6. Cấu trúc của luận văn
1.3. Dân ca và biểu tượng khèn trong đời sống văn hóa Mông
1.3.1. Dân ca Mông
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, trong đó dân tộc Mông là một thành viên quan trọng trong cộng đồng anh em các dân tộc thiểu số. Cùng với chiều dài lịch sử, dân tộc Mông vốn có một nền văn học dân gian phong phú, đa dạng, phản ánh đời sống văn hóa cũng như tâm nguyện của cả cộng đồng. Các thể loại văn học dân gian của dân tộc Mông cũng giống như các dân tộc khác, khá đa dạng và phong phú, bao gồm: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện thơ dân gian… và đặc biệt à thơ ca dân gian. Trong thơ ca dân gian, dân ca được coi như à một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với đồng bào Mông. Nó giống như món mèn mén, chén rượu ngô thấm đẫm vào tâm hồn mỗi người Mông, làm cho cuộc sống nơi rẻo cao trở nên say nồng và đượm thắm.
Đối với người Mông, dân ca bao trùm lên toàn bộ các ĩnh vực khác nhau của đời sống, nó gắn với con người trong những giai đoạn khác nhau của đời người. Căn cứ vào nội dung, hiện nay dân ca Mông được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, dựa trên việc kế thừa những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, căn cứ vào thực tế các tài liệu trong phạm vi khảo
sát, chúng đôi tán thành với cách phân loại dân ca Mông của nhà sưu tầm Doãn Thanh, chia dân ca Mông thành năm nhóm ớn:
Nhóm thứ nhất, tiếng hát mồ côi (gâux tuz juôs). Nhóm này gồm những bài hát mô tả nỗi khổ đau, cơ cực của những người bất hạnh, cha mẹ mất sớm. Nội dung của những bài Tiếng hát mồ côi không chỉ nêu lên nghịch cảnh và tâm sự của kẻ mồ côi mà còn tố cáo sự bất công của xã hội cũ đối với những kẻ thân cô thế cô, mất cha mất mẹ. Bên cạnh nội dung tố cáo, Tiếng hát mồ côi cũng nói ên được phần nào tinh thần tự tin của những con người mồ côi. Nỗi thống khổ đã biến thành ý thức phản kháng quyết liệt, thể hiện khát vọng tự do và vươn ra ánh sáng của những thân phận bất hạnh.
Nhóm thứ hai, tiếng hát tình yêu (gâux plênhz). Nhóm này gồm những bài hát phong phú và đa dạng nhất trong kho tàng dân ca của người Mông, khắc hoạ một cách rõ nét mọi cung bậc tình cảm trong tình yêu của con người Mông. Giá trị chủ yếu của Tiếng hát tình yêu là ở chỗ nó đã phản ánh được những ước mơ giản dị, trong sáng của những chàng trai, cô gái Mông... Tuy vậy, cũng có thể nhận thấy rằng, trong nhóm này có nhiều bài hướng vào phê phán những khía cạnh tiêu cực trong tình yêu.
Nhóm thứ ba, tiếng hát cưới xin (gâux yôngz). Đây à nhóm gồm những bài hát do nam giới hát trong những dịp đám cưới, gồm hát nghi thức và hát vui chơi. Thông thường, các bài hát này mang tính chất nghi thức nên tính chất dân gian của nó có phần hạn chế. Loại hát vui chơi trong đám cưới thể hiện đầy đủ hơn những nội dung của các bài ca Tiếng hát cưới xin. Cùng với Tiếng hát tình yêu, Tiếng hát cưới xin là một trong những nhu cầu thuộc về đời sống tinh thần phong phú của người Mông.
Nhóm thứ tư, tiếng hát làm dâu (gâux uô nhangs). Nhóm này gồm những bài diễn tả những nỗi đau khổ, uất ức của người phụ nữ Môngtrong xã hội cũ.
của những người phụ nữ không có quyền tự do. Ở họ nổi lên là sự dập vùi cả về mặt tinh thần và thể xác, cuộc đời họ buồn tẻ như được số phận định sẵn: làm con gái, làm vợ, làm mẹ, làm bà và rồi âm thầm trở về với đất. Tuy nhiên, Tiếng hát àm dâu đã chứa đựng những mầm mống nhỏ nhoi của sự phản kháng những mong thoát khỏi lễ giáo phong kiến của người phụ nữ Mông.
Thứ năm, tiếng hát cúng ma (gâux tuôs). Đây à nhóm những bài hát đặc biệt chỉ dùng trong đám ma. Loại này không phổ biến trong đời sống sinh hoạt thường ngày của nhân dân, mà khi già, cần thiết thì người ta mới học. Tiếng hát cúng ma có thể chia thành: bài hát chỉ đường, các bài hát àm đám cúng ma. Phần lớn các bài hát trong Tiếng hát cúng ma có nội dung kể lại công ơn của cha mẹ đối với con cháu, kể lại nguồn gốc tổ tiên và các bài khèn khóc người chết. Từ những bài hát này, nhân sinh quan, thế giới quan của người Mông được bộc lộ khá sâu sắc; nhiều tính chất giáo huấn luân lý tiến bộ; bộc lộ một phần nào đó những phong tục tập quán độc đáo của người Mông.
Với dân ca, người Mông đã bộc lộ tư duy trực quan sinh động qua những hình quen thuộc của núi rừng, ưa so sánh, ví von, bằng ngôn từ mộc mạc, dễ nghe và dễ hiểu, nhiều bài có những điệp khúc được nhắc lại như một cách để nhấn mạnh những ẩn ý mà nó chứa đựng... Đặc biệt, hệ thống biểu tượng trong dân ca Mông vô cùng phong phú, hàm chứa những nội dung đầy ý nghĩa và vô cùng độc đáo. Chính điều này làm cho dân ca Mông có sức hút mạnh mẽ đối với nhiều ngành nghiên cứu khác nhau, trong đó nổi bật à văn học và văn hóa.
1.3.2. Biểu tượng k èn trong đời s ng văn óa Mông
Dễ nhận thấy, nguồn gốc tộc người, môi trường sinh sống và các cuộc thiên di tự do trong lịch sử đã tạo cho người Mông một đời sống văn hoá vô cùng phong phú. Có thể ví đời sống văn hoá của họ như một dòng chảy ngầm
mà trong đó iên tục diễn ra các quá trình chống lại sự xâm hại của các điều kiện tự nhiên và lịch sử với các giá trị đã được xác định trong truyền thống. Con cháu của người Mông xa xưa khi di cư đến Việt Nam đã mang theo những suy tư và niềm khát khao dằng dặc của cha ông mình. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, họ vẫn tìm thấy niềm an ủi và đồng vọng với những tâm tư, tình cảm của mình trong di sản văn hoá của cha ông. Góp phần vào làm phong phú thêm đời sống văn hoá dân tộc Mông, ngoài các tác phẩm văn học dân gian, cần phải kể đến hệ thống âm nhạc vô cùng đặc sắc. Trong đó phải kể đến các nhạc cụ: khèn, sáo, tiêu, kèn á, đàn môi... mà trong đó khèn được coi là nhạc cụ đặc trưng tiêu biểu của người Mông nói chung.
Về cấu tạo, khèn Mông có ba phần: thân khèn là một dóng gỗ dài có lỗ nhận hơi nén xuống; bầu khèn là phần trọng tâm của cả cây khèn, à đoạn gỗ phình to như quả hoa chuối, hai đầu thon nhọn. Bầu khèn để sáu dóng trúc to, nhỏ ngắn dài luồn qua. Sáu dóng trúc thả hơi à phần để các ngón tay người dùng bấm, tạo âm thanh khi thổi khèn. Như vậy, có thể thấy khèn nằm trong bộ hơi, được cấu tạo từ nguyên liệu gỗ và các dóng trúc có các lỗ thoát hơi, phát ra những âm thanh nhờ sự điều chỉnh của hơi.
Trong đời sống của người Mông, bên cạnh những nhạc cụ khác, khèn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Trước hết, sự quan trọng của khèn được thể hiện trong nghi lễ tang ma. Trong quan niệm của người Mông, tang ma luôn phải tiến hành qua hai giai đoạn là nghi lễ àm ma tươi và nghi ễ làm ma khô. Với nghi lễ ma tươi, khi gia đình có người chết, người ta bắn lên trời ba phát súng kíp để báo hiệu cho làng bản biết và gọi thầy khèn, thầy cúng tới. Sau khi tắm và mặc quần áo cho người chết, người ta sẽ tiến hành phần lễ với việc thầy cúng đọc bài ca “chỉ đường” cho người chết tìm về với tổ tiên. Suốt thời gian đó, gia chủ mỗi bữa đều phải làm lễ cúng cơm. Khèn, trống được thổi suốt trong nghi lễ làm ma
ra nhanh chóng và ở mỗi nghi thức quan trọng của buổi lễ thì đều có những bài khèn tương ứng. Sau khi chôn cất 13 ngày, hoặc tùy theo điều kiện của gia chủ, người ta phải tiến hành làm lễ ma khô cho người chết vì theo quan niệm của người Mông, khi chưa àm ễ ma khô thì tội lỗi của người chết chưa thể được rửa sạch và chưa thể hóa kiếp được. Lễ ma khô của người Mông được chuẩn bị cực kỳ chu đáo và không thể thiếu thầy khèn, thầy trống. Trong lễ làm ma khô, con cháu của người chết sẽ làm một hình nộm để tượng trưng cho người chết. Nhìn chung, trong cả hai giai đoạn tiến hành tang ma, khèn là nhạc cụ không thể thiếu.
Trong hội hè, các dịp sinh hoạt cộng đồng, khèn đóng một vai trò quan trọng. Không chỉ góp phần làm nên bản sắc trong đời sống tâm linh, khèn còn được xem là vật tượng trưng cho tâm hồn, khát vọng, tình yêu, tuổi trẻ của người Mông, đặc biệt là các chàng trai. Trong những lễ hội của người Mông, nếu như những cô gái với phục trang cầu kỳ, tay cầm chiếc ô mới, miệng nở nụ cười tươi đùa vui thành từng nhóm thì những chàng trai, với thân hình vạm vỡ lại tụ tập nhau để múa khèn, thổi khèn. Ở những dãy núi sừng sững ấy, âm thanh của khèn nhẹ nhàng lả ướt như một àn sương mỏng, đậm chất dân dã như chính tâm hồn người Mông àm người nghe thao thiết muốn tìm về mãi mãi. Tiếng khèn thấm sâu vào máu thịt người Mông, thân quen như miếng mèn mén hay bát thắng cố còn nghi ngút khói bên những chum rượu ấm lòng trong những ngày lễ tết.
Với người Mông, cây khèn không chỉ là nhạc cụ để giải trí hay công cụ để đưa inh mà còn có chức năng giáo dục. Khi xét về nguồn gốc, cây khèn là biểu tượng cho lòng hiếu thảo của những chàng trai Mông. Vì thương nhớ bố, người con trai đã ấy dao chặt trúc và thổi, những đoạn trúc ngắn dài hợp lại đã tạo ra những âm thanh kì thú. Sau khi chàng trai này chết những người đời sau đã học tập và dùng khèn thổi trong những đám tang để tỏ lòng hiếu thảo. Do vậy, với người Mông, hàm chứa đằng sau chiếc khèn còn là bài học về tấm lòng hiếu thảo
của con cái đối với cha mẹ. Ngoài ra, việc truyền dạy từ những người cha, người anh cho thế hệ sau những bài khèn truyền thống của dân tộc với nội dung phong phú đa dạng cũng được coi là một sự giáo dục có tính truyền thống. Những chàng trai chăm học khèn và biết thổi khèn hay múa khèn khéo sẽ là những người đàn ông giỏi giang, biết lo toan sắp xếp gia đình vì họ có ý thức trách nhiệm giữ gìn phong tục, tập quán của tổ tiên.
* Tiểu kết
Biểu tượng, với tư cách à hạt nhân của văn hóa đã chứa đựng những quan niệm về nhân sinh quan, thế giới quan của con người ở nhiều thế hệ khác nhau. Ứng với mỗi nền văn hóa, những đặc trưng tiêu biểu nhất, những đặc điểm phản ánh rõ nét nhất tâm thức cộng đồng, dù ít hay nhiều cũng đã khúc xạ vào thế giới biểu tượng và làm cho nó ngày càng trở nên phong phú hơn. Vì lẽ đó, biểu tượng nằm ở vị trí trung tâm của văn hóa và được coi như chìa khóa để có thể tiến hành khai mở và giải các mã văn hóa. Trong nền văn hóa dân gian Việt Nam nói chung, thế giới biểu tượng vô cùng phong phú. Riêng với bộ phận văn học dân gian, các biểu tượng được hình thành và tồn tại dựa trên một hệ thống các giá trị đã được xác lập theo những chuẩn mực và tiêu chí nhất định. Trong bức tranh nhiều màu sắc của văn học dân gian các dân tộc thiểu số, dân ca Mông được coi à nơi chứa đựng những biểu tượng vô cùng độc đáo. Trong đó, khèn được coi là một trong những biểu tượng tiêu biểu nhất. Những biểu tượng này không chỉ góp phần thể hiện đời sống văn hóa vật chất mà còn thể hiện đời sống tâm inh, tín ngưỡng cùng những quan niệm sâu sắc về thế giới và con người của đồng bào Mông.
CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG
2.1. Nh ng định hƣớng chung trong khảo sát, thống kê, phân loại
2.1.1. Mục đíc
Biểu tượng vốn là một thực thể vô cùng sống động và khó nắm bắt. Mỗi ý nghĩa biểu tượng lại nói lên một mặt biểu hiện của đời sống xã hội, có bao nhiêu biểu hiện của đời sống xã hội là có bấy nhiêu nghĩa tương ứng có trong từng biểu tượng. Do vậy, có thể thấy rằng mỗi một biểu tượng thường hàm chứa không phải chỉ là một, mà là nhiều nghĩa biểu trưng khác nhau. Điều này làm cho biểu tượng vừa khó nắm bắt nhưng không kém phần hấp dẫn.
Trong dân ca Mông, khèn được coi là biểu tượng đã nghĩa, đa dạng; được biểu hiện trong nhiều trường hợp cụ thể khác nhau. Ở biểu tượng khèn, tính phức hợp của các hình thái nghĩa đã hướng con người đến nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống văn hóa, tâm inh của cộng đồng người Mông. Tuy nhiên, việc nắm bắt và lý giải những cội nguồn của những hướng nghĩa này không phải à điều dễ dàng bởi biểu tượng vốn vô cùng khó nắm bắt. Để có cái nhìn vừa tổng quan, vừa cụ thể về biểu tượng khèn, khi tìm hiểu biểu tượng khèn trong dân ca Mông, luận văn sẽ thực hiện các thao tác thống kê, phân loại các hình thức biểu hiện của biểu tượng này. Từ đó, uận văn sẽ gợi mở ra những hướng nghĩa cơ bản của biểu tượng này trong dân ca Mông. Kết quả của quá trình này sẽ à cơ sở để luận văn đưa ra những kết luận có tính thực tiễn và tính thuyết phục trong việc giải mã biểu tượng khèn trong chương III. Xuất phát từ mục đích đã đề ra, luận văn được định hướng với các nhiệm vụ cụ thể như sau:
Thứ nhất, luận văn sẽ tiến hành khảo sát và thống kê tần số xuất hiện của biểu tượng khèn trong dân ca Mông ở từng tài liệu cụ thể. Đồng thời, căn cứ vào kết quả khảo sát thu được, luận văn sẽ tiến hành đối chiếu với một số loại biểu tượng đồ vật khác được khảo sát trong dân ca Mông như: trống, đàn môi,
sáo, kèn, cày, nỏ… Kết quả của quá trình này sẽ mang đến một câu trả lời có tính khẳng định: khèn là một biểu tượng tiêu biểu trong dân ca Mông.
Thứ hai, sau khi có sự thống kê tần số xuất hiện của biểu tượng khèn, luận văn sẽ tiến hành thống kê các hình thức biểu hiện của biểu tượng khèn trong dân ca Mông. Quá trình thống kê này sẽ cho biết chính xác biểu tượng khèn trong dân ca Mông được biểu hiện dưới những hình thức nào, và trong những hình thức đó, hình thức nào được biểu hiện nhiều nhất. Từ đó, tùy theo những trường hợp cụ thể, luận văn ít nhiều sẽ có những lý giải sự tồn tại của những hình thức biểu hiện này trong đời sống văn hóa và văn học dân gian Mông.
2.1.2. Nguyên tắc th ng kê
Trong quá trình tìm hiểu, khảo sát biểu tượng khèn trong dân ca Mông, chúng tôi thấy biểu tượng khèn là một biểu tượng đa nghĩa. Do đó, biểu tượng này đã được phân xuất thành nhiều dạng biểu hiện khác nhau trong những trường hợp khác nhau. Ở mỗi hình thức biểu hiện đó, biểu tượng khèn mang những chức năng khác nhau trong việc thể hiện đời sống tinh thần của đồng bào Mông. Vì lẽ đó, để việc khảo sát, thống kê được thuận lợi và chính xác, chúng tôi có một số những quy định được thống nhất như sau:
- Thống kê theo số lần xuất hiện của biểu tượng theo từng câu, trong từng bài. - Những biểu tượng được đưa vào khảo sát, thống kê phải được biểu hiện bằng thuật ngữ “khèn” hoặc có thuật ngữ “khèn” đi kèm. Chẳng hạn như: bài khèn, ngón khèn…
- Trong những tư iệu dân ca Mông được đưa vào khảo sát, có những văn bản được sưu tầm bởi nhiều tác giả khác nhau. Do vậy, sự trùng lặp là không