãnh đạo và xây dựng chính quyền.

Đi đôi với nhiệm vụ xây dựng, bộ máy chính quyền ngày càng vững mạnh, không ngừng nâng cao lập trƣờng tƣ tƣởng chính trị và trình độ chun mơn đội ngũ cán bộ; Đảng bộ cịn lãnh đạo chính quyền thực hiện có hiệu quả chức năng thứ hai của chính quyền là chuyên chính với kẻ thù Các cơ quan nhƣ công an, quân sự hoạt động tích cực, thƣờng xuyên giáo dục răn đe những phần tử có biểu hiện chống đối chế độ, gây mất trật tự các địa phƣơng

Trong đó lập trƣờng tƣ tƣởng của lực lƣợng vũ trang trong tỉnh đƣợc nâng cao hiểu biết về chính trị đƣợc mở rộng, chất lƣợng huấn luyện quân sự và năng lực công tác của cán bộ, chiến sĩ không ngừng đƣợc tăng lên

Ba là, trong q trình xây dựng và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân ở

tỉnh Nam Định luôn gắn liền với công tác tổ chức với cơng tác cán bộ, để kiện tồn bộ máy chính quyền một cách có hiệu quả nhất.

Cán bộ là một nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, chính vì thế mà cơng tác tổ chức cán bộ, đặc biệt là phần đánh giá cán bộ là một vấn đề khó và khá tế nhị. Cho nên trong thời kỳ này hầu nhƣ tỉnh nào cũng mắc phải những thiếu sót trong khâu cơng tác tổ chức và cơng tác cán bộ. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này Đảng bộ tỉnh Nam Định đòi hỏi trong tất cả những đợt chỉnh huấn phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, quy trình đánh giá cán bộ Đƣa vào bộ máy chính quyền những ngƣời đƣợc đào tạo qua trƣờng, những cán bộ không mắc sai lầm, lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ làm thƣớc đo phẩm chất và năng lực cán bộ Đảng bộ đã thực hiện rất nghiêm khi cán bộ bị sai lầm và vi phạm sẽ đƣa ra kỷ luật và thậm chí là bị đuổi việc…

Bốn là, giải quyết mối quan hệ giữa Trung ƣơng và địa phƣơng trong thực

hiện vai trò lãnh đạo của Đảng và thực hiện các chức quản lý của chính quyền tỉnh Nam Định. Từ năm 1954 đến năm 1975, chi phối kiểm soát của Trung ƣơng đối với tỉnh Nam Định có thể phân chia thành hai giai đoạn với hai hình thức khác nhau: từ năm 1954 đến năm 1955 là giai đoạn Trung ƣơng giữ quyền kiểm soát, chi phối trực tiếp đối với tỉnh Nam Định thông qua cơ chế trao quyền đặc biệt; từ năm 1956 đến năm 1975 là giai đoạn từng bƣớc tiến hành phân cấp quản lý Trung ƣơng – địa phƣơng theo ngành, lĩnh vực và theo lãnh thổ (Trung ƣơng giữ quyền định đoạt trực tiếp những vấn đề trọng yếu về đƣờng hƣớng phát triển của tỉnh Nam Định; đƣa một bộ phận tổ chức của Đảng thuộc thuộc các cơ quan Trung ƣơng trực tiếp tham gia trong cơ cấu Đảng bộ tỉnh Nam Định; thông qua cơ cấu ngƣời đứng đầu bộ máy quyền lực Nam Định trong cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng và các cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nƣớc).

Năm là, giải quyết tốt các mối quan hệ giữa lãnh đạo với tổ chức thực hiện

trong công tác xây dựng, củng cố chính quyền và điều hành quản lý. Thời kỳ 1954 – 1975 là thời kỳ khá đặc biệt trong lịch sử chính quyền tỉnh Nam Định, với đặc thù là sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng nhƣng lại có sự điều hành tƣơng đối độc lập của chính quyền, vì thế mà tình trạng Đảng làm thay việc của chính quyền từng bƣớc đƣợc khắc phục, các thành viên của bộ máy chính quyền khơng phải là đảng viên cộng sản, các nhân sĩ, trí thức đƣợc phát huy. Tuy nhiên, những hạn chế trên đã dần dần đƣợc khắc phục.

Trên đây là những kinh nghiệm thực tế đƣợc rút ra từ công cuộc xây dựng và củng cố chính quyền ở tỉnh Nam Định từ năm 1954 đến năm 1975 Những kinh nghiệm này là những bài học quý báu cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Nam Định trong những giai đoạn sau.

KẾT LUẬN

Trong suốt hơn 20 năm (1954 - 1975), nhân dân tỉnh Nam Định cùng với nhân dân miền Bắc vừa tiến hành cách mạng, vừa chiến đấu bảo vệ quê hƣơng, chi viện cho chiến trƣờng miền Nam giành thắng lợi.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ đƣợc ký kết miền Bắc đã đƣợc hồn tồn giải phóng. Tuy nhiên tiếp quản, ổn định tình hình, tổ chức quản lý một tỉnh đã từng chiến đấu chống thực dân phong kiến trong suốt hơn nửa thế kỷ và nay trở lại với vai trò là hậu phƣơng vững chắc của chiến trƣờng là vấn đề không đơn giản. Nhận thức rõ điều này, Trung ƣơng Đảng, Chính phủ, Hồ Chí Minh đã trực tiếp chỉ đạo cơng tác tiếp quản, ổn định tình hình, tổ chức bộ máy quản lý tỉnh trong những ngày đầu Dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ƣơng Đảng, Chính phủ, Hồ Chí Minh, Đảng bộ tỉnh Nam Định đã nhanh chóng chuyển từ lãnh đạo, tổ chức kháng chiến sang lãnh đạo, tổ chức phối hợp cùng với Trung ƣơng xây dựng bộ máy chính quyền. Các nhiệm vụ tiếp quản, ổn định tình hình tổ chức bộ máy quản lý tỉnh đã đƣợc lãnh đạo Trung ƣơng triển khai đúng kế hoạch, đảm bảo đúng các phƣơng châm “tiếp thu” đề ra trƣớc đó Sử dụng hiệu quả hình thức chính quyền

Ủy ban qn chính những ngày đầu mới giải phóng, nhanh chóng chuyển sang hình thức Uỷ ban hành chính sau khi tình hình từng bƣớc đi vào ổn định, linh hoạt kết hợp cả hai hình thức chính quyền trong một thời gian cần thiết sau đó mau chóng chuyển Ủy ban quân chính sang chức năng quân sự và chuyển toàn bộ quyền lực hành chính sang cho Ủy ban hành chính Đây là một thành tựu hết sức to lớn của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nam Định dƣới sự lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp của Trung ƣơng Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh đánh dấu thành cơng lớn của cơng tác xây dựng chính quyền tỉnh trong những ngày đầu nhiều khó khăn, phức tạp, tạo cơ sở vững chắc cho việc tiếp tục thực hiện công tác này trong thời gian tiếp theo.

Vƣợt qua những khó khăn những ngày đầu mới tiếp quản Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Nam Định, trong suốt chặng đƣờng dài hơn 20 năm đã không ngừng xây dựng, củng cố và hồn thiện hệ thống chính quyền đi từ chƣa đầy đủ đến đầy đủ, từ chƣa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ chồng chéo đan xen đến phân công

phân nhiệm rõ ràng hơn và những điều chỉnh thƣờng xuyên trong cơ cấu tổ chức trên cơ sở đòi hỏi của thực tế.

Khi mới giải phóng, mới chỉ có điều kiện tập trung nhiệm vụ xây dựng chính quyền ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã chƣa đƣợc tập trung nhiều, thậm chí ở mặt này mặt khác vẫn còn phải sử dụng lại nhân sự của chố độ cũ Cũng nhƣ thế, cơ cấu chính quyền chƣa phải ngay từ đầu đã đƣợc thiết lập đầy đủ: mãi đến năm 1959 mới tổ chức bầu cử và thiết lập đƣợc Hội đồng nhân dân ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã và đến tháng 5/1960 mới thực hiện đƣợc nhiệm vụ này ở cấp khu phố và cấp huyện. Vậy là, phải đến giai đoạn này 7 năm sau ngày tiếp quản hệ thống chính quyền của tỉnh Nam Định mới đƣợc thiết lập với đầy đủ cả hai thiết chế Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính ở tất cả các cấp hành chính lãnh thổ. Sự kiện này đánh dấu bƣớc kiện tồn căn bản của hệ thống chính quyền tỉnh.

Đảng bộ tỉnh Nam Định đã lãnh đạo thực hiện tốt yêu cầu của cấp trên, đã huy động đƣợc hiệu quả sự tham gia của tất cả các tổ chức chính trị - xã hội, của đơng đảo các tầng lớp nhân dân vào cơng tác xây dựng chính quyền, với sự góp mặt và đóng vai trị tích cực của các thành viên Mặt trận Tổ quốc bao gồm cả Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam, của các nhân sĩ, trí thức và cơng chức của chế độ cũ Tuy nhiên, cũng còn một thực tế, thời kỳ đầu Đảng thƣờng “bao sân”, làm thay cơng việc của chính quyền Điều này là cần thiết trong những ngày đầu mới tiếp quản nhƣng sẽ dẫn đến nhiều bất cập khi thiết chế này đã đƣợc thiết lập đầy đủ. Vì thế mà một trong những về mà Đảng bộ tỉnh Nam Định là tách bạch rõ vai trò lãnh đạo của Đảng và nhiệm vụ tổ chức thực hiện của chính quyền. Việc này cũng không phải đƣợc giải quyết ngay một sớm một chiều, mà trong nhiều năm để dần định hình một cơ chế lãnh đạo – thực hiện giữa Đảng bộ và chính quyền của tỉnh ta.

Trong cơ cấu chính quyền – nhất là ở bộ máy quản lý hành chính nhà nƣớc từng bƣớc đƣợc kiện tồn và điều chỉnh. Với bối cảnh chung của miền Bắc thời kỳ này, những quyết định trên của tỉnh Nam Định phản ánh tính chủ động,

căn cứ trên tình hình thực tiễn để đƣa ra các quyết sách phù hợp của Đảng bộ và chính quyền tỉnh.

Trong hệ thống cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền, mối quan hệ giữa các huyện, xã cũng từng bƣớc đƣợc xây dựng và điều chỉnh theo hƣớng ngày càng hợp lý hơn ội đồng nhân dân các cấp đã thể hiện đƣợc vai trò trong việc quyết định những vấn đề lớn liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ chiến lƣợc của tỉnh. Ủy ban hành chính các cấp đƣợc kiện tồn với chƣơng trình hoạt động và lề lối làm việc đƣợc quy định cụ thể, với sự phân công phân nhiệm rõ ràng giữa các thành viên của Ủy ban, giữa Ủy ban với các sở ban ngành.

Quy hoạch lãnh thổ hành chính và mơ hình tổ chức và quản lý thành phố trực thuộc Trung ƣơng đóng vai trị trung tâm chính trị - hành chính của đất nƣớc từng bƣớc đƣợc xây dựng và định hình.

Cùng với việc quy hoạch lại lãnh thổ hành chính, mơ hình tổ chức và bộ máy quản lý của chính quyền thành tỉnh Nam Định cũng từng bƣớc đƣợc xây dựng. Điểm đáng lƣu ý trong quá trình này là: tùy theo từng giai đoạn với sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử, của yêu cầu thực tiễn, mơ hình tổ chức và bộ máy quản lý của chính quyền tỉnh cũng đƣợc thiết kế cho phù hợp và định hình ở cấu trúc chính quyền hai cấp khu vực đơ thị và chính quyền ba cấp khu vực nơng thôn Điều này rất phù hợp với thực tế đặc điểm kinh tế - xã hội và kết cấu hạ tầng.

Trên cơ sở quán triệt chủ trƣơng đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc xây dựng chính quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân kết hợp với điều kiện thực tế của từng địa phƣơng, mà Đảng bộ tỉnh Nam Định đã có chủ trƣơng đúng đắn không ngừng củng cố chính quyền về mọi mặt. Cho nên sự thành công của công cuộc xây dựng và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân ở Nam Định trong những năm 1954 – 1975 là sự kế tục và phát triển kinh nghiệm của việc xây dựng và củng cố chính quyền trong những thời kỳ trƣớc.

Từ tình hình thực tế của Đảng bộ tỉnh Nam Định đã làm đƣợc từ khi giành đƣợc chính quyền cho tới nay, Đảng bộ tỉnh Nam Định xác định cần phải tiếp tục

hoạch định chủ trƣơng và chỉ đạo thực hiện xây dựng, củng cố chính quyền mọi cấp để đảm bảo cho một chính quyền trong sạch và vững mạnh hơn nữa.

Muốn có đƣợc chính quyền dân chủ nhân dân thực sự là một điều hết sức quan trọng, đòi hỏi những ngƣời làm cán bộ phải hiểu đƣợc tình hình thực tế của từng địa phƣơng để xác định rõ cho tính chất, đặc điểm của chính quyền Để từ tình hình cụ thể đó tạo cơ sở để giải quyết tốt vấn đề lãnh đạo chính quyền và lãnh đạo tổ chức có hiệu quả lực lƣợng toàn dân tham gia.

Phải đào tạo đội ngũ cán bộ thấm nhuần chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc, biết kết hợp đƣờng lối chính sách vào địa phƣơng của mình biết đi sát vào quần chúng nhân dân phục vụ nhân dân khi nhân dân cần. Chính vì vậy, mà Đảng bộ tỉnh Nam Định luôn coi công tác đào tạo là khâu quan trọng nhất và đã lựa chọn những cán bộ thật sự có năng lực vào bộ máy chính quyền. Từ đó đã xây dựng đƣợc một đội ngũ cán bộ vững vàng về chính trị để làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đề ra chủ trƣơng và hành động đúng đắn, biết áp dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào hồn cảnh thực tế.

Trong q trình xây dựng chính quyền của Đảng bộ tỉnh Nam Định, phải xác định đƣợc nhân dân là chủ thể của chính quyền. Chính quyền của nhân dân cho nên từng ngƣời dân phải có trách nhiệm tham gia xây dựng chính quyền, làm tốt nhiệm vụ của mình và giám sát hoạt động của các cấp chính quyền.

Trong hồn cảnh đất nƣớc hiện nay, các thế lực thù địch đang ra sức chống phá cách mạng Việt Nam nhằm xóa bỏ chế độ Xã hội chủ nghĩa, cho nên công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền của tỉnh Nam Định nói riêng và cả nƣớc nói chung là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết Đó chính là nhân tố cơ bản đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh nam định lãnh đạo xây dựng và củng cố chính quyền từ năm 1954 đến năm 1975 (Trang 122 - 147)