Chƣơng 2 : Khảo sát biểu tƣợng khèn trong dân ca Mông
2.3. Thống kê tần số xuất hiện của các hình thức biểu hiện của biểu tượng
tƣợng khèn trong dân ca Mông
Khi bàn về biểu tượng, có một triết gia cho rằng: Nói chung biểu tượng là sự vật bên ngoài, một dẫn liệu trực tiếp nói thẳng với trực giác chúng ta. Tuy vậy, sự vật này không phải được lựa chọn và được chấp nhận như nó tồn tại trong thực tế vì bản thân nó. Trái lại, nó được chấp nhận với một nghĩa rộng lớn và khái quát hơn nhiều. Do đó, phải phân biệt ở trong biểu tượng hai yếu tố “ nghĩa” và “sự biểu hiện”. Ý nghĩa à sự gắn liền với một biểu tượng hay một sự vật dù cho nội dung biểu hiện này hay của sự vật này là cái gì. Còn sự biểu hiện là một tồn tại cảm quan, hay một hình ảnh nào đó. Như vậy, với ý kiến trên, có thể thấy sự phân biệt về mặt nghĩa và dạng biểu hiện của biểu tượng đã được chỉ ra khá rõ ràng. Hiểu một cách đơn giản, nghĩa của biểu tượng chính là nội dung mà biểu tượng đó biểu trưng. Còn sự biểu hiện của biểu tượng chính là sự thể hiện của nó ra bên ngoài với những hình ảnh cụ thể khác nhau.
Biểu tượng khèn trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Mông là một biểu tượng thuộc về đồ vật. Nhưng trong dân ca Mông, biểu tượng khèn là một biểu tượng ngôn từ, nó tồn tại dưới dạng một hệ thống bao gồm nhiều hình thức biểu hiện khác nhau. Hệ thống này bao gồm: cây khèn, bài khèn, chiếc khèn... Mỗi hình thức biểu hiện này có khả năng biểu trưng nhiều ý nghĩa, và có khả năng iên thông với nhay để biểu trưng cùng một hướng nghĩa. Muốn thống kê được tần số xuất hiện của các hình thức biểu hiện và các hướng nghĩa, trước hết cần phải xác định được các hình thức biểu hiện của biểu tượng khèn trong những tình huống cụ thể.
2.3.1. Bảng th ng kê
Qua quá trình khảo sát biểu tượng khèn trong dân ca Mông, chúng tôi có được các hình thức biểu hiện của biểu tượng khèn như sau:
Bảng 2.3. Bảng thống kê các hình thức biểu hiện của biểu tƣợng khèn trong dân ca Mông
Các hình thức biểu hiện Khèn Đối tượng sử dụng Bộ phận của khèn Các dạng tồn tại
của âm thanh/ âm vực Phương thức sử dụng
Khèn Cây khèn Cái khèn Chiếc khèn Hoa khèn Gầu khèn Thầy khèn Thợ khèn Bầu khèn Lỗ khèn Bài khèn Tiến g khèn Đám khèn Ngón khèn Nhảy khèn Múa khèn Thổi khèn Nghe khèn Tài liệu [44]; [57]; [82] [43]; [44] [55] [44]; [55]; [57]; [44] [44] [55]; [57]; [44] [68] [42] [41]; [42]; [43]; [57] [55]; [57] [68]; [42] [43]; [44] [55] [55]; [57] [55]; [57] [44] Tần số 9 6 2 11 7 132 77 3 1 1 23 18 1 2 1 4 4 1 Tổng 167 80 2 44 10
2.3.2. Biểu đồ
Từ những số liệu thống kê trong bảng 2.3, chúng tôi đi đến mô tả qua hệ thống biểu đồ như sau:
Hình 2.5. Biểu đồ hình cột thể hiện tần số xuất hiện các hình thức biểu hiện của biểu tƣợng khèn trong dân ca Mông
2.3.3. Nh n xét
Từ những số liệu trong bảng thống kê và từ việc mô tả tần số xuất hiện ứng với tỉ lệ % của các hình thức biểu hiện của biểu tượng khèn, chúng tôi đi đến những nhận xét sau:
* Nhìn vào bảng 2.3 có thể thấy:
Biểu tượng khèn xuất hiện 303 lần trong dân ca Mông và được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc mô tả, phân tích, chúng tôi sẽ nhóm các hình thức nhỏ có cùng một nghĩa vào một nhóm. Như vậy, dù được biểu hiện dưới nhiều hình thức nhỏ lẻ khác nhau, nhưng về cơ bản, biểu tượng khèn biểu hiện dưới những hình thức thuộc năm nhóm lớn sau: khèn, đối tượng sử dụng, phương thức sử dụng, các bộ phận, các dạng tồn tại của âm thanh/ âm vực. Trong những nhóm này, hình thức biểu hiện có tần số xuất hiện cao nhất là khèn với 165 lần xuất hiện, chiểm tỉ lệ 54,81%. Hình thức biểu hiện có tần số xuất hiện thấp nhất là các bộ phận của khèn với 2 lần xuất hiện, chiếm tỉ lệ 0,66%.
Sau khi có được số liệu và biểu đồ, chúng tôi mô tả cụ thể các nhóm hình thức biểu hiện của biểu tượng khèn như sau:
- Thứ nhất, nhóm hình thức biểu hiện là khèn. Nhóm này bao gồm các hình thức biểu hiện nhỏ hơn như gầu khèn, hoa khèn, cây khèn, cái khèn, chiếc khèn với 167 lần xuất hiện, chiếm 54,11% trên tổng số. Các hình thức này xuất hiện trong các tài liệu số [43], [44], [55], [57], [82]. Cụ thể: Gầu khèn có tần số xuất hiện cao nhất là 132 lần, chiếm tỉ lệ 43, 56% trên tổng số 100% so với các hình thức biểu hiện cùng nhóm và khác nhóm. Hình thức này xuất hiện trong tư iệu [44]. Chiếc khèn có tần số xuất hiện cao thứ hai là 11 lần, chiếm tỉ lệ 3, 63% trên tổng số 100% so với các hình thức biểu hiện cùng nhóm và khác nhóm. Hình thức này xuất hiện trong tư iệu số [44], [55], và
ba với 9 lần xuất hiện, chiếm tỉ lệ 2,7% trên tổng số 100% so với các hình thức biểu hiện cùn nhóm và khác nhóm. Hình thức này xuất hiện trong các tư liệu số [44], [57], [82]. Hoa khèn có tần số xuất hiện là 7 lần, chiếm tỉ lệ 2,31% trên tổng số 100% so với các hình thức biểu hiện cùng nhóm và khác nhóm. Hình thức hoa khèn xuất hiện trong tư iệu [44]. Cây khèn có tần số xuất hiện là 6 lần, chiếm tỉ lệ 1,98% trên tổng số 100% so với các hình thức biểu hiện cùng nhóm và khác nhóm. Hình thức này xuất hiện ở các tài liệu [43], [44]. Cái khèn có tần số xuất hiện thấp nhất là 2 lần, chiếm tỉ lệ 0,66% trên tổng số 100% so với các hình thức biểu hiện cùng nhóm và khác nhóm. Hình thức này xuất hiện ở tư liệu [46].
- Thứ hai, nhóm hình thức biểu hiện gắn với đối tượng sử dụng. Nhóm này gồm có thầy khèn, thợ khèn với 80 lần xuất hiện, chiếm tỉ lệ 26,4% so với các nhóm khác. Cụ thể: Thầy khèn có tần số xuất hiện là 77 lần, chiếm tỉ lệ 25,41% trên tổng số 100% so với các hình thức biểu hiện cùng nhóm và khác nhóm. Hình thức này xuất hiện trong tư iệu [55] và [57]. Thợ khèn có tần số xuất hiện là 3 lần, chiếm tỉ lệ 0,99% trên tổng số 100% so với các hình thức biểu hiện cùng nhóm và khác nhóm. Hình thức này xuất hiện trong tư iệu [44].
- Thứ ba, nhóm gắn với các bộ phận của biểu tượng khèn gồm có hai hình thức là bầu khèn và lỗ khèn với tổng số lần xuất hiện là 2, chiếm tỉ lệ 0,66% so với các nhóm khác. Cụ thể: Bầu khèn có tần số xuất hiện là 1 lần, chiếm tỉ lệ 0,33% trên tổng số 100% so với các hình thức biểu hiện cùng nhóm và khác nhóm. Hình thức này xuất hiện trong tư iệu [68]. Lỗ khèn có tần số xuất hiện là 1 lần, chiếm tỉ lệ 0,33% trên tổng số 100% so với các hình thức biểu hiện cùng nhóm và khác nhóm. Hình thức này xuất hiện trong tư iệu [42].
- Thứ tư, nhóm gắn với các dạng tồn tại của âm thanh/ âm vực gồm các hình thức nhỏ hơn như bài khèn, tiếng khèn, đám khèn, ngón khèn với số lần
xuất hiện là 44 lần, chiếm 14,52% so với các nhóm khác. Cụ thể: Bài khèn có tần số xuất hiện là 23 lần, chiếm tỉ lệ 7,59% trên tổng số 100% so với các hình thức biểu hiện cùng nhóm và khác nhóm. Hình thức này xuất hiện trong tư iệu [41], [42], [43], [57]. Tiếng khèn có tần số xuất hiện là 18 lần, chiếm tỉ lệ 5,94% trên tổng số 100% so với các hình thức biểu hiện cùng nhóm và khác nhóm. Hình thức này xuất hiện trong tư iệu [55], [57], [68]. Đám khèn có tần số xuất hiện là 1 lần, chiếm tỉ lệ 0,33% trên tổng số 100% so với các hình thức biểu hiện cùng nhóm và khác nhóm. Hình thức này xuất hiện trong tư iệu [42]. Ngón khèn có tần số xuất hiện là 2 lần, chiếm tỉ lệ 0,66% trên tổng số 100% so với các hình thức biểu hiện cùng nhóm và khác nhóm. Hình thức này xuất hiện trong tư iệu [43], [44].
- Thứ năm, nhóm hình thức gắn với các phương thức sử dụng, động tác trong quá trình sử dụng gồm có nhảy khèn, múa khèn, thổi khèn, nghe khèn với 10 lần xuất hiện, chiếm tỉ lệ 3,3% so với các nhóm khác. Cụ thể: Nhảy khèn có tần số xuất hiện là 1 lần, chiếm tỉ lệ 0,33% trên tổng số 100% so với các hình thức biểu hiện cùng nhóm và khác nhóm. Hình thức này xuất hiện trong tư iệu [55]. Múa khèn có tần số xuất hiện là 4 lần, chiếm tỉ lệ 1,32% trên tổng số 100% so với các hình thức biểu hiện cùng nhóm và khác nhóm. Hình thức này xuất hiện trong tư iệu [55], [57]. Về thực tế, tuy ở phương diện ngôn ngữ thì nhảy khèn và múa khèn à khác nhau nhưng xét về bản chất thì cả nhảy khèn và múa khèn à hai động tác giống nhau, đều có nghĩa trình diễn khèn. Thổi khèn có tần số xuất hiện là 4 lần, chiếm tỉ lệ 1,32% trên tổng số 100% so với các hình thức biểu hiện cùng nhóm và khác nhóm. Hình thức này xuất hiện trong tư iệu [55], [57]. Nghe khèn có tần số xuất hiện là 1 lần, chiếm tỉ lệ 0,33% trên tổng số 100% so với các hình thức biểu hiện cùng
* Từ những mô tả cụ thể, chi tiết phía trên, có thể thấy rằng biểu tượng khèn, ở những trường hợp khác nhau được biểu hiện dưới những hình thức khác nhau. Mỗi hình thức biểu hiện sẽ có những nghĩa khác nhau.
- Với nhóm hình thức biểu hiện là khèn, có thể thấy, ý nghĩa chung à chỉ biểu tượng khèn. Trong những hoàn cảnh khác nhau, nghĩa này được thể hiện dưới những hình thức khác nhau gắn với những sắc thái nghĩa khác nhau. Tiêu biểu nhất là hình thức biểu hiện của biểu tượng khèn dưới dạng ngôn ngữ: gầu khèn và chiếc khèn, cái khèn. Hình thức gầu khèn, thực chất ý nghĩa vẫn chỉ à nói đến cái khèn trong đời sống thường ngày của người Mông. Thế nhưng, với một số ngành Mông sinh sống ở những địa vực khác nhau thì cách gọi tên có phần khác nhau. Ở đây, tên gọi gầu khèn thường được dùng để biểu hiện biểu tượng khèn trong các nghi lễ tang ma. Nghĩa à, với một số ngành Mông, trong tang ma, biểu tượng khèn được gọi là gầu khèn. Tuy nhiên, cần thấy rằng, trong dân ca Mông, gầu khèn không bao giờ đứng một mình mà ngược lại, nó thường tồn tại dưới dạng kết hợp với đrâu trống. Điều này có căn nguyên từ những quan niệm riêng của người Mông trong nghi lễ tang ma. Thực chất, cách gọi biểu tượng khèn là gầu khèn thay cho cái khèn, hoặc chiếc khèn trong tang ma của người Mông là thể hiện sự tôn trọng của cộng đồng người Mông với biểu tượng nói chung. Có được điều này có lẽ là do vị trí và tầm quan trọng của biểu tượng khèn trong đời sống tín ngưỡng của người Mông nói chung.
Những hình thức như cây khèn, cái khèn, chiếc khèn xuất hiện trong dân ca Mông, thực chất vẫn mang nghĩa gọi tên chung cho biểu tượng khèn. Trong những ngữ cảnh khác nhau, những hình thức này sẽ tồn tại gắn với ý nghĩa biểu trưng khác nhau. Tuy nhiên, nếu so sánh với gầu khèn, có thể thấy rằng những hình thức biểu hiện này gắn bó chủ yếu với đời sống thường ngày của người Mông. Trong nghi lễ tang ma, với lòng kính trọng, người Mông
không bao giờ gọi là chiếc khèn, cái khèn. Nhưng giữa cuộc sống bình dị, gần gũi, và với tâm hồn bình dị, chất phác, tùy theo những hoàn cảnh khác nhau mà người Mông gọi là chiếc khèn hay cái khèn.
- Về nhóm hình thức biểu hiện của biểu tượng khèn gắn với đối tượng sử dụng, có thể thấy chủ yếu à hai đối tượng thầy khèn và thợ khèn. Có thể dễ dàng nhận thấy, khèn được sử dụng rất nhiều trong đời sống thường ngày của người Mông. Đã là con trai Mông thì bất cứ ai cũng biết thổi khèn, bất cứ ai cũng biết đến khèn. Trong dân ca Mông, điều này đã được mặc định bằng việc phụ nữ không bao giờ cầm đến cây khèn, không bao giờ thổi khèn. Nói đến khèn à người ta sẽ nghĩ ngay đến những chàng trai, những người đàn ông khỏe mạnh, cường tráng với tâm hồn chất phác, yêu đời. Tuy vậy, trong quá trình khảo sát dân ca Mông, chúng tôi nhận thấy rằng có hai đối tượng thường được nhắc đến gắn với biểu tượng khèn. Đó à thầy khèn, thợ khèn. Trước hết, thầy khèn và thợ khèn là những người đàn ông. Nhưng không phải bất cứ người đàn ông nào cũng có thể trở thành thầy khèn, thợ khèn. Người Mông truyền cho nhau cách làm ra những cây khèn đẹp, truyền cho nhau những điệu khèn hay nhưng không phải ai cũng có thể thổi được những bài khèn khó sao cho hấp dẫn, sao cho bền sức. Bởi, khèn có cả một hệ thống bài, bài khèn mở đầu bao giờ cũng được gọi là bài khèn gốc, hoặc bài mở đầu. Nếu muốn học khèn thì phải học được bài khèn gốc, sau đó mới có thể học những bài tiếp theo. Chỉ có những người thực sự tâm huyết, chăm chỉ luyện tập thì mời có thể thổi khèn hay, múa khèn giỏi và được cộng đồng kính nể. Trong dân ca Mông, cụ thể ở những tư iệu mà chúng tôi đã khảo sát được, thầy khèn chủ yếu xuất hiện trong nghi lễ tang ma, và tất nhiên có gắn với biểu tượng khèn. Thầy khèn trong ngữ cảnh này, trước hết phải à người thuộc nhiều bài khèn. Bởi trong nghi lễ tang ma, người Mông có rất nhiều bài khèn trong từng giai đoạn khác nhau. Sau nữa, thầy khèn còn phải à người có sức khỏe bởi yếu tố
nữa, trong đám tang, thầy khèn thường phải thổi và múa những bài khèn không chỉ khó mà còn rất dài: “Ta được thấy thầy khèn thầy tr ng/ Múa khèn chín ngày giữa nhà” [55, tr.364]. Vai trò của thầy khèn trong đám tang quan trọng tới mức, trước khi chết, người Mông xưa thường lựa chọn trước cho mình một chiếc trống và một thầy khèn; để khi qua đời, chính thầy khèn đó sẽ thổi những điệu khèn tang lễ, đưa inh hồn về thế giới bên kia. Như vậy, có thể thấy, trong đời sống tinh thần của người Mông nói chung, thầy khèn là người được cả cộng đồng kính nể, tôn trọng vì tài năng. Trong dân ca Mông, sự tôn kính ấy được thể hiện một cách rõ nét qua chức năng trung gian của thầy khèn có gắn với biểu tượng khèn trong nghi lễ tang ma.
- Nhóm hình thức biểu hiện các bộ phận của khèn có số ượng rất ít, chỉ chiếm 2 trên tổng số 303 lần. Với số lần xuất hiện thấp như vậy, các hình thức này biểu hiện những hướng nghĩa không phổ biến trong đời sống văn hóa tinh thần của Mông. Bởi như đã biết, khèn là sự cộng gộp của nhiều phần nhỏ với nhau. Mỗi phần nhỏ khi đứng một mình thì không có nghĩa, giá trị sử dụng nhưng khi kết hợp với nhau trong một chỉnh thể là cây khèn thì mỗi bộ phận lại đóng một vai trò không nhỏ. Trong dân ca Mông, sự tồn tại của những bộ phận riêng lẻ chủ yếu biểu hiện sự tan vỡ, gãy vụn của tình yêu lứa đôi: “n ư ng trúc gãy ở ngay bầu khèn” [81, tr.741]. Thực tế, trong cuộc sống hàng ngày, con người nói chung thường rất sợ sự tan vỡ, chia lìa, nhất là trong tình yêu đôi ứa. Bởi thế, trong dân ca của người Mông thường rất hạn chế nhắc đến các bộ phận riêng biệt của cây khèn.
- Nhóm hình thức biểu hiện các dạng tồn tại của âm thanh/ âm vực có bốn hình thức nhỏ, trong đó, hình thức tồn tại bài khèn có số lần cao nhất là 23