Vai trò của chính sách thuế trong nền kinh tế quốc dân:

Một phần của tài liệu Chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp sản xuất phần mềm, thực trạng và giải pháp tại trung tâm công nghệ thông tin (Trang 31 - 32)

“ Nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trờng có sự điều tiết của Nhà nớc ” là một chủ trơng lớn của Đảng và Nhà nớc ta. Vấn đề cần đợc quan tâm, giải quyết là Nhà nớc phải có một hệ thống chính sách mang tầm cỡ chiến lợc, đồng bộ, toàn diện nhằm phát huy tốt các đòn bẩy kinh tế, đặc biệt về tài chính tiền tệ là khâu đột phá cho quá trình chuyển đổi cơ chế. Trong đó, chính sách thuế là một công cụ chủ yếu thực hiện chức năng phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và thu nhập của các tầng lớp dân c, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với yêu cầu thực hiện công bằng xã hội. Với phơng hớng đó, chính sách thuế có các vai trò chủ yếu sau:

Thuế là khoản thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nớc:

Một nền kinh tế, tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân. Trong hệ thống đòn bẩy của cơ chế mới, thuế là công cụ quan trọng nhất nhằm phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo đờng lối xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nớc ta. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, nguồn viện trợ từ bên ngoài gần nh không còn nữa, kinh tế đối ngoại chuyển thành quan hệ có vay có trả, thuế là một công cụ quan trọng để góp phần tích cực vào yêu cầu giảm bội chi Ngân sách, giảm lạm phát, từng bớc góp phần ổn định trật tự xã hội, chuẩn bị điều kiện tiền đề cho phát triển lâu dài. Thuế trở thành nguồn thu chủ yếu, bộ phận cơ bản của nền tài chính quốc gia lành mạnh.

Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế:

Cùng với việc đổi mới công tác kế hoạch, kiểm soát và các đòn bẩy kinh tế khác, thuế có vị trí hết sức quan trọng trong việc kiểm kê, kiểm soát, quản lý, hớng

dẫn và phát triển sản xuất, mở rộng lu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hớng phát triển của Nhà nớc đề ra góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối trong nền kinh tế quốc dân.

Thông qua việc xây dựng đúng đắn cơ cấu và mối quan hệ giữa các loại thuế, qua việc xác định hợp lý đối tợng nộp thuế, đối tợng tính thuế, thuế suất, biểu thuế, chế độ miễn giảm, phơng pháp quản lý thu trên cơ sở hạch toán kế toán đầy đủ, ý nghĩa điều tiết của thuế bao gồm hai mặt:

+ Thứ nhất, khuyến khích, nâng đỡ những hoạt động sản xuất - kinh doanh cần thiết, làm ăn có hiệu quả cao.

+ Thứ hai, thu hẹp, kìm hãm những mặt hàng, ngành nghề, mặt hàng dịch vụ cần hạn chế sản xuất - kinh doanh - tiêu dùng theo hớng tiết kiệm, chống xa hoa, lãng phí.

•Thuế đóng góp phần bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần

kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội.

Sự bình đẳng và công bằng xã hội đợc thể hiện thông qua chính sách động viên giống nhau giữa các đơn vị, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có những điều kiện hoạt động giống nhau và có thu nhập giống nhau. Bảo đảm sự bình đẳng, công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi công dân, không có đặc quyền, đặc lợi bất hợp lý cho bất kỳ đối tợng nào.

Một phần của tài liệu Chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp sản xuất phần mềm, thực trạng và giải pháp tại trung tâm công nghệ thông tin (Trang 31 - 32)