Đánh giá quá trình điều chỉnh chính sách TMDV và những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều chỉnh và hoàn thiện chính sách thương mại dịch vụ của Việt Nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 116)

đặt ra cần tiếp tục thực hiện

Quá trình điều chỉnh chính sách thƣơng mại dịch vụ của Việt Nam đánh dấu một bƣớc ngoặt quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trƣờng cũng nhƣ đòi hỏi bắt buộc của WTO. Nhìn lại quá trình điều chỉnh chính sách Thƣơng mại dịch vụ của Việt Nam có thể rút ra một số đánh giá nhƣ sau:

*) Những kết quả đạt được

Thứ nhất, việc điều chỉnh chính sách Thƣơng mại nói chung và Thƣơng mại dịch vụ nói riêng thể hiện tƣ duy đổi mới nhận thức về hội nhập kinh tế

quốc tế của Đảng và Nhà nƣớc ta, là kết quả quan trọng thực hiện chính sách chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trên chặng đƣờng hơn 20 năm của công cuộc đổi mới. Đồng thời, sự nỗ lực và quyết tâm của Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ việc Việt Nam gia nhập WTO cũng đƣợc thể hiện rõ nét. Việc điều chỉnh chính sách thƣơng mại dịch vụ là phù hợp với các quy định của WTO và các cam kết của Việt Nam đối với WTO, tạo khung pháp luật cho sự phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Những văn bản đƣợc điều chỉnh, ban hành liên quan đến Thƣơng mại dịch vụ phải kể đến nhƣ: Luật Cạnh Tranh, Luật Thƣơng mại, Luật doanh nghiệp, Luật ký kết ra nhập và thực hiện các điều ƣớc quốc tế, Luật chứng khoán, Luật kiểm toán, Luật môi trƣờng... Trong số đó Luật Thƣơng mại năm 2005 thay thế cho luật Thƣơng mại năm 1997 đƣợc xác định là đạo luật có vai trò cơ bản trong hệ thống pháp luật Thƣơng mại Việt Nam đã đƣợc xây dựng với quan điểm đổi mới, cải cách hành chính, thể hiện nguyên tắc quan trọng là cụ thể hoá đƣờng lối, chính sách để đảm bảo tính khả thi của quy định pháp luật.

Thứ hai, quá trình điều chỉnh chính sách thƣơng mại dịch vụ vừa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, vừa phù hợp với các quy định của WTO. Pháp luật Việt Nam về Thƣơng mại dịch vụ đƣợc sửa đổi, bổ sung để tiếp tục hoàn thiện, nhằm tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp cho sự hình thành một cách đồng bộ các loại thị trƣờng thƣơng mại dịch vụ hoạt động hiệu quả, năng động, có trật tự, kỷ cƣơng trong môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch. Đồng thời cũng tạo môi trƣờng pháp lý phù hợp với “luật chơi chung” của thế giới, phù hợp với các quy định của WTO đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết của Việt Nam. Pháp luật về thƣơng mại dịch vụ đƣợc hoàn thiện vừa là phƣơng tiện quản lý của Nhà nƣớc, vừa là phƣơng tiện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các thành phần kinh tế trong các hoạt động thƣơng mại dịch vụ.

Thứ ba, thể hiện hƣớng tiếp cận ngày càng tích cực với các điều chuẩn chung của quốc tế. Việt Nam điều chỉnh chính sách bằng cách tham gia ngày càng nhiều vào các điều ƣớc quốc tế song phƣơng và đa phƣơng. Pháp luật Việt Nam đã thừa nhận nguyên tắc ƣu tiên áp dụng điều ƣớc quốc tế, thể hiện rõ lập trƣờng, quan điểm của Việt Nam là tôn trọng thực thi các cam kết quốc tế ngay cả trong trƣờng hợp các cam kết đó khác với chuẩn mực pháp lý của Việt Nam. Nếu nhƣ nguyên tắc tính đến điều ƣớc quốc tế khi xây dựng pháp luật là nhân tố đảm bảo cho pháp luật Việt Nam ngày càng tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế về mặt nội dung thì nguyên tắc áp dụng điều ƣớc quốc tế so với nội luật lại là nhân tố bổ sung nhằm bảo đảm chuẩn mực quốc tế vẫn đƣợc tôn trọng một khi pháp luật quốc gia chƣa tiếp cận với pháp luật quốc tế. Đây cũng là cách tiếp cận pháp luật quốc tế tƣơng đối phổ biến của những nƣớc bắt đầu tham gia hội nhập quốc tế bởi tính phù hợp của nó với trình độ phát triển nội tại của quốc gia.

-Thứ tƣ, quá trình điều chỉnh thể hiện sự tự thân vận động sự phát triển của đất nƣớc. Việt Nam là một nền kinh tế chuyển đổi, đang trong quá trình chuyển từ kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Muốn chuyển đổi thành công, rõ ràng, Việt Nam phải đổi mới, phải xây dựng và từng bƣớc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

Thứ năm, điều chỉnh chính sách Thƣơng mại dịch vụ thể hiện tính minh bạch, công khai hoá của Việt Nam trong hoạt động lập pháp, lập quy. Tháng 6 năm 2002, Luật Ban hành văn bản qua phạm pháp luật đã đƣợc Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều cho phù hợp với các cam kết quốc tế và quy định của WTO; trong đó yêu cầu về minh bạch và công khai của pháp luật đƣợc quy định rõ ràng và chi tiết. Hoàn thiện chính sách Thƣơng mại dịch vụ đã tạo điều kiện để môi trƣờng kinh doanh tại Việt Nam ngày càng đƣợc cải thiện và trở nên cạnh tranh hơn. Sau khi hàng loạt luật quan trọng nhƣ Luật Đầu tƣ chung, Luật Doanh nghiệp, Luật Thƣơng mại, Luật Cạnh tranh… Các nhà đầu

tƣ thừa nhận là đã tạo ra một môi trƣờng bình đẳng, minh bạch hơn giữa các thành phần kinh tế trên nhiều phƣơng diện… và điều này đã trở thành yếu tố quyết định giúp Việt Nam trở thành một điểm hấp dẫn, thu hút đầu tƣ.

Thứ sáu, việc điều chỉnh chính sách Thƣơng mại dịch vụ và gia nhập WTO là cơ hội cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ tƣ vấn pháp lý. Với việc gia nhập WTO, làn sóng đầu tƣ sẽ nhanh chóng tăng trƣởng đổ vào Việt Nam. Các nhà đầu tƣ này rất cần các luật sự bản địa, những ngƣời am hiểu tƣờng tận pháp luật nƣớc chủ nhà để tƣ vấn cho họ về môi trƣờng pháp lý kinh doanh. Những nỗ lực của Việt Nam trong việc điều chỉnh và ban hành pháp luật về Thƣơng mại dịch vụ đã đƣợc cộng đồng quốc tế ghi nhận. Với việc thông qua hầu hết những luật, các văn bản cần thiết trong những năm từ 2002 - 2007, Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những nƣớc đầu tiên xây dựng khá hoàn chỉnh hệ thống pháp luật khi gia nhập WTO. Điều này đã tạo điều kiện mở cửa các ngành dịch vụ quan trọng nhƣ Bảo hiểm, ngân hàng, viễn thông, kiểm toán.

*) Một số tồn tại, hạn chế

Thứ nhất, pháp luật thƣơng mại dịch vụ ở nƣớc ta manh mún, rải rác và chƣa đồng bộ. Hiện nay, những quy định về thƣơng mại dịch vụ nằm rải rác ở rất nhiều văn bản pháp luật thuộc các loại văn bản khác nhau, do có nhiều cơ quan Nhà nƣớc ban hành. Trong khi đó, nhiều dịch vụ chƣa có văn bản luật điều chỉnh mà chỉ đƣợc điều chỉnh bởi các văn bản dƣới luật (Bƣu chính, viễn thông…), điều này gây nhiều khó khăn cho công tác thực hiện và áp dụng pháp luật, trong chừng mực nào đó dễ dẫn đến chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật. Kết quả là thiếu sự minh bạch, và điều khá phổ biến là các văn bản ban hành này thƣờng mâu thuẫn với nhau. Chính phủ ban hành tới hơn 100 văn bản luật pháp liên quan tới ngành viễn thông. ở cấp Bộ và Vụ, có tới trên 50 quy định, gần 40 thông tƣ và khoảng 20 nghị định về các hoạt động Viễn thông và Bƣu chính. Bản thân ngƣời Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với các văn bản này, đối với các công ty nƣớc

ngoài tiếp cận và hiểu đƣợc các văn bản này còn khó khăn hơn rất nhiều. Trên thực tế, các công ty nƣớc ngoài thƣờng đƣợc thông báo về những thay đổi trong các quy định cấp phép và hoạt động sau khi họ đã chuẩn bị tài liệu theo những yêu cầu quy định trƣớc đó. Sự thiếu đồng bộ này đã làm giảm tính minh bạch, tính ổn định cũng nhƣ tính dự đoán trƣớc của pháp luật thƣơng mại dịch vụ ở Việt Nam.

-Thứ hai, tính minh bạch và tính ổn định của luật pháp nhìn chung còn hạn chế, ảnh hƣởng đến hiệu quả và hiệu lực thực thi luật pháp, gây tiêu cực, nhũng nhiễu và ảnh hƣởng đến tâm lý của nhà đầu tƣ. Nhiều văn bản chƣa đƣợc công khai rộng rãi, gây khó khăn cho việc thực hiện thống nhất, điển hình là trong lĩnh vực ngân hàng. Các văn bản luật, pháp lệnh và nghị định của Chính phủ hiện nay còn thiếu sự tham vấn rộng rãi của các tổ chức và các tầng lớp nhân dân. Nhận thức của ngƣời dân về pháp luật còn hạn chế nhƣng công tác giải thích pháp luật chính thức lại ít đƣợc quan tâm.

Thứ ba, mặc dù khung pháp lý cho thƣơng mại dịch vụ đã từng bƣớc đƣợc tạo lập nhƣng nhìn chung còn thiếu nhiều quy định cho từng dịch vụ cụ thể, chẳng hạn nhƣ dịch vụ nghiên cứu và triển khai, dịch vụ nghiên cứu thị trƣờng, tƣ vấn quản lý… Trong khi đó, đối với những dịch vụ mà nhà nƣớc đã có quy định thì phần lớn các quy định đó chƣa rõ ràng. Những điều kiện cần và đủ để thực hiện cấp phép cung ứng dịch vụ chƣa đƣợc quy định hoặc quy định chƣa rõ, nhiều khi chỉ là định tính, không rõ định lƣợng. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý của các cơ quan nhà nƣớc, đồng thời gây tiêu cực, phiền nhiễu.

Thứ ba, pháp luật Thƣơng mại dịch vụ còn mang dấu ấn của cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Nền kinh tế nƣớc ta đang trong quá trình chuyển đổi nên các quan h của cơ chế thị trƣờng và của cơ chế cũ tồn tại đan xen lẫn nhau. Do đó, pháp luật Thƣơng mại dịch vụ vẫn còn nặng nề của cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Nguyên tắc bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần kinh tế đã đƣợc pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên trong thực tiễn, nguyên tắc

này chƣa đƣợc thực hiện một cách triệt để. Trong nhiều lĩnh vực nhƣ dịch vụ tài chính, viễn thông, kiểm toán… pháp luật vẫn phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp nƣớc ngoài, giữa doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Những quy định mang tính phân biệt đối xử này thực sự là trở ngại cho quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ. Mặt khác, do ảnh hƣởng của cơ chế kế hoạch tập trung nên hoạt động thƣơng mại dịch vụ ở Việt Nam không những chịu sự điều chỉnh của pháp luật mà còn bị ràng buộc bởi nhiều chính sách nhƣ chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhà nƣớc, chính sách ngoại hối, chính sách đầu tƣ… là một trong những công cụ quan trọng để điều tiết nền kinh tế, chính sách đƣợc hoạch định, thực hiện và thay đổi thƣờng xuyên tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể, có thể đƣợc “luật hoá” hoặc không đƣợc “luật hoá”. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách thƣơng mại nói chung, về thƣơng mại dịch vụ nói riêng cần đƣợc công khai, minh bạch và có thể dự đoán trƣớc đƣợc.

Thứ sáu, hiện nay Việt Nam còn thiếu các luật sƣ nổi tiếng, có tầm cỡ quốc tế. Điều này đã ảnh hƣởng đến tốc độ làm luật, thực thi luật pháp và gây khó khăn cho doanh nghiệp trong nƣớc trong việc giải quyết tranh chấp về thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài.

*) Những vấn đề đặt ra trong thời gian tới

Thứ nhất, trong thời gian qua Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực ban hành nhiều văn bản pháp luật đáp ứng yêu cầu cam kết hội nhập kinh tế nói chung và gia nhâp WTO nói riêng. Tuy nhiên, những kết quả đó vẫn chƣa đáp ứng đƣợc một cách toàn diện yêu cầu thực thi cam kết WTO. Vì vậy, cần phải tiếp tục, khẩn trƣơng rà soát tổng thể, kỹ lƣỡng văn bản pháp luật hiện hành, kiên quyết loại bỏ những văn bản pháp luật không còn phù hợp; sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các quy phạm pháp luật, bảo đảm sự tƣơng thích và hài hoà với các quy định và nguyên tắc của WTO/GATS. Cụ thể cần điều chỉnh một số quy định của Luật Dầu khí để cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài để cung ứng dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu khí.

Thứ hai, bên cạnh các luật đã điều chỉnh, bổ sung, có thể ban hành Luật Viễn thông và các văn bản dƣới luật hƣớng dẫn thực hiện để có thể quy định về việc cho phép thành lập doanh nghiệp liên doanh đa số vốn nƣớc ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông; sử đổi Luật Chứng khoán để cho phép thành lập Công ty chứng khoán 100% vốn nƣớc ngoài và chi nhánh công ty chứng khoán nƣớc ngoài tại Việt Nam.

Thứ ba, về quy định liên quan đến tính minh bạch, công khai, có thể phải điều chỉnh một số quy định của các Luật ban hành quy phạm pháp luật để nội luật hóa các quy định liên quan đến cơ chế lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân khác nhau đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nguyên tắc công khai, minh bạch hoá chính sách, một đòi hỏi cấp thiết đặt ra đối với các văn bản pháp luật của ta là phải dự đoán trƣớc đƣợc. Tuy đã nỗ lực trong việc xây dựng Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ 1/7/2006, nhƣng hiện nay các quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh đang thiếu rõ ràng và khó đoán trƣớc đƣợc, do ta chƣa ban hành đƣợc danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện ổn định trong thời gian dài và thƣờng thiếu các điều kiện kinh doanh cụ thể. Có quy trình khoa học, tránh hình thức để thu hút ý kiến của những doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp là những đối tƣợng sẽ phải thi hành văn bản quy phạm pháp luật cũng nhƣ y kiến của chuyên gia, bảo đảm quyền của ngƣời dân tham gia xây dựng pháp luật.

Thứ tƣ, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách Thƣơng mại dịch vụ đảm bảo tính thống nhất nội tại, rõ ràng về thứ bậc, chính xác, minh bạch và dễ hiểu, dễ thực hiện, có tính khả thi cao. Các luật phải có mức độ điều chỉnh chi tiết, hợp lý để sau khi đƣợc ban hành có th ể đi ngay vào cuộc sống và phát huy hiệu lực, không cần đợi nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn của chính phủ, các bộ, ngành liên quan; thực hiện nguyên tắc chỉ điều luật nào quy định rõ cần phải có hƣớng dẫn chi tiết thì mới phải chờ cơ quan có thẩm quyền ban

hành văn bản về vấn đề đó, khắc phục cơ bản và tiến tới chấm dứt tình trạng luật, pháp lệnh nào cũng phải chờ văn bản hƣớng dẫn.

Thứ năm, năng lực cạnh tranh là yếu tố giữ vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của nền kinh tế sau khi gia nhập WTO. Đây là điều kiện hàng đầu để tận dụng cơ hội vƣợt qua thách thức. Vì thách thức lớn nhất hiện nay đối với Việt Nam sau khi gia nhập WTO là sự yếu kém về năng lực cạnh tranh xét trên cả 3 cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Do vậy, việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với nguyên tắc và quy định của WTO là một trong những việc làm không thể thiếu đƣợc nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia.

Thứ sáu, đội ngũ luật sƣ Việt Nam hiện nay có khả năng tranh tong quốc tế còn rất khiêm tốn, rất khó có khả năng cạnh tranh với các luật sƣ nƣớc ngoài, đặc biệt là về khẳ năng ngoại ngữ. Theo cam kết, dịch vụ tƣ vấn pháp lý 100% vốn nƣớc ngoài sẽ đƣợc mở tại Việt Nam, một nguy cơ nữa cho ngành dịch vụ này là khả năng “chảy máu chất xám” khi mà các luật sƣ Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều chỉnh và hoàn thiện chính sách thương mại dịch vụ của Việt Nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 116)