Tỷ lệ lựa chọn yếu tố kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng giá trị về gia đình hạnh phúc của sinh viên đã tốt nghiệp ra trường (Trang 60 - 66)

Bảng 3.2 : Mức độ ưu tiên các yếu tố tạo nên gia đình hạnh phúc

Bảng 3.2.2 Tỷ lệ lựa chọn yếu tố kinh tế

TT Các yếu tố Tỉ lệ lựa chọn (%)

1 Đảm bảo về kinh tế 20.0

2 Vợ chồng đều có công ăn việc làm ổn định 10.0

Sau yếu tố tình yêu, sự chung thủy, yếu tố kinh tế - nền tảng quan trọng thứ hai đảm bảo cho một gia đình hạnh phúc. Yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến chất lượng cuộc sống, tới sự phát triển của mỗi thành viên trong gia đình, và cũng là yếu tố có quyết định trực tiếp đến hạnh phúc của một gia đình. Điều đó cũng nói nên rằng ngoài tình yêu chân thành, thì việc đảm bảo về kinh tế, về sự tồn tại và phát triển của gia đình là trách nhiệm, là nghĩa vụ của mỗi thành viên trong gia đình. Kinh tế là yếu tố đầu tiên để đảm bảo sự tồn tại của gia đình ngoài ra nó còn là yếu tố quyết định đến mức sống của mỗi thành viên, mức sống này được đánh giá theo mức độ như học hành con cái, chi phí cho phương tiện, sử dụng dịch vụ, điều kiện du lịch, chính yếu tố kinh tế quyết định tất cả. Nếu gia đình mà kinh tế không có thu nhập thấp thì chỉ đảm bảo yếu tố tồn tại của gia đình ở mức độ thấp như đảm bảo bữa cơm hàng ngày, như vậy không thể có các điều kiện như học hành, sử dụng dịch vụ xã hôi, nghỉ ngơi. Nếu thiếu đi yếu tố này, hoặc gia đình luôn trong tình trạng thiếu thốn, sống trong cảnh nợ nần… các thành viên sẽ không có các điều kiện để phát huy khả năng của mình, luôn phải lo kiếm tiền trang trải cho các vấn đề của cuộc sống. Việc những SVĐTNRT chưa có vị trí vững chắc trong xã hội, tích lũy về kinh tế còn ít thì việc lập gia đình, trang trải phí sinh hoạt tại thủ đô Hà Nội, (từ việc nhà ở, đến các khoản phí sinh hoạt tối thiểu, vui chơi giải trí…) đang gây không ít khó khăn, thách thức cho mỗi SVĐTNRT.

20 10 0 5 10 15 20 Các yếu tố Tỷ lệ phần trăm 20 10 1 2

Biểu đồ 3.2.2: Tỷ lệ lựa chọn yếu tố kinh tế

Có bạn ý kiến: “Hầu hết các bạn trẻ hiện nay đang sống và làm việc tại đây không chỉ có mình mà còn đến 80% số lượng thanh niên, sinh viên chưa lập gia đình là ở tại Hà Nội nhưng ở trong tình trạng đi thuê, nếu cả hai vợ chồng mà không đi làm tháng thu nhập trên 5tr thì không thể sống nổi một tháng trời, dù có yêu mấy đi nữa nhưng có điều kiện đi đây đó mà chỉ ở nhà nhìn nhau xuốt ngày thì chỉ được mấy tháng là hết, hết cả tình yêu. Đó là sự thật tuy hơi phũ phàng nhưng đó là sự thật, nói không xa một chàng trai muốn đi tán người yêu thì đơn giản nhất phải có gì trong túi chứ không thể đi hóng gió trời được. Tóm lại, nếu điều kiện kinh tế không được đảm bảo sẽ làm nảy sinh rất nhiều khó khăn trong gia đình, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hạnh phúc của một gia đình”.

(Đ.T nữ nhân viên tư vấn tâm lý, chưa lập gia đình)

Thực tế cuộc sống cho thấy, trong một gia đình nếu điều kiện kinh tế không được đảm bảo, sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Các nhu cầu của mỗi bản thân được đáp ứng ở mức độ eo hẹp, làm cho con người trở nên bức bối, khó chịu… Mặt khác, trước sự phát triển nhanh chóng của xã hội, sự tiện nghi

đang làm cho chất lượng cuộc sống của con người được nâng lên. Đòi hỏi con người phải ngày càng cố gắng, nỗ lực lao động, sản xuất hơn nữa để đảm bảo điều kiện vật chất cho gia đình, từ đó đảm bảo cho gia đình có một cuộc sống hạnh phúc, thỏa mãn được các nhu cầu của mỗi thành viên trong gia đình.

Có ý kiến cho rằng: “Nói chung yếu tố kinh tế trong gia đình không được đảm bảo thì sẽ gặp khá nhiều khó khăn đấy. Gia đình đó không thể đảm bảo cho con cái một điều kiện sinh hoạt và giáo dục tốt nhất; trong gia đình, yếu tố kinh tế không được đảm bảo, vợ chồng cũng rất dễ mâu thuẫn. Tuy nhiên, trong “cái khó ló cái khôn”, đôi khi thiếu thốn, vợ chồng lại thương yêu đùm bọc nhau hơn… nhưng cũng có lúc khó khăn cũng rất dễ làm con người cáu bẳn, từ đó sinh ra cáu gắt nhau, nhất là người chồng, vốn đã bị coi là trụ cột gia đình, khi ko đảm bảo được kinh tế cho gia đình mình, rất dễ có tâm lý chán nản tự ti…”.

(T.H nữ nhà báo, đã lập gia đình)

Qua phỏng vấn sâu nam giới, chúng tôi cũng nhận được các ý kiến tương tự:

“Trong gia đình yếu tố kinh tế phải được đảm bảo để duy trì sự ổn định của cuộc sống bình thường, tạo điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho sinh hoạt. Tạo điều kiện tốt nhất cho mọi người trong gia đình phát triển. Nếu yếu tố kinh tế mà không được đảm bảo, cuộc sống gia đình thiếu thốn, con cái, vợ chồng cực nhọc, trước hết là đàn ông mình thấy rất có lỗi, mặc cảm với chính gia đình và cả bạn b蔓Trong gia đình mà điều kiện kinh tế thiếu thốn, nếu vợ chồng không hiểu nhau, không thông cảm với nhau sẽ rất căng thẳng, dễ cáu gắt với nhau, rồi nảy sinh cãi nhau, đôi khi là cả xúc phạm nhau…”

(B.T nam công chức nhà nước, mới lập gia đình)

Kết quả điều tra bằng câu hỏi mở của chúng tôi cũng cho thấy 83.3% SVĐTNRT cho rằng GĐHP cần có kinh tế ổn định và có đến 16.6% SVĐTNRT cho rằng GĐHP cần có thu nhập cao để đảm bảo cho cuộc sống cũng như sử dụng các dịch vụ giải trí, du lịch. Điều đó càng cho thấy kinh tế là một yếu tố rất quan trọng và cần được chú trọng xây dựng.

3.2.2.1. So sánh tỷ lệ lựa chọn của nam và nữ, những người đã lập gia đình và những người chưa lập gia đình về yếu tố kinh tế

* So sánh tỷ lệ lựa chọn của nam và nữ,

Với sự cảm thông, chia sẻ của người phụ nữ với những người nam giới trong gia đình, thể hiện sự yêu thương, tôn trọng và xu hướng sống tình cảm của nữ giới. Tuy vậy có sự khác nhau nào không trong việc lựa chọn yếu tố đảm bảo kinh tế, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho gia đình giữa nam và nữ? Theo dõi trong bảng số liệu sau chúng tôi nhận thấy rằng:

Bảng 3.2.2.1: So sánh tỷ lệ lựa chọn giữa nam và nữ, những người đã lập gia đình và những người chưa lập gia đình về yếu tố kinh tế

TT Các yếu tố Nam (%) Nữ (%) Chưa lập GĐ (%) Đã lập GĐ (%) 1 Đảm bảo về kinh tế 35 15 22.5 17.5

2 Vợ chồng đều có công ăn việc làm ổn định 7.5 12.5 12.5 7.5 Nhìn vào kết quả cột tổng số trong bảng trên ta thấy có sự khác biệt khá lớn giữa nam và nữ, yếu tố đảm bảo về kinh tế trong gia đình được nam giới đặc biệt quan tâm. Có 35% nam giới cho rằng yếu tố đảm bảo về kinh tế trong gia đình là quan trọng nhất, trong khi đó chỉ có chiếm 15% nữ giới cho rằng việc đảm bảo về kinh tế là quan trọng nhất trong gia đình. Điều đó không có nghĩa là họ coi nhẹ vấn đề kinh tế trong gia đình, mà trong sự so sánh, sắp xếp thứ bậc ưu tiên thì yếu tố kinh tế vẫn là yếu tố quan trọng thứ hai, sau yếu tố tình yêu thương, sự chung thủy. Số liệu đó chứng tỏ rằng, nam giới có sự coi trọng đến việc đảm bảo về kinh tế cho gia đình của mình nhiều hơn nữ (35% so với 15%). Sở dĩ có sự khác nhau đó, là do trong suốt quá trình xã hội hóa cá nhân, trẻ trai luôn được qui gán là những người mạnh mẽ, là trụ cột của gia đình, thực hiện các công việc xã hội, ngoại giao… để gia đình có một đời sống vật chất đảm bảo. Chính vì vậy, phần lớn nam giới có xu hướng coi trọng yếu tố đảm bảo kinh tế trong gia đình hơn nữ giới.

Như vậy, ta nhận thấy rằng, nữ giới có những sự hiểu biết, có sự thấu hiểu và cảm thông rất nhiều với nam giới những người được coi là “trụ cột của gia đình”; nam giới cũng có những hiểu biết rất rõ về tầm quan trọng của yếu tố kinh tế trong gia đình, đồng thời có tính trách nhiệm rất cao với gia đình của mình… Tuy vậy, SVĐTNRT không tuyệt đối hóa vai trò của yếu tố vật chất, bên cạnh thực tế rất khó khăn đó, các giá trị tinh thần, yếu tố tình yêu, thủy chung, sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau, bầu không khí yên bình, vui vẻ trong gia đình vẫn được giới tri thức trẻ đặc biệt coi trọng. Điều đó cho thấy sự nhận thức đúng đắn và sâu rộng của giới tri thức trẻ của đất nước. Cần tích cực được củng cố phát huy, nhằm đem lại chất lượng cuộc sống cao nhất cho mỗi con người và sự phát triển vững mạnh của đất nước, trên con đường hội nhập thế giới.

* So sánh tỷ lệ lựa chọn của những người đã lập gia đình và những người chưa lập gia đình về kinh tế

Để tìm hiểu, làm rõ hơn việc SVĐTNRT đã lập gia đình và SVĐTNRT chưa lập gia đình có sự lựa chọn như thế nào về kinh tế?

Qua bảng trên ta thấy có 15% người đã lập gia đình và 22.5% người chưa lập gia đình cho rằng trong một gia đình hạnh phúc thì yếu tố đảm bảo kinh tế là yếu tố thiết yếu nhất. Như vậy, có sự khác biệt khá rõ ràng về ĐHGT của những SVĐTNRT đã lập gia đình và chưa lập gia đình. Có thể do hoàn cảnh sống, môi trường xã hội đã đem lại cách nhìn nhận khác nhau ở mỗi nhóm khách thể. Bởi nhóm khách thể là SVĐTNRT chưa lập gia đình, công việc có thể còn chưa ổn định, nhu cầu cấp thiết của họ là có việc làm, sự ổn định về thu nhập kinh tế, đảm bảo cho cuộc sống của bản thân và gia đình, vì vậy, yếu tố kinh tế được nhóm này quan tâm ưu tiên hàng đầu. Nhóm đã lập gia đình, có thể do điều kiện kinh tế của họ đã được đảm bảo ở một mức độ nhất định, có được sự tích lũy cả về kinh nghiệm làm việc lẫn của cải, vật chất ở mức độ họ cảm thấy thỏa mãn và có mong muốn lập gia đình và đi đến quyết định cuộc sống hôn nhân, gia đình. Hay nói cách khác, họ đã khẳng định được mình ở một mức độ nhất định về địa vị xã hội, yếu tố kinh tế không còn là yếu tố cấp thiết nhất đối với họ nữa, mà thay vào đó, họ mong muốn có một cuộc

sống gia đình với đầy ắp tình yêu thương, sự thủy chung son sắc của vợ chồng, con cái. Mà những điều này, có thể nhóm SVĐTNRT chưa có quyết định đi đến cuộc sống hôn nhân, gia đình chưa có được. Vì vậy, họ ưu tiên coi trọng các yếu tố đảm bảo về kinh tế hơn.

Điều đó nói lên rằng trong mỗi giai đoạn nhất định của một con người, ĐHGT của họ đều bị chi phối bởi hoàn cảnh xã hội và hoàn cảnh cá nhân. Tuy nhiên, yếu tố tình yêu, sự thủy chung và sự đảm bảo về kinh tế đều là nền tảng vô cùng quan trọng đảm bảo cho một gia đình hạnh phúc. Nếu thiếu một trong hai yếu tố này thì gia đình đó không thể được coi là hạnh phúc. (như đã đề cập trong phần trên)

3.2.3. Sự phân công lao động trong gia đình

Sở dĩ chúng tôi đưa yếu tố sự phân công lao động trong gia đình là một trong các yếu tố tạo nên gia đình hạnh phúc bởi vì thực tế hiện nay có nhiều gia đình rơi vào bờ vực của ly hôn, chia tay, tan rã vì mỗi thành viên trong gia đình không ý thức được hết ý thức và trách nhiệm của mình đối với gia đình sinh ra thói ỷ lại, vô tâm vô trách nhiệm như người cha, người chồng quên đi việc mình phải là trụ cột trong gia đình trong việc đảm bảo cho gia đình về mặt kinh tế, người vợ quên đi trách nhiệm của mình trong việc chăm lo vun vén gia đình, chăm sóc nuôi dạy con, …đó chỉ là những công việc nhỏ để đảm bảo giữ vững cho gia đình được đảm bảo. Vì vậy, sự phân công lao động trong gia đình cũng là một yếu tố hết sức quan trọng góp phần vào việc xây dựng một gia đình hạnh phúc. Bởi ngoài việc góp phần gắn kết các thành viên trong gia đình lại với nhau qua hoạt động lao động, thực hiện các công việc nhà, mỗi thành viên trong gia đình cảm thấy được sẻ chia trách nhiệm gánh vác gia đình hơn, thấy được sự cảm thông với nhau… và qua đó mối dây liên hệ tình cảm giữa các thành viên càng thêm khăng khít. Đồng thời, qua hoạt động lao động, thực hiện các công việc trong gia đình, một mặt trẻ sẽ được truyền thụ các kỹ năng sống trong gia đình, biết làm các công việc nhà, tự phục vụ bản thân, mặt khác, giúp trẻ biết cảm thông, chia sẻ công việc với bố mẹ, biết chân trọng những thứ mà bố mẹ chúng mang lại cho chúng, qua đó góp phần hình thành nhân cách

cho trẻ... Chính vì vậy việc phân công lao động trong gia đình một cách hợp lý góp phần không nhỏ trong việc tạo ra bầu không khí vui vẻ, đầm ấm, tình yêu thương… trong gia đình và góp phần trực tiếp tạo ra một gia đình hạnh phúc.

Với mục đích tìm hiểu ĐHGT của SVĐTNRT về sự phân công lao động như thế nào là hợp lý? Chúng tôi đưa ra câu hỏi: Theo anh/ chị trong một gia đình hạnh phúc thì việc phân công lao động như thế nào là hợp lý? Khách thể tự khoanh tròn vào phương án phù hợp với quan niệm của mình trong sự phân công lao động trong gia đình. Kết quả thu được thể hiện trong bảng số liệu sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng giá trị về gia đình hạnh phúc của sinh viên đã tốt nghiệp ra trường (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)