Mong muốn số con, giới tính con trong gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng giá trị về gia đình hạnh phúc của sinh viên đã tốt nghiệp ra trường (Trang 70 - 73)

Bảng 3.2 : Mức độ ưu tiên các yếu tố tạo nên gia đình hạnh phúc

Bảng 3.2.4 Mong muốn số con, giới tính con trong gia đình

TT Các phương án Tỷ lệ

(%)

1 GĐ chỉ có một con (con nào cũng được) 3.8

2 GĐ có 2 con (con nào cũng được) 17.9

3 GĐ có 2 con (một trai, một gái) 34.6

4 GĐ có đông con (>2) những miễn là có đủ điều kiện chăm sóc 15.4

5 Mấy con cũng được nhưng phải có con trai 1.3

6 Mấy con cũng được, nhưng phải ngoan ngoãn, học giỏi, biết yêu

thương cha mẹ… 26.9

Nhìn vào trên ta thấy, có tới 34,6% cho rằng một gia đình nên có hai con và một trai một gái là hạnh phúc nhất.… Có 17,9% cho rằng gia đình nên chỉ có hai con và con nào cũng được. Điều này ngoài việc thể hiện sự chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của nhà nước về kế hoạch hóa gia đình, còn thể hiện nhận thức của SVĐTNRT có nhiều thay đổi so với trước kia. Bên cạnh việc mong muốn gia đình cần có con cái “mọi bề” họ thấy rằng trong điều kiện đất nước còn đang phát triển, kinh tế gia

triển một cách toàn diện… Mặt khác, còn thể hiện tư tưởng nam nữ bình đẳng. Có 26,9% khách thể có thái độ trung lập hơn, cho rằng có mấy con cũng được nhưng miễn là ngoan ngoãn biết yêu thương cha mẹ. Điều đó cho thấy SVĐTNRT đặc biệt coi trọng việc nuôi dậy con cái nên người, không còn tư tưởng “trời sinh voi, trời sinh cỏ” hay “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”… mà muốn con cái trưởng thành, ngoan ngoãn phải do sự dạy dỗ, nuôi dưỡng của cha mẹ…

Ngoài ra, trong bảng số liệu ta thấy có tới 15,4% khách thể tán đồng với quan điểm rằng có đông con nhưng miễn là có điều kiện chăm sóc. Điều này cũng đồng nghĩa với việc họ cho rằng “con đàn cháu đống” vẫn là hơn cho “vui nhà vui cửa”. Việc tán đồng với quan niệm đó có thể là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng ngày nay một bộ phận không nhỏ gia đình có điều kiện ở các thành phố lớn, các trung tâm phát triển có xu hướng sinh con thứ ba, thứ tư… và việc sinh con như vậy cũng đặt ra những vấn đề mới cho tình trạng dân số Việt Nam hiện nay. Thành phố Hồ Chí Minh là một ví dụ điển hình về tình trạng sinh con thứ ba gia tăng, trong tổng số trẻ sinh ra của TP HCM năm 2008 là 72.677 trẻ (tăng 5,52% so với cùng kỳ năm 2007), có đến 3.123 trẻ là con thứ 3, tăng 8,21% so với cùng kỳ năm 2007 và cũng không đạt được chỉ tiêu đề ra là giảm 0,2% số trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên. Và ở Hà Nội, theo thống kê 10 tháng đầu năm 2008 cho thấy trên toàn thành phố có hơn 84.000 trẻ em được sinh ra. Số trẻ là con thứ ba trở lên được sinh ra trên địa bàn Hà Nội cũ là gần 2.000 trẻ, chiếm 4,3%; tại địa bàn Hà Tây cũ, có 5.330 trẻ là con thứ ba trở lên được sinh ra, chiếm 15,4%, tăng 2,8% so với năm 2007. [10, 2008]. Sở dĩ việc số con trong các gia đình khá giả, có trình độ học vấn có xu hướng tăng cao là bởi một số nguyên nhân như: tư tưởng có nhiều con là phúc, lộc trời ban cho; là niềm vui lúc về già… mặt khác, do có điều kiện kinh tế nên họ muốn có nhiều con để thừa kế, giữ gìn tài sản mà họ đã tích lũy

Bên cạnh đó, một bộ phận thanh niên, sinh viêc cho rằng bắt buộc phải có con trai (chiếm 1,3%) như vậy là việc “trọng nam khinh nữ” ngày càng có xu hướng được giảm dần trong giới trí thức trẻ. Điều này là một tín hiệu tốt, giới trí thức cần phát huy, tuyên truyền sâu rộng hơn nữa để nhằm làm giảm thiểu tình trạng mất cân

bằng giới đang có xu hướng tăng; theo số liệu thống kê (33, 2009), tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam đã tăng ở mức báo động từ 107 trẻ em trai/100 gái (năm 1999), lên 110 trẻ em trai/100 gái (năm 2006) và 112 (năm 2007), có nơi lên đến 124 trẻ trai/100 trẻ gái. Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh theo hướng thừa nam thiếu nữ hoặc ngược lại càng kéo dài, hậu quả tiêu cực đối với xã hội, cộng đồng và gia đình càng nghiêm trọng. Và theo dự đoán, nếu tỷ suất giới tính khi sinh vẫn giữ ở mức 112 bé trai trên 100 bé gái như hiện nay thì đến năm 2030 ước tính chúng ta có 2-3 triệu nam giới không lấy được vợ. Nó có tác động không nhỏ đến các quyết định sinh con và việc lựa chọn giới tính con của cả những người đã lập gia đình và những người chưa lập gia đình. Bởi bên cạnh những quan niệm truyền thống về việc “có nếp, có tẻ” hoặc phải “có nếp” thì ngày nay việc “thừa nếp” cũng sẽ gây không ít khó khăn cho chính các gia đình có con trai, và đặc biệt con trai của họ, trong tương lai có thể sẽ gặp nhiều khó khăn vì yếu tố khách quan là “thiếu tẻ”.

Kết quả điều tra bằng câu hỏi mở đã cho chúng tôi nhìn được khá rõ hơn về vấn đề này tại mục lục (bảng 3, bảng hỏi mở). Khi được hỏi theo anh (chị) con cái trong gia đình là ……Có đến 63.3% SVĐTNRT cho rằng con cái là một yếu tố rất quan trọng để đảm bảo GĐHP, và 26.6% cho rằng đó là điều then chốt để đảm bảo GĐHP. Chúng ta thấy quá trình xã hội hóa trẻ em, đó là quá trình cá thể hóa con người, hình thành nhân cách cá nhân, hình thành cái tôi riêng biệt. Ngày nay, một yêu cầu bức xúc đặt ra là phải vun đắp cái tôi sáng tạo, độc lập suy nghĩ. Trước sự đòi hỏi tăng lên của quyền tự quyết cá nhân, gia đình cần cố gắng thỏa mãn trong điều kiện cho phép, tuy theo lứa tuổi. Bởi vì, điều đó ảnh hưởng đến sự hình thành đầu óc suy nghĩ độc lập, sáng tạo của con cái cũng như lòng yêu thương, tin cậy của chúng đối với cha mẹ.

Qua đó ta thấy vấn đề quyết định sinh con, nuôi dạy con, số con và giới tính của con trong gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc gia đình, và tác động lớn đến nhận thức của SVĐTNRT. Đồng thời, có tác động lớn đến việc thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình của nhà nước ở nhóm xã hội trí thức này.

3.3. Các yếu tố cần thiết trong mối quan hệ vợ chồng để đảm bảo gia đình hạnh phúc phúc

Để đảm bảo hạnh phúc gia đình thì có rất nhiều yếu tố nhưng yếu tố đầu tiên là mối quan hệ vợ và chồng trong gia đình, mối quan hệ vợ và chồng là mối quan hệ cơ bản và khởi nguồn cho một gia đình hạnh phúc. Trong quan hệ vợ chồng, việc có cùng quan điểm sống; dân chủ, bình đẳng, thông cảm, chia sẻ mọi khó khăn trong gia đình trong các quyết định có ý nghĩa hết sức quan trọng để đảm bảo gia đình được hạnh phúc. Bởi nó có liên quan đến rất nhiều vấn đề trong cuộc sống gia đình như: từ việc phát triển sự nghiệp, chi phí kinh tế, sử dụng dịch vụ gia đình, mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội, bên nội bên ngoại, đến việc hệ trọng như việc quyết định sinh con, đến số con trong gia đình, và giới tính của con… Vậy thì yếu tố nào trong mối quan hệ vợ chồng có tầm quan trọng nhất? Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đưa ra câu hỏi: Theo anh/ chị để đảm bảo cho một gia đình hạnh phúc thì mối quan hệ vợ chồng trong gia đình phải như thế nào? Khách thể sắp xếp thứ tự ưu tiên các phương án đó, với 1 là mức độ ưu tiên quan trọng nhất, tiếp theo là 2, 3,… 5. Vì vậy, yếu tố nào có giá trị trung bình càng thấp thì mức độ ưu tiên càng cao. Kết quả thu được thể hiện trong bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng giá trị về gia đình hạnh phúc của sinh viên đã tốt nghiệp ra trường (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)