Trong cơng trình nghiên cứu Văn hóa Thái Việt Nam, nhà nghiên cứu
Cầm Trọng và Phan Hữu Dật đã khẳng định “Trải qua hàng ngàn năm lịch sử đến nay văn hóa Thái vẫn có bản sắc riêng. Bản sắc ấy là sự kết hợp hài hòa giữa tư chất của nó với các yếu tố tiếp thu chọn lọc những nét văn hóa của nhiều cộng đồng tộc người khác. Và khi hai mặt đó quện thành bản sắc thì văn hóa của dân tộc này biến đổi trong lòng lịch sử phát triển của dân tộc mình và đất nước. Mặt khác, trong q trình đó, văn hóa Thái ln phát tiết và xâm nhập trở vào thành các bản sắc của nhiều dân tộc” [71 tr.16 - 17]. Rõ ràng văn hóa Thái chính là văn hóa ban đầu của tộc người đã được làm giàu thêm bởi sự kết hợp, tiếp xúc với các tộc người khác.
Nền kinh tế chủ yếu của người Thái là nền kinh tế nông nghiệp. Người Thái đã sớm biết tận dụng yếu tố nước và đất để khai khẩn đất đai làm ruộng, mở rộng diện tích canh tác trên các cánh đồng lớn nhỏ ở các thung lũng, lòng
chảo hoặc ở ven các con sông, con suối. Qua nhiều thế hệ kiến tạo, người Thái đã có kinh nghiệm thâm canh lúa nước. Họ cũng xác định được bốn yếu tố của nghề trồng lúa, đó là: nước, phân, cần, giống. Họ biết xây dựng hệ thống tưới tiêu độc đáo, bao gồm bốn yếu tố: “mương, phai, lái, lin” thích hợp với địa thế của ruộng nước. Ngoài kinh tế lúa nước, người Thái còn biết làm nương rẫy, trồng rau, trồng củ, quả dùng làm thức ăn và cung cấp những nhu yếu phẩm cần thiết như quần áo, chăn màn, đệm… để đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Họ cũng làm thêm những nghề phụ khác như nghề dệt vải, đan lát… Cuộc sống của những cư dân Thái chủ yếu là tự cấp, tự túc. Con người sống dựa vào rừng, sơng, suối bởi đó là nơi cung cấp nhiều nguồn lương thực, thực phẩm bổ sung cho bữa ăn, làm phong phú thêm đời sống vật chất.
Theo truyền thống, người Thái ở nhà sàn “nhà có gác sàn có cột” (hươn
mi hạn quản mi xau). Nhà sàn của người Thái được xây dựng bởi vật liệu là các
cây thân gỗ và cây có gióng (tre, vầu, nứa… ), lợp bằng cỏ tranh. Trước đây, nhìn vào cấu trúc mái, người ta có thể phân biệt được kiểu nhà của từng địa phương “nhà sàn của người Thái Đen ở Sơn La thì có mái “vòm khum mai rùa” và thường đặt ở hai đầu đốc một trang trí bằng gỗ được qt vơi trắng tựa như hai đôi sừng gọi là khau cút” [62, tr.57]. Nhà sàn của người Thái Trắng
“có bốn mái thẳng và gấp góc” [62, tr.57]. Nhà sàn không những là đơn vị không gian chứa đựng tế bào của xã hội “chua hươn” mà cịn là khơng gian chứa đựng văn hóa tâm linh của người Thái. Hiện nay, tuy người Thái đã cải tiến và thay đổi khá nhiều về kiến trúc nhà ở của mình nhưng họ vẫn lưu giữ được những nét độc đáo riêng của dân tộc mình về văn hóa nhà sàn.
Cơ cấu bữa ăn của người Thái chủ yếu là cơm - cá “cơm là cơm nếp đồ, cá là cá nướng” [45, tr.32 - 35].Ngoài cơm nếp và cá đồ, người Thái còn thường xuyên sử dụng các loại thức ăn từ thiên nhiên khác như rau, đậu, thịt trâu, thịt nhái, ếch… Ngày nay người Thái đã có thói quen ăn gạo tẻ nhưng họ luôn xem gạo nếp và cá là thứ lương thực cội nguồn và xem đó là hiện tượng đặc trưng của văn hóa tộc người.
Trang phục của người Thái cũng thể hiện những bản sắc văn hóa độc đáo “trang phục của họ phân biệt theo giới tính; phân biệt y trang thường ngày với lễ phục; trang phục mặc khi chết và lúc để tang, trang phục mặc lúc đi làm ngoài đồng, nương, rừng với khi ở nhà; trang phục mặc mùa nóng bức với tháng đông giá lạnh trong năm. Và phân biệt hai độ tuổi: chưa thành niên với khi đã trưởng thành” [62, tr.72]. Trang phục của nam giới thường mặc quần may theo kiểu “chân què”, không dùng dải rút mà khâu cạp để thắt dây lưng, áo có hai kiểu để mặc thường ngày và lễ phục. Nữ giới thường mặc váy khâu liền, khi mặc có hai cách gấp đầu váy: một là, theo cách gập đôi bên, hai là mặc theo kiểu “thắt cộm”. Áo của phụ nữ đa dạng về màu sắc và hình vẽ. Trong sinh hoạt thường ngày, phụ nữ Thái thường mặc áo tên là cỏm (áo cỏm) có sự phân biệt giữa hai nhóm Thái Đen và Thái Trắng. Áo của nhóm
Thái Đen thì dải viền hai vạt (ở cửa áo) để cài cúc khơng liền với cổ áo, trong khi áo của nhóm Thái Trắng thì cổ và đường viền đó liền một dải” [62, tr. 74]. Xã hội Thái trước cách mạng tháng Tám là xã hội thuộc thời kỳ đầu của chế độ phong kiến còn nhiều tàn dư của chế độ trước đó. Bộ máy cai trị gồm Chẩu Mường, Phìa, Tạo và những người cầm đầu các lãnh chúa phong kiến. Đứng đầu mường là Chẩu Mường, đứng đầu bản là Tạo Bản. Mường là lãnh địa cát cứ của Chẩu Mường, có bộ máy cai trị hồn chỉnh về nội chính, quân sự và ngoại giao. Dưới Chẩu Mường, các lãnh chúa phong kiến cai trị ở mỗi vùng theo luật chung cổ truyền. Xã hội Thái có hai tầng lớp chính: quý tộc quan lại và dân “gánh vác” hay “cuông, nhuốc, pua pai”. Quan hệ giữa hai tầng lớp trên theo hệ thống khép kín từ trên xuống dưới. Bọn quý tộc quan lại thống trị ln tìm mọi cách biện minh cho hành động của mình là dựa vào “luật đới xơ” (luật đời xưa) nào đó, tự mệnh danh là thay mặt “then” để trị dân. Trong xã hội Thái còn tồn tại hệ thống Mo Chang từ mường xuống bản - đó là hệ thống cai trị phần hồn của người Thái. Cao nhất là Mo Mường (Mo lớn), dưới Mo Mường là các Mo nhỏ, Mo bản. Những Mo này là cầu nối giữa tầng lớp quý tộc quan lại với dân, gắn bó với đời sống nhân dân, thuộc lịng
và lưu giữ nhiều vốn văn hóa dân gian cổ truyền. Quan hệ gia đình và hơn nhân của người Thái có nhiều nét độc đáo, khác lạ mang đặc trưng riêng của tộc người. Ở vùng Thái trước đây tồn tại chế độ đại gia đình: Ơng, bà, cha mẹ, con cháu sống chung trong một nhà sàn rộng lớn. Người đứng đầu gia đình có nhiệm vụ điều khiển mọi công việc về mặt kinh tế, đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng, ma chay, cưới xin và thay mặt gia đình trước bản mường. Các thành viên thường sống hịa thuận, con cái, cháu chắt được chăm sóc chung. Quan hệ họ hàng giữa các gia đình người Thái cũng rất độc đáo và phức tạp. Theo tập tục của người Thái, các mối quan hệ đó tự nó phân thành quan hệ ba họ:
ải noọng, nhinh xao, lung ta. Tính chất phức tạp của xã hội còn thể hiện ở tục
lệ cưới xin và nghi lễ ma chay, cúng tế khá nặng nề. Việc dựng vợ gả chồng, ma chay, cúng tế được quy định bằng những luật lệ chặt chẽ và phức tạp. Có những luật bất thành văn nhưng ai cũng phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt, nếu sai sẽ bị xã hội lên án hoặc không chấp nhận.