Chính trị và an ninh-quân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách của ASEAN đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc từ năm 2001 đến nay (Trang 27 - 29)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2 Ảnh hƣởng sự trỗi dậy của Trung Quốc đối với Đông Nam Á

1.2.1.2 Chính trị và an ninh-quân sự

Ngoại giao Trung Quốc xác định, Trung Quốc muốn thể hiện với tƣ cách là ngƣời sáng tạo, cùng tham gia quá trình sáng tạo thế giới. Nói cách khác, Trung Quốc khẳng định hình ảnh là một nƣớc có trách nhiệm, đáng tin cậy, tích cực tham gia chấn chỉnh trật tự thế giới và xây dựng hệ thống quốc tế, gánh vác nhiều trách nhiệm quốc tế hơn nữa. Đối với khu vực ASEAN, Trung Quốc thể hiện rõ quan điểm rằng: Các nƣớc đang phát triển là đối tác ngoại giao chính của Trung Quốc, bởi vì Trung Quốc cũng là một quốc gia đang phát triển. Trung Quốc cần đến thế giới thứ ba và thế giới thứ ba cũng cần đến Trung Quốc.

Trung Quốc sẽ thực hiện sự phối hợp hành động khu vực và sự liên kết khu vực, thiết lập quan hệ đối tác với các nƣớc láng giềng, củng cố sự thân thiện, tiến tới bao quanh mình các nƣớc láng giềng thịnh vƣợng, hữu nghị và an toàn. Trung Quốc cần phải xây dựng khu vực tự do thƣơng mại với ASEAN, đồng thời củng cố sự hợp tác với các nƣớc thuộc Tổ chức hợp tác Thƣợng Hải (SCO), giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, phát triển các quan hệ hữu nghị truyền thống với Triều Tiên, Mông Cổ, Việt Nam. Trung Quốc coi vùng ngoại biên của mình là đối tƣợng quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại.

Theo quan điểm của các nhà lãnh đạo ASEAN, những hành động đó của Trung Quốc đã cho thấy “ Trung Quốc đang trở thành một ngƣời bạn đáng tin cậy và một chủ thể khu vực có trách nhiệm“.[165, tr 1] Trong Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN về các Hội nghị sau Hội nghị Bộ trƣởng ASEAN + 1 tháng 7/2008, ASEAN đã “ghi nhận Trung Quốc là một trong những đối tác đối thoại tích cực nhất của ASEAN”.[103, tr 1]

Tổng Thƣ ký ASEAN Ong Keng Yong cũng cho rằng: ASEAN và Trung Quốc cần xây dựng quan hệ đối tác toàn diện. Tiền đề tƣ tƣởng của quan hệ đối tác đó là triết lý “làm cho láng giềng của bạn trở nên thịnh vƣợng (prosper thy neighbour)”.[91, tr 10] Bởi vì, Trung Quốc và ASEAN chia sẻ biên giới, các quan hệ lịch sử văn hoá và đang đối diện với nhiều thách thức và cơ hội chung, chia sẻ những hy vọng chung với tƣ cách là các nƣớc đang phát triển để đạt tới sự thịnh vƣợng và nâng cao mức sống của nhân dân. Cùng muốn giải quyết các vấn đề xuyên biên giới. ASEAN và Trung Quốc muốn cùng tồn tại hoà bình và chia sẻ trách nhiệm làm cho khu vực có vị trí tốt hơn và là những công dân toàn cầu tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách của ASEAN đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc từ năm 2001 đến nay (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)