Về thời cơ của khởi nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hồ Chí Minh với phương thức khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Trang 32 - 35)

Xây dựng lực lƣợng chính trị của quần chúng và lực lƣợng vũ trang, đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang phát triển sẽ tạo điều kiện phát triển thực lực, chuẩn bị điều kiện chủ quan thúc đẩy thời cơ cho khởi nghĩa. Thời cơ là một điều kiện rất quan trọng, nó quyết định đến sự thành công của khởi nghĩa vũ trang. Muốn chớp đƣợc thời cơ phải có một quan điểm đúng đắn, một cái nhìn sáng suốt về nó. Ngay trong bài thơ “Học đánh cờ” Hồ Chí Minh đã xác định tầm quan trọng có tính khái quát của khái niệm thời cơ qua hai câu thơ:

“Lạc nƣớc, hai xe đành bỏ phí,

Gặp thời một tốt cũng thành công”.[ 51; Tr. 287].

Thời cơ là tình thế xuất hiện trong thời điểm nhất định có lợi nhất cho việc chủ động phát huy mọi sức mạnh để giành thắng lợi. Thời cơ đó có thể là do sai lầm của đối phƣơng, do nhiều yếu tố tạo thành. Nó hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của một cá nhân nào, hay một tổ chức chính trị nào. Song muốn chớp những điều kiện khách quan thuận lợi, các đảng chính trị, các dân tộc phải biết phát huy năng lực chủ quan, tích cực chuẩn bị

lực lƣợng của mình để đón nhận điều kiện khách quan để tiến hành khởi nghĩa.

Theo Hồ Chí Minh thời cơ không chỉ do khách quan đem lại mà còn do nhân tố chủ quan thúc đẩy thêm. Ngƣời viết: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, ngƣời Đông Dƣơng giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến. Bộ phận ƣu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến” [49; Tr.10]. Với quan điểm đó Ngƣời đã lãnh đạo Đảng và nhân dân ta thực hiện từng bƣớc đƣa cách mạng Việt Nam tiến kịp với chuyển biến của tình hình thế giới, dự đoán thời cơ và chớp thời cơ tổng khởi nghĩa thắng lợi.

Thời cơ của cách mạng Việt Nam sẽ xuất hiện khi một cao trào cách mạng của quần chúng nổi dậy mạnh mẽ. Ðảng phải chuẩn bị để gánh lấy cái sứ mệnh thiêng liêng: Lãnh đạo các dân tộc bị áp bức Ðông Dƣơng võ trang bạo động giành lấy quyền tự do độc lập. Phân tích về diễn biến cuộc chiến tranh giữa phe phát-xít và Ðồng minh, Hồ Chí Minh khẳng định, thắng lợi cuối cùng sẽ thuộc về phe dân chủ là điều kiện thuận lợi khách quan cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Quan điểm về thời cơ của Hồ Chí Minh đã cho thấy, không chỉ đứng chờ thời cơ đến mà còn phải biết cách tạo ra thời cơ. Và muốn nắm bắt đƣợc thời cơ đó phải có một đội quân tiên phong, một bộ phận ƣu tú. Thời cơ không tồn tại trong một thời gian dài, đòi hỏi ngƣời nắm bắt phải nhanh chóng, phải đƣa ra những quyết định dứt khoát có tính chất quyết định mà không đƣợc chần chừ. Bất kỳ một cuộc cách mạng nào muốn thành công cũng phải chọn đƣợc thời cơ thích hợp, nếu không sẽ thất bại và bị tổn thất nặng nề.

Với quan điểm đúng đắn trên có thể nói thành công của cách mạng tháng Tám là thành công của Đảng ta, đứng đầu là Hồ Chí Minh có tầm nhìn chiến lƣợc vƣợt trƣớc thời gian, xác định đúng thời cơ cho nên đã chuẩn bị tốt lực lƣợng, sẵn sàng chủ động chớp thời cơ lãnh đạo nhân ta đứng lên tổng khởi nghĩa giành thắng lợi. Đây là sự vận dụng sáng tạo quy luật vận động phát triển của khởi nghĩa và cách mạng, khôn khéo trong nghệ thuật chỉ đạo chớp thời, giành thắng lợi.

Các quan điểm cơ bản về phƣơng thức khởi nghĩa giành chính quyền của Hồ Chí Minh đƣợc hình thành là kết quả của quá trình nhận thức và thực tiễn tham gia cách mạng. Nhƣng phƣơng thức đó là thành quả của sự sáng tạo. Vì lý luận về khởi nghĩa vũ trang, về bạo lực cách mạng của chủ nghĩa Mác cũng không thể đƣa ra một công thức cụ thể phù hợp với mọi thời gian, mọi hoàn cảnh cụ thể của một nƣớc. Chỉ trên cơ sở phân tích các điều kiện cụ thể trong và ngoài nƣớc, với sự hiểu biết của mình Hồ Chí Minh đã đƣa cách mạng Việt Nam thoát khỏi tình trạng bế tắc về đƣờng lối cứu nƣớc. Ngƣời đã thấy đƣợc sức mạnh của Việt Nam tiềm ẩn trong mỗi ngƣời dân Việt Nam đó chính là lòng yêu nƣớc và căm thù giặc sâu sắc. Do đó lực lƣợng đƣa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi sẽ không phải là dựa vào Nhật mà chính là khối đại đoàn kết toàn dân. Đó cũng là tƣ tƣởng xuyên suốt của cách mạng Việt Nam sau này. Nhƣng sức mạnh đó phải đƣợc sử dụng nhƣ thế nào cũng đƣợc Hồ Chí Minh chỉ rõ qua các hình thức đấu tranh và phân tích rõ thời cơ. Từ những quan điểm cơ bản về phƣơng thức khởi nghĩa giành chính quyền, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam từng bƣớc phát triển lực lƣợng phù hợp với sự vận động của thực tiễn cách mạng và sẵn sàng đón thời cơ giành chính quyền.

Chƣơng 2

PHÁT TRIỂN LỰC LƢỢNG CÁCH MẠNG ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ TIẾN LÊN KẾT HỢP VỚI ĐẤU TRANH VŨ TRANG, KHỞI NGHĨA TỪNG PHẦN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hồ Chí Minh với phương thức khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)