Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều chỉnh và hoàn thiện chính sách thương mại dịch vụ của Việt Nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 42)

1.4. Kinh nghiệm điều chỉnh chính sách thƣơng mại dịch vụ của một số nƣớc

1.4.1.Kinh nghiệm của Trung Quốc

Việt Nam đã tích cự chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Sau hơn mƣời năm nỗ lực tăng tốc chuẩn bị gia nhập WTO, Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều

thành tựu quan trọng, nhƣng cũng có nhiều yếu điểm cần giải quyết. Do vậy, việc tham khảo kinh nghiệm của nƣớc ngoài về gia nhập WTO là điều kiện cần thiết, nhất là những nƣớc có nhiều điểm tƣơng đồng với Việt Nam. Trong đó, kinh nghiệm của Trung Quốc là một điển hình.

Ngày 10/11/2001, tại Doha (Thủ đô Cata), Hội nghị lần thứ 4 cấp Bộ trƣởng các nƣớc thành viên WTO đã nhất trí thông qua quyết định về việc Trung Quốc gia nhập WTO. 30 ngày sau, Trung Quốc chính thức trở thành thành viên WTO, sau 15 năm chuẩn bị. Mục tiêu của Trung Quốc khi gia nhập WTO là muốn tạo động lực tăng tốc quá trình cải cách, mở cửa, hiện đại hoá đất nƣớc. Hiện nay, là thành viên của WTO, nƣớc này cũng đang đứng trƣớc những cơ hội và thách thức không nhỏ.

Trong 15 năm chuẩn bị phấn đấu gia nhập WTO, Trung Quốc một mặt kiên trì những nguyên tắc, đồng thời đã rất linh hoạt trong đàm phán gia nhập WTO. Trung Quốc đƣa ra ba quan điểm có tính nguyên tắc là: sân chơi thƣơng mại toàn cầu sẽ không hoàn chỉnh nếu không có sự tham gia của nƣớc đang phát triển lớn nhƣ Trung Quốc; Trung Quốc cần tham gia WTO với tƣ cách là một nƣớc đang phát triển; Trung Quốc tham gia WTO với nguyên tắc cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ. Trong quá trình đàm phán, Trung Quốc luôngiữ vững nguyên tắc này, nhƣng đồng thời cũng sẵn sàng đƣa ra những nhƣợng bộ cần thiết để có đƣợc những nhƣợng bộ của đối phƣơng.

Tuy nhiên, không thể nói thành công của Trung Quốc trong việc gia nhập WTO hoàn toàn là kết quả trên đàm phán, hoặc chủ yếu là do kết quả đàm phán. Nguyên nhân sâu xa và chủ yếu đƣa tới thành công của Trung Quốc trong việc gia nhập WTO chính là những thành tựu trong cải cách, mở cửa phát triển kinh tế trong hơn 20 năm. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, một số kinh nghiệm có thể rút ra từ thực tiễn gia nhập WTO của Trung Quốc, đó là:

Về cải cách và hoàn thiện pháp luật, Trung Quốc coi việc cải cách và hoàn thiện luật pháp là nội dung quan trọng nhất trong toàn bộ tiến trình gia

nhập WTO. Tiếp đó là định ra đƣợc một lộ trình cải cách và hoàn thiện thích hợp vừa có thể đáp ứng yêu cầu của WTO vừa có thể bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của cả đất nƣớc, cũng nhƣ của doanh nghiệp nội địa. Do những quy tắc của WTO đƣợc xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc của kinh tế thị trƣờng, nên việc cải cách và hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với WTO cũng chính là đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế thị trƣờng.

Muốn đẩy nhanh tiến độ lập pháp và nâng cao chất lƣợng lập pháp, kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy cần phải thực hiện chế độ uỷ thác pháp luật, tức là ngoài việc trao quyền cho các bộ, ngành hữu quan, nên giao cho những tổ chức và cá nhân am hiểu và có trình độ pháp luật cao cùng soạn thảo. Trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật thì việc thanh lọc, sửa đổi, bổ sung các văn bản về hành chính là phức tạp nhất. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong xử lý vấn đề này là đƣa ra một số nguyên tắc nhƣ “ban ngành nào ban hành thì ban ngành đó giải quyết“ nhƣng dƣới sự điều phối của một cơ quan chức năng.

Về cải cách chính sách kinh tế vĩ mô, bài học quan trọng lớn nhất của Trung Quốc trong tiến trình gia nhập WTO chính là chủ động cải cách chính sách kinh tế vĩ mô gắn liền với cải cách thể chế. Bởi vì, theo Trung Quốc, mức độ sẵn sàng gian nhập WTO phụ thuộc rất lớn vào sự vững mạnh của thể chế kinh tế vĩ mô và “sự chuyển đổi chức năng của Chính phủ“. Nếu Chính phủ không có những động thái tích cực để thích ứng với thể chế thị trƣờng, vẫn duy trì tƣ duy, cách làm và công cụ cũ thì khó có thể chủ động đối phó với quá trình tự do hoá và hội nhập kinh tế, thậm chí còn trở thành lực cản cho tiến trình này.

Về biện pháp hạn chế những tác động tiêu cực tới các ngành kinh tế chủ chốt, Trung Quốc một mặt đẩy mạnh công cuộc cải cách cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là cải cách hệ thống tài chính - tiền tệ. Mặt khác, Trung Quốc cũng luôn cố gắng tận dụng những điều khoản tự vệ của WTO để bảo hộ một cách hợp lý những ngành trọng yếu của nền kinh tế. Những ngành nhạy cảm nhƣ

Tài chính, ngân hàng đƣợc Trung Quốc tự do hoá một cách tuần tự, với những bƣớc đi thích hợp, phù hợp với điều kiện cụ thể trong nƣớc cũng nhƣ với nguyên tắc cơ bản của WTO.

Về biện pháp hạn chế những tác động tiêu cực tới các vấn đề xã hội,

kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy, nguồn gốc trực tiếp tác động tiêu cực đến các vấn đề xã hội khi Trung Quốc gia nhập WTO là sự khác biệt trong cơ cấu việc làm và trình độ nguồn nhân lực. Việc tự do hoá di cƣ lao động và đầu tƣ mạnh mẽ cho giáo dục tại khu vực nông thôn là giải pháp cơ bản đang đƣợc áp dụng để hạn chế tác động tiêu cực tới xã hội, do việc Trung Quốc gia nhập WTO.

Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, quá trình này vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết. Để giải quyết những vấn đề còn tồn tại đó, đòi hỏi Chính phủ phải có hệ thống giải pháp đồng bộ trên nhiều khía cạnh. Trung Quốc đã gia nhập WTO và đật đƣợc nhiều thành tựu quan trọng. Những kinh nghiệm của Trung Quốc trong thực hiện gia nhập WTO là tài liệu tham khảo hữu ích cho Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO.

Quá trình gia nhập WTO của Trung Quốc cũng gặp không ít khó khăn, 14 năm không chỉ là một quá trình đàm phán gian khổ, mà còn là một quá trình giáo dục, tuyên truyền và phổ cập trong toàn quốc về quan niệm, tƣ duy WTO, về kinh tế thị trƣờng và các quy phạm quốc tế. Để làm tốt việc này, các cơ quan nghiên cứu, các trƣờng Đại học và các cơ quan hữu quan của Chính phủ Trung Quốc đã biên soạn và xuất bản hàng loạt sách, báo, tạp chí và báo cáo nghiên cứu nội bộ về WTO, đặc biệt là các báo cáo mang tính đối sách để cung cấp cho các ngành học tập và Trung ƣơng tham khảo. Một cuộc điều tra cho thấy, trƣớc khi gia nhập WTO, có tới 40% các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn chƣa rõ việc gia nhập WTO sẽ đem lại những cơ hội và thách thức gì và phải ứng phó ra sao, đặc biệt họ không hiểu sự cạnh tranh giá cả khốc liệt sẽ nảy sinh sau khi gia nhập WTO, không biết đối thủ sẽ làm gì, không biết mình

nên làm thế nào... Đó chính là nguy cơ và thách thức lớn nhất sau khi gia nhập WTO của Trung Quốc.

Theo một số học giả của Trung Quốc cho rằng kinh nghiệm để gia nhập WTO thì Chính phủ phải đi tiên phong. Những quy phạm của WTO chủ yếu nhằm vào hành vi kinh tế đối ngoại của Chính phủ các nƣớc thành viên. Đối với những nƣớc vẫn tồn tại nền kinh tế hành chính xét duyệt, kinh tế thị trƣờng chƣa hoàn thiện nhƣ Trung Quốc và Việt Nam thì phải hết sức chú ý đến các quy phạm, chế ƣớc và chuyển đổi hành vi hành chính của Chính phủ. Nếu không, sau khi gia nhập WTO, những hành vi kinh tế mậu dịch đối ngoại của chính phủ dễ trở thành đối tƣợng khiếu kiện của những thành viên khác, nhất là các nƣớc phát triển. Do vậy, trƣớc khi gia nhập WTO thì chính phủ phải gia nhập trƣớc [69; ngày 25/10/2005].

Mục đích cốt lõi của việc cải cách mở cửa ở Trung Quốc chính là thực hiện những chuyển đổi về chức năng của chính phủ, xây dựng một thể chế quản lý kinh tế phù hợp, thích ứng hơn với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trƣờng XHCN, từng bƣớc xóa bỏ hiện tƣợng chia tách theo mảng“mỗi sản phẩm do một bộ ngành quản lý, mỗi tỉnh thành nắm một khu vực kinh tế“, giải quyết các vấn đề bộ ngành hóa, cá nhân hoá và lợi ích hoá quyền lực của nhà nƣớc, nâng cao hiệu suất hành chính, tăng cƣờng tính minh bạch trong chính sách.

Để tạo đƣợc môi trƣờng cạnh tranh công bằng trƣớc và sau khi gia nhập WTO, Chính phủ Trung Quốc đã căn cứ những quy định của WTO, để hội nhập quốc tế, tiến hành chỉnh sửa nhiều bộ Luật, pháp quy nhƣ: Tiến hành sửa đổi 3 bộ Luật cơ bản và hƣớng dẫn có liên quan đến đầu tƣ trực tiếp của thƣơng mại nƣớc ngoài; thanh lọc 2.300 văn bản pháp quy liên quan đến cấp Trung ƣơng, đồng thời xây dựng cơ cấu dịch vụ xét duyệt hành chính theo mô hình“một cửa“, nhằm giải quyết vấn đề chồng chéo chức năng của Chính phủ, tăng nhanh tiến độ điều chỉnh kết cấu nền kinh tế; xây dựng một sàn giao dịch

tín dụng thuận lợi cho việc phát triển ngành tiền tệ; tích cực bồi dƣỡng đội ngũ nhân tài có tố chất tổng hợp...

1.4.2. Kinh nghiệm của một số nƣớc khác

Kinh nghiệm của Campuchia: Ngày 13/10/2004, Campuchia chính thức trở thành thành viên thứ 148 của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO). Campuchia lần đầu tiên nộp đơn gia nhập WTO là năm 1994. Để đƣợc chấp nhận làm thành viên, nƣớc này đã phải đàm phán và ký kết các hiệp định riêng với các đối tác thƣơng mại lớn, đồng thời thay đổi luật pháp và các quy chế cho phù hợp với các quy tắc của WTO.

Campuchia là một quốc gia chậm phát triển ở cả thế giới và ASEAN nhƣng lại nhanh chóng đƣợc kết nạp vào WTO sớm hơn một số quốc gia khác. Đây là điều khiến nhiều chuyên gia kinh tế ngạc nhiên. Phải chăng Campuchia đã không thận trọng trong việc đàm phán song phƣơng và đa phƣơng với các đối tác khác để đạt bằng đƣợc mục tiêu vào WTO. Trên thực tế, việc Campuchia nhanh chóng là thành viên của WTO là nhờ họ có những ƣu điểm rõ ràng nhƣ:

Khéo trong nghệ thuật đàm phán. Nhiều chuyên gia kinh tế cao cấp của ASEAN đều thừa nhận rằng, Campuchia có kỹ năng đàm phán tuyệt hảo. Phải chăng là họ có đội ngũ chuyên viên đàm phán hùng hậu? Hoàn toàn không phải. Campuchia chỉ có 4 luật gia và hai chuyên viên kinh tế là ngƣời bản địa có tri thức thực sự về WTO, số thành viên còn lại là thuê ngƣời nƣớc ngoài. Theo thể thức, trƣớc khi gia nhập WTO, các nƣớc muốn là thành viên của tổ chức này đều phải thực hiện các cuộc đàm phán đa phƣơng và song phƣơng. Ngoài đàm phán đa phƣơng với các đầu tàu kinh tế lớn thì khâu đàm phán song phƣơng cũng rất quan trọng. Quốc gia muốn trở thành thành viên của WTO đều phải làm hài lòng phía Chính phủ của các nƣớc đàm phán song phƣơng, con số này lên tới hơn 100 quốc gia. Chính vì vậy mà trong khi đàm phán thu đƣợc sự hài lòng của các đối tác là rất cần thiết.

Các chuyên viên nƣớc ngoài đƣợc chính quyền Phnômpênh thuê đều có kinh nghiệm đàm phán lâu đời nên quá trình hoạt động chuyên môn của họ diễn ra rất hiệu quả. Họ không ngần ngại mở cửa thị trƣờng cho nhiều mặt hàng vốn là thế yếu của Campuchia để hàng nƣớc ngoài xâm nhập, bù lại quốc gia này lại lấy đƣợc các Hiệp định xuất hàng vốn là thế mạnh của họ ở thị trƣờng đối tác. Quá trình đàm phán dựa trên cơ sở bình đẳng có lợi cho cả hai bên khiến Campuchia nhanh chóng tạo đƣợc niềm tin cho đối tác để gia nhập một sân chơi thƣơng mại lớn nhất thế giới.

Cạnh tranh trong khu vực. Việc không ngần ngại cải cách luật pháp và hành chính cũng là yếu tố khiến Campuchia nhanh chóng là thành viên của WTO. Theo quy định, nếu là thành viên của WTO, hàng hoá của Campuchia xuất khẩu tới các thị trƣờng khác đƣợc giảm hoặc miễn thuế. Ngoài ra, họ không bị áp dụng hạn ngạch trong xuất khẩu. Đây là cơ hội lớn để cho các doanh nghiệp nƣớc này vƣơn tầm kinh doanh ra nhiều thị trƣờng khác nhau.

Kinh nghiệm của Arập Xê ut: Mục tiêu của Arập Xê ut khi gia nhập WTO là nhằm mở rộng hơn các quan hệ giao lƣu thƣơng mại quốc tế để từ đó thực hiện chính sách đa dạng hoá các ngành kinh tế, tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào dầu lửa. Arập Xê ut cũng muốn thông qua thƣơng lƣợng với WTO để giành chỉ tiêu nâng mức hoá dầu lên 5% nhu cầu hoá dầu của thế giới, giảm thuế đánh vào các sản phẩm sản xuất trong nƣớc và huỷ bỏ thuế năng lƣợng. Nhƣng thực tế trong quá trình đàm phán mục tiêu của Arập Xê ut không đƣợc đƣa ra xem xét vì họ chỉ có thể đƣa những mục tiêu này ra đàm phán khi đã là thành viên chính thức của WTO, còn trong thời kỳ xét đơn gia nhập thì Arập Xe ut phải thực hiện những yêu cầu và điều kiện của WTO.

Yêu cầu lớn nhất của WTO đối với Arập Xê út là đất nƣớc này phải tự do hoá chính sách kinh tế của mình và phải chấp nhận đặt các chính sách kinh tế của mình dƣới sự kiểm tra chặt chẽ của WTO. Để đƣợc kết nạp, từ năm 1996 Arập Xê ut đã phải có một số cuộc đàm phán với cơ quan kiểm tra giám sát thƣơng mại thế giới tại trụ sở chính của WTO ở Giơnevơ. Các cuộc đàm

phán chủ yếu tập trung vào việc xem xét Arập Xê ut có đủ điều kiện là một nƣớc đang phát triển hay không để đƣợc kéo dài thời gian thực hiện các quy định của WTO về việc tuân thủ luật pháp quốc tế, chống phân biệt đối xử trong giải quyết các vấn đề tranh chấp thƣơng mại, và về việc điều chỉnh thuế trong lịch trình của WTO. Vào thời điểm đàm phán với WTO, 90% số hàng nhập khẩu vào Arập Xê ut phải chịu thuế 12%, một số hàng khác phải chịu thuế 20% với lý do để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nƣớc. Nhƣ vậy, để gia nhập WTO, Arập Xê ut phải thực hiện những thay đổi lớn về chính sách kinh tế theo những quy định và luật lệ của WTO.

Kinh nghiệm của Đài loan: Trong tiến trình gia nhập WTO, Đài Loan cũng gặp một số khó khăn. Đài Loan nộp đơn xin gia nhập GATT từ tháng 11 - 1990, đến tháng 9 - 1992 GATT mới thành lập tổ công tác để xem xét đơn của Đài Loan, tiếp đó Đài Loan phải trải qua nhiều vòng đàm phán với GATT trƣớc năm 1995, rồi tiếp tục với WTO từ 1995 để đƣợc kết nạp vào WTO.

Mục tiêu của Đài Loan khi xin gia nhập WTO là nhằm nhờ WTO tạo điều kiện thuận lợi cho ngoại thƣơng Đài Loan phát triển. Nền kinh tế Đài Loan dựa rất nhiều vào ngoại thƣơng, vì thế WTO đƣợ coi là có vai trò rất quan trọng đối với Đài Loan, có thể giúp Đài Loan phát triển mạnh hơn các hoạt động ngoại thƣơng và gioa lƣu kinh tế quốc tế khác. Tuy nhiên, trƣớc khi đạt đƣợc mục tiêu đó, Đài Loan phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu của WTO. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lĩnh vực dịch vụ của Đài Loan đã đƣợc mở cửa khá rộng trƣớc khia gia nhập WTO, do đó tác động của việc gia nhập WTO đối với ngành dịch vụ là không đáng kể vì đã có thời gian khá lâu để điều chỉnh cơ cấu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Năm 2002, dịch vụ chiếm 70% GDP, và đến năm 2006, khu vực này đã chiếm khoảng 73,8% GDP. Để thực hiện các cam kết mở cửa thị trƣờng và phù hợp với hệ thống thƣơng mại quốc tế, Đài Loan đã tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều chỉnh và hoàn thiện chính sách thương mại dịch vụ của Việt Nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 42)