1.2.3.2 .Văn hoá tinh thần
3.2. Truyện kể về truyền thuyết Hoa ban
Lễ hội Xên bản xên mường còn được gọi là lễ hội Hoa Ban vì lễ hội được tổ chức vào mùa hoa ban nở và cũng vì lễ hội có nguồn gốc gắn với Sự
tích Hoa Ban hay truyền thuyết Hoa Ban. Theo như truyền thuyết của người Thái Mường Lị: Nàng Ban là một cơ gái xinh đẹp nhưng bị bệnh đậu mùa, nàng không lấy chồng mà lên hang Thẳm Lé (nay thuộc xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn) sinh sống. Cuối cùng nàng đã kiệt sức ở đó, nơi nàng nằm xuống sau đó mọc lên một cây hoa mang búp trắng như búp tay người con gái và chẳng bao lâu, loài hoa ấy mọc lan ra khắp vùng Tây Bắc, và hàng năm cứ mỗi độ xuân về, hoa nở trắng núi rừng. Người ta đặt tên lồi hoa đó là hoa Ban. Hội Hoa ban là ngày vui của họ hàng, của bản, mường và là dịp cho trai gái gặp gỡ, hò hẹn nhau. Vào ngày 5/2 (âm lịch) hàng năm lễ hội Hoa Ban được tổ chức. Lễ hội Hoa ban hàm chứa ý nghĩa cầu phồn thực của cư dân nông nghiệp vùng miền núi, thể hiện nét văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Thái với tâm nguyện thỉnh bái “Then” - vị thần tối cao trong hàng ngũ thánh thần theo quan niệm của người Thái; thỉnh bái “nàng Ban” - một nữ nhân vật huyền thoại biểu thị cho sự trinh trắng của người thiếu nữ Thái và tình u đơi lứa thuỷ chung; thỉnh bái ma trời, ma mường, ma núi, ma sông… phù hộ cho mưa thuận gió hồ, mùa màng tươi tốt, vạn vật đơm hoa, kết trái, cho lứa đôi hạnh phúc và phù hộ cho cuộc sống của dân bản luôn đầm ấm, yên vui.
Còn trong cuốn Lễ hội truyền thống Việt Nam cũng có truyền thuyết nói về lồi hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, truyền thuyết của người Thái kể rằng: Thuở ấy, có một chàng trai tên là Khum đem lịng u cơ gái tên là Ban. Khum vừa giỏi làm nương, lại có tài săn bắn. Ban thì khéo tay dệt vải lại có giọng hát làm say đắm nhiều chàng trai. Thế nhưng, cha nàng Ban vì ham giàu nên đã đem gả nàng cho con trai nhà tạo mường, vốn là một thanh niên lười nhác, lại có tật gù lưng. Mặc cho cô gái hết lời van xin, người cha vẫn không từ bỏ ý định, và ông đã bàn bạc cùng với nhà tạo mường sửa soạn làm
lễ cưới cho hai người. Trong bước đường cùng, nàng Ban đã chạy sang bản của Khum gặp chàng để cầu cứu. Nhưng chẳng may khi đến nhà Khum, thì được tin chàng đã theo cha đi mua trâu ở bản xa. Nàng bèn lấy chiếc khăn piêu của mình, buộc vào nơi cầu thang nhà người rồi bươn bả đi tìm chàng. Nàng đi hết núi này, rừng khác, gọi tên người yêu đến khản cả giọng, nhưng chàng ở xa nào có nghe thấy. Cuối cùng kiệt sức nàng ngã gục sau khi vượt qua một dãy núi cao. Nơi nàng nằm xuống sau đó mọc lên một cây hoa mang búp trắng như búp tay người con gái. Và chẳng bao lâu, loài hoa ấy mọc lan ra khắp núi rừng Tây Bắc, và hằng năm cứ mỗi độ xuân về, hoa nở trắng như bơng. Người ta đặt tên lồi hoa đó là hoa ban.
Về phần Khum, sau khi về đến nhà, thấy chiếc khăn piêu của người yêu vắt nơi cầu thang, biết là có chuyện chẳng lành, bèn vội vã đi tìm nàng. Dị hỏi bà con bên bản người yêu, Khum biết được là nàng đã bỏ nhà ra đi, cịn đi đâu thì khơng rõ. Thế là chàng trai lên đường đi tìm người yêu, đi mãi hết mường này, bản khác mà vẫn khơng tìm thấy bóng người yêu. Cuối cùng, chàng kiệt sức, ngã xuống. Sau khi chết, chàng hoá thành con chim sống lẻ loi trong rừng, và cứ đến mùa hoa ban nở, lại hót vang như tiếng gọi người yêu tha thiết từ năm nào.
Trong số các truyện kể về truyền thuyết hoa ban sử dụng để làm tư liệu nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có một số đặc điểm như sau: hầu hết các truyện đều được kể rất ngắn gọn, đây là hệ quả tất yếu cho đặc trưng truyền miệng của văn học dân gian, kéo theo đó là các dị bản trong mỗi câu chuyện. Truyền kể thứ nhất, tên Ban được đặt luôn làm tên nhân vật - sau đó giải thích về nguồn gốc của lồi hoa - cùng với tên gọi của cô gái. Ở câu chuyện thứ hai, nhân vật nữ có tên gọi cụ thể, chàng trai cũng có tên cụ thể, câu chuyện được triển khai tuy ngắn gọn nhưng đã xây dựng thêm những tình tiết, những sự việc mới, đặc biệt là sự sáng tạo ở phần kết thúc câu chuyện. Chúng tơi nhận thấy mơ hình kết cấu cốt truyện diễn biến như sau: giới thiệu cảnh ngộ nhân vật -> nhân vật gặp thử thách (bị ngăn trở, rẽ duyên) -> kết thúc (một
hoặc cả hai đều chết). Có thể nói, cách kết thúc này là cách kết thúc mở mà chúng ta vẫn hay gặp trong truyền thuyết, nhân vật chính phải chết nhưng lại hố thành lồi hoa bất tử để sống mãi với đời sau. Điều này phản ảnh nhu cầu trở về cội nguồn tự nhiên xa xưa, để khẳng định nguồn gốc của hiện tượng và bản sắc văn hoá của mỗi tộc người.
Về nhân vật trong truyện, ta nhận thấy có nhân vật chính diện lẫn nhân vật phản diện, cụ thể ở đây, nhân vật chính diện là chàng trai, cơ gái, còn nhân vật phản diện là bố cơ gái. Chàng trai là người được khắc hoạ tính cách rõ nét hơn hẳn: đó là hình ảnh của những chàng trai thủy chung, luôn đấu tranh cho lẽ phải, cho tình yêu. Bên cạnh hệ thống nhân vật đại diện cho chính nghĩa là chàng trai Khum thì nàng Ban xây dựng hình ảnh những người phụ nữ thủy chung, son sắt trong tình yêu, mặc dù bị ép gả nhưng nàng nhất quyết không chấp nhận mà đi tìm người u, khi khơng tìm được, nàng thà chết chứ nhất định không chịu bị ép duyên, nàng chết để giữ gìn phẩm giá, chết để giữ sự trinh tiết cho bản thân.
Về motif, đặt truyện Hoa ban của người Thái vào các truyện tương
đương của các dân tộc khác ở Việt Nam và trong tuyến chung của kiểu truyện cố tích sinh hoạt chúng ta có cơ sở để khẳng định về sự cũng có mặt của motif hố thân. Chết đối với nhân vật khơng phải là sự kết thúc mãi mãi mà là một dạng thức khác của cuộc sống.
Motif hoá thân: Theo từ nguyên, hoá nghĩa là thay đổi thành cái khác hoá thân là sự biến hoá của thần thánh thành người hay vật khác. Sự hoá thân theo nghĩa trên giống sự biến hoá của các nhân vật trong thần thoại có khả năng biến hố từ dạng này sang dạng khác: thần biến hoá thành người trần, thành con vật, cây cối…và từ dạng đó lại biến hố trở lại thành thần. Sự biến hoá trong thần thoại thể hiện năng lực siêu tự nhiên, kết quả của tư duy thần linh chủ nghĩa và niềm tin vào mối quan hệ qua lại giữa thần linh, con người và vạn vật. Tuy nhiên, sự biến hoá trong thần thoại khác với sự biến hoá trong truyện kể. Trong truyện kể, sự hoá thân của nhân vật từ người sang dạng khác
không bắt nguồn tự năng lực siêu nhiên tự thân của nhân vật mà là kết quả nhân vật nhận lấy từ một tác nhân bên ngồi. Sự hố thân của nhân vật thường xuất hiện ở cuối truyện gắn với cách giải thích về số phận nhân vật của các tác giả dân gian, kết thúc truyện nhân vật bị biến thành các dạng khác như : thành cây, thành con vật, vật thể, thần linh. Sự hoá thân này là kết quả của những chuỗi hành động của nhân vật trước đó, gắn với cách lí giải kết thúc số phận nhân vật. Sự đa dạng về chức năng gắn với sự khác nhau về kiểu chủ thể hố thân, motif hố thân khơng chỉ đóng vai trị chức năng trừng phạt đối với nhân vật đối thủ của nhân vật chính (nhân vật gây hại hay nhân vật ác) mà đó cịn có thể là sự hố giải bi kịch của con người trong cuộc sống, do vậy mà motif hoá thân rất giàu ý nghĩa nhân sinh, gửi gắm những cái nhìn khác nhau về cuốc sống. Đó có thể là giấc mơ về cái thiện luôn chiến thắng, cái ác bị trừng phạt, nhưng cũng có thể là nỗi khắc khoải về những mất mát, bi kịch của con người hay khát vọng đầy nhân văn hoá giải bi kịch của con người.
Như vậy, motif hoá thân là motif xuất hiện ở phần cuối truyện trong một số truyện cổ tích của người Việt trong đó nhân vật biến hố thành các dạng khác như con vật, đồ vật, vật thể, thần linh…Sự biến hoá hay hoá thân này là câu trả lời cho số phận của nhân vật, thường là kết quả của chuỗi hành động của nhân vật hay bi kịch cuộc đời của nhân vật. Chẳng hạn trong Sự tích
con khỉ, vợ chồng nhà giàu bị thần trừng phạt biến thành con khỉ, hay Sự tích đá Vọng Phu kết thúc bằn việc người vợ đứng ngóng trơng chồng đến hố đá,
Ở truyện Người đàn bà hoá thành con muỗi, người đàn bà phụ bạc chồng đã bị Đức Phật biến thành con muỗi. Ở Truyện Trầu cau, ba nhân vật kết thúc
bằng cái chết, người anh hoá thành cây cau, người em hoá thành tảng đá, người vợ hoá thành dây leo là kết quả của bi kịch gia đình trong thời kỳ quá độ từ hôn nhân quần hôn sang hôn nhân cá thể một vợ một chồng.
Trong các truyện kể về hoa ban, mặc dù có các dị bản nhưng truyện đều kết thúc bằng việc nàng Ban chết hố thành một lồi hoa, và người ta lấy tên của nàng để đặt tên cho lồi hoa đó. Đây là motif người hoá thân thành cây, ý
nghĩa của chi tiết này phản ánh bi kịch của con người, đi kèm với nó là chức năng giải thích các phong tục gắn với lồi hoa mà nàng Ban hố thành.