Xây dựng lực luợng và tổ chức đấu tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hồ Chí Minh với phương thức khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Trang 35 - 54)

Sự thành công của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 là kết quả của một quá trình đấu tranh diễn ra dƣới sự lãnh đạo của Đảng theo tƣ tƣởng và phƣơng pháp cách mạng Hồ Chí Minh trải qua các giai đoạn lịch sử nối tiếp nhau.

Trƣớc hết cần có một chính đảng cách mạng, Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng nhƣ ngƣời cầm lái có vững thuyền mới chạy. Vì vậy Hồ Chí Minh đã trực tiếp sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam vào mùa xuân 1930 mở ra một bƣớc ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Sự thành lập Đảng là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho mọi thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam mở đầu là cách mạng tháng Tám năm 1945. Đảng ra đời với một bản Cƣơng lĩnh đúng đắn do Hồ Chí Minh trực tiếp soạn thảo, tuy vắn tắt song đã nêu đƣợc những vấn đề cơ bản về đƣờng lối cách mạng Việt Nam đáp ứng nhu cầu khách quan của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam theo xu thế tiến hoá của thời đại mới. Giƣơng cao ngọn cờ độc lập, tự do là tƣ tƣởng cốt lõi của Cƣơng lĩnh đầu tiên của Đảng _ Cƣơng lĩnh Hồ Chí Minh.

Ngay từ khi ra đời, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, một phong trào cách mạng có tính quần chúng rộng lớn đã diễn ra mà đỉnh cao là Xô viết - Nghệ tĩnh. Ngoài công nông là động lực chính còn lôi kéo những ngƣời yêu nƣớc tham gia kể cả địa chủ, phú nông, quan lại nhỏ đã đi theo ủng hộ cách mạng. Phong trào 1930 – 1936 đặc biệt đỉnh cao là phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh đã thể hiện sức mạnh của đội quân chính trị quần chúng có ý thức độc lập và khát vọng tự do mỗi khi đứng lên biến thành một động lực cách mạng vĩ đại. Sức mạnh đó ngay từ những tháng đầu đấu tranh đã làm cho bộ máy chính quyền của thực dân và tay sai ở cơ sở bị lung lay suy yếu. Quần chúng cách mạng đã giành đƣợc quyền làm chủ ở cơ sở trong nhiều huyện ở hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh. Về mặt thực tiễn, phong trào của quần chúng đó là một bƣớc diễn tập cách mạng, có ý nghĩa lịch sử quan trọng. Mặc dù phong trào đã bị địch khủng bố dữ dội, lực lƣợng cách mạng của Đảng và quần chúng bị tổn thất song trên thực tiễn Đảng và nhân dân ta thêm trƣởng thành, đúc rút kinh nghiệm đó làm bệ đỡ lịch sử để tiến lên những bƣớc tiến tiếp theo cả về chủ trƣơng, tập hợp lực lƣợng, nhất là phƣơng pháp đấu tranh, tổ chức bộ máy thực hiện quyền làm chủ của dân, do dân và vì dân ngay sau khi quyền làm chủ đã thuộc về “quần chúng số nhiều”.

Đại hội lần thứ nhất của Đảng họp tháng 3 – 1935 đã nêu rõ việc đầu tiên Đảng cần làm là phải tập hợp lực lƣợng bị phân tán, phục hồi các phong trào đấu tranh “Muốn đƣa cao trào cách mạng mới lên tới một trình độ cao, tới toàn quốc vũ trang bạo động, đánh đổ đế quốc phong kiến, lập nên chính quyền Xô Viết thì trước hết phải thâu phục quảng đại quần chúng. Thâu

phục quảng đại quần chúng là một nhiệm vụ trung tâm, căn bản, cần kíp của Đảng hiện thời” [26; Tr.26].

Trƣớc khi tiến hành những hình thức đấu tranh cao trong cuộc tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, phong trào cách mạng phải trải qua

những thời kỳ đấu tranh dƣới hình thức thấp để có thể tập hợp đƣợc đông đảo quần chúng nhân dân. Với tinh thần đó Đại hội lần thứ nhất Đảng cũng đã thông qua một Nghị quyết về Đội tự vệ. Nghị quyết chỉ ra rằng:

Hễ cách mạng vận động càng cao thì khủng bố trắng dữ dội. Lúc trƣớc khủng bố trắng càng dữ dội thì cách mạng tranh đấu càng phải kịch liệt thêm, đặng chống khủng bố trắng và chuẩn bị lực lƣợng tốt cuộc vũ trang tổng bạo động sau này: quân thù không khi nào bó tay chịu chết, luôn luôn dùng hết phƣơng pháp để làm nghiệt tinh thần cách mạng, trong bót, trong tù, nhấn chiến sĩ cách mạng trong vũng máu, còn quần chúng cách mạng cũng không bao giờ chịu trơ cho chúng giết, trái lại họ phải dùng đủ phƣơng pháp mà đối phó đặng giữ lấy thành lũy cách mạng…[26; Tr. 90].

Đội tự vệ là một đội quân có tổ chức rất linh hoạt và cơ động nhƣng cũng có nhiệm vụ hết sức quan trọng. Đội tự vệ có vai trò ủng hộ quần chúng trong các cuộc đấu tranh, hỗ trợ các cơ quan cách mạng và chiến sĩ cách mạng đồng thời huấn luyện quân sự cho quần chúng cách mạng, chống kẻ thù giai cấp tiến công và làm cho cuộc vận động cách mạng phát triển thắng lợi. Đội tự vệ đội càng mạnh thì càng có điều kiện để tổ chức du kích chiến tranh, võ trang bạo động. Về việc huấn luyện quân sự cho quần chúng cách mạng, bản nghị quyết chỉ rõ nếu không huấn luyện quần chúng về quân sự, nếu không sớm dự bị võ trang quần chúng thì cách mạng không thành công đƣợc. Tuy nhiên phải chú trọng hơn đến việc thu phục quần chúng theo ảnh hƣởng của Đảng.

Các nhiệm vụ cần kíp của Đảng lúc này đƣợc chỉ ra rằng phải tổ chức ngay quân ủy, quân ủy này một bộ phận thì lo cho quân đội vận động, một bộ phận thì lo tổ chức và chỉ huy đội tự vệ. Và đội tự vệ tổ chức và phát triển mật

thiết liên lạc với quần chúng, hàng ngày tự vệ phải chăm lo tranh đấu, ngăn cản bọn thù giai cấp nhũng nhiễu công nhân, nông dân. Đội tự vệ phải hết sức ủng hộ quần chúng nhân dân lao động trong các cuộc bãi công, mít tinh, thị oai, kháng sƣu, kháng thuế, bãi thị… nâng cao tinh thần tranh đấu với quần chúng, khuếch trƣơng phong trào cách mạng, ủng hộ quần chúng cách mạng là trƣờng học của tự vệ đội để chuẩn bị điều kiện cần thiết sau này sẽ trở thành những bộ phận tiên tiến chỉ huy trong các du kích đội, trong cuộc võ trang bạo động cƣớp chính quyền.

Những năm 1936 – 1939 Đảng đã lãnh đạo và tổ chức một cao trào đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh rộng lớn. Cao trào đấu tranh đó là một cuộc động viên tập hợp tổ chức quần chúng với các khẩu hiệu thích hợp với nhiều hình thức tổ chức đấu tranh phong phú. Trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, báo chí, bãi công, biểu tình, ở nghị trƣờng… Cao trào đấu tranh dân chủ năm 1936 – 1939 là một sự chuẩn bị cho phong trào giải phóng dân tộc năm 1939 – 1945.

Cuối năm 1939 tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Ba nƣớc Đông Dƣơng là: Lào, Việt Nam, Campuchia một lần nữa phải gánh chịu những thảm họa nặng nề. Trƣớc những chuyển biến mới gây ra bởi cuộc chiến tranh thế giới và bởi sự áp bức, bóc lột, khủng bố phát xít của bọn thực dân Pháp, tháng 11-1939 Hội Nghị Trung ƣơng Đảng lần thứ 6 đã chỉ ra rằng “những thảm họa do đế quốc chiến tranh gây lên sẽ làm cho trình tự cấp tiến hóa và cách mệnh hóa của quần chúng hết sức mau chóng…Lòng phẫn uất sẽ sôi nổi cách mệnh sẽ bùng nổ”. [27; Tr.537]. Vì vậy Hội nghị quyết định: “chiến lƣợc cách mạng tƣ sản dân quyền bây giờ cũng phải thay đổi ít nhiều cho hợp với tình thế mới” [27; Tr.538]. Nghị quyết hội nghị cũng chỉ rõ xoáy tất cả cuộc đấu tranh quần chúng vào hƣớng trung tâm chống đế quốc và tay sai, dự bị những điều kiện

bƣớc tới bạo động làm cách mạng giải phóng dân tộc. Kể từ đây nhân dân ta bƣớc sang thời kỳ đấu tranh cách mạng mới: thời kỳ trực tiếp vận động giải phóng dân tộc, đánh đổ chính quyền của bọn thực dân và tay sai thành lập chính quyền cách mạng. Và sau đó không lâu khởi nghĩa đã bắt đầu bùng nổ ở Bắc Sơn (từ tháng 9/1940 đến tháng 1/ 1941), tiếp đến là khởi nghĩa Nam Kỳ (11 – 1940) và cuộc nổi dậy của binh lính ngƣời Việt ở Đô Lƣơng (1 – 1941).

Có thể nói, trong vòng hai năm 1940 và 1941 khởi nghĩa ở Bắc Sơn, Nam Kỳ, Đô Lƣơng liên tiếp nổ ra. Mặc dù bị thực dân Pháp đàn áp rất dữ dội và vô cùng dã man, song nhân dân Việt Nam không chùn bƣớc. Hội nghị lần thứ tám của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng do Hồ Chí Minh chủ trì đã đánh giá những cuộc khởi nghĩa ấy đã gây một ảnh hƣởng rộng lớn trong toàn quốc. “Đó là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bƣớc đầu đấu tranh bằng võ lực của các dân tộc ở một nƣớc Đông Dƣơng” [28; Tr.109].

Từ những cuộc khởi nghĩa trên đã cho thấy rằng: dân tộc ta đã bắt đầu tiến lên con đƣờng đấu tranh vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang để chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc. Kinh nghiệm cho thấy phong trào cách mạng có khi dẫm chân tại chỗ, thậm chí thất bại nữa, không phải vì thiếu phƣơng hƣớng và mục tiêu rõ ràng mà chủ yếu vì thiếu một phƣơng pháp cách mạng thích hợp. Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam không thể có con đƣờng nào khác là phải kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị làm chủ yếu, đấu tranh vũ trang làm nòng cốt.

Khi đã tìm hiểu đƣợc quy luật vận động khách quan của khởi nghĩa vũ trang ở nƣớc ta để đề ra khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa, Hồ Chí Minh đã có một quá trình dài để đúc kết kinh nghiệm lịch sử và thực tiễn cách

mạng. Từ phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh, đến phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ trong những năm 1936-1939, hay khởi nghĩa vũ trang ở Bắc Sơn, Nam Kỳ, Đô Lƣơng, Hồ Chí Minh đã rút ra những vấn đề có ý nghĩa lớn về phƣơng pháp cách mạng và nghệ thuật khởi nghĩa. Đó là những vấn đề chuẩn bị lực lƣợng, về thời cơ, về thời điểm phát động khởi nghĩa, và vai trò lãnh đạo của Đảng trong khởi nghĩa.

Tháng 5-1941 dƣới sự chủ trì của Hồ Chí Minh, Hội nghị Trung ƣơng lần thứ tám đƣợc triệu tập ở Pác Bó (Cao Bằng). Hội nghị đã quyết định phải thay đổi chiến lƣợc cách mạng tƣ sản dân quyền và thổ địa cách mạng bằng chiến lƣợc cách mạng giải phóng dân tộc và nêu chủ trƣơng thực hiện khởi nghĩa vũ trang để giành lại quyền độc lập tự do. Bản Nghị quyết đã vạch rõ các dân tộc Đông Dƣơng hiện nay bị dƣới hai tầng áp bức bóc lột của giặc Pháp – Nhật, ách áp bức ấy quá nặng nề, các dân tộc Đông Dƣơng không thể nào chịu đƣợc. Đế quốc Pháp – Nhật chẳng những áp bức các giai cấp thợ thuyền, dân cày, mà chúng còn áp bức bóc lột các dân tộc không chừa một hạng nào.

Dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Hồ Chí Minh, Hội nghị của Ban chấp hành trung ƣơng Đảng ta đã dự kiến những biến chuyển của tình hình thế giới và tình hình trong nƣớc sẽ tác động tới bƣớc phát triển tƣơng lai của cách mạng ba nƣớc Đông Dƣơng. Hội nghị đã phân tích tình hình thế giới sẽ có những biến chuyển ghê gớm làm cho tình hình Đông Dƣơng thay đổi có lợi cho cách mạng. Phân tích về sự thống trị Nhật – Pháp cho thấy chúng đã gặp những bƣớc khó khăn, nhƣng chƣa bƣớc vào thời kỳ khủng hoảng lên tới cực điểm. Từ đó để đi đến kết luận cuộc chiến tranh sẽ xoay ra hoàn thắng lợi cho phe dân chủ, chính quyền Pê tanh ở Pháp và của phát xít Nhật cũng sẽ lung lay đổ nát, chúng không còn đủ sức đàn áp cách mạng của ta. Về phía Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định khi tình thế cách mạng xuất hiện nhân dân

phải đứng dậy, liều chết vật lộn với quân giặc cƣớp nƣớc. Lúc ấy cả thế giới nhƣ một nồi nƣớc sôi và tình hình cách mạng Đông Dƣơng sẽ bƣớc những bƣớc vĩ đại để dọn đƣờng cho cuộc tổng khởi nghĩa mạnh mẽ.

Trƣớc tình hình thế giới và trong nƣớc có những biến chuyển lớn Hồ Chí Minh đã chỉ đạo phải chuẩn bị lực lƣợng, khi tình thế thuận lợi sẽ phát động khởi nghĩa từng phần đi đến tổng khởi nghĩa: “Ta phải luôn luôn chuẩn bị một lực lƣợng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội thuận lợi hơn cả mà đánh lại quân thù” [ 28; Tr.131 - 132].

Một vấn đề lớn đƣợc đặt ra là lực lƣợng tham gia khởi nghĩa. Muốn tiến hành một cuộc tổng khởi nghĩa thì phải là cuộc khởi nghĩa toàn dân, lực lƣợng chủ lực là giai cấp công nhân, nông dân và tiểu tƣ sản kể cả binh lính đƣợc vận động là một lực lƣợng quan trọng. Bản Nghị quyết còn chỉ ra rằng muốn có đƣợc lực lƣợng toàn quốc tiến hành khởi nghĩa giành thắng lợi thì phải xây dựng và phát triển tổ chức cứu quốc quân ở khắp mọi nơi, rèn luyện cho các đảng viên có tinh thần cƣơng quyết hy sinh và có đủ năng lực, kinh nghiệm chỉ huy, đồng thời phải có những tiểu tổ du kích và đội du kích chính thức. Để vận động và tập hợp quần chúng rộng rãi có tính chất dân tộc Hội nghị vạch rõ Đảng phải vận dụng một phƣơng pháp hiệu triệu hết sức thống thiết làm sao đánh thức đƣợc tinh thần dân tộc xƣa nay trong nhân dân. Cho nên, mặt trận phải đổi ra cái tên khác cho có tính chất dân tộc hơn, cho có một mãnh lực để hiệu triệu hơn và nhất là có thể thực hiện đƣợc trong tình thế hiện tại. Theo đề nghị của Hồ Chí Minh, Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh, thay cho Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dƣơng. Các tổ chức quần chúng cùng các giai cấp và tầng lớp nhân dân lần lƣợt đƣợc thành lập thành các hội cứu quốc.

Về khởi nghĩa vũ trang, trƣớc đây các hội nghị Trung ƣơng năm 1939 và năm 1940 mới có những dự kiến và phác họa bƣớc đầu. Nay căn cứ vào kinh nghiệm của ba cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ, Đô Lƣơng và dự đoán tình hình sắp tới, Hội nghị năm 1941 cũng thể hiện rõ tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phƣơng thức khởi nghĩa giành chính quyền. Đó là phải xác định những vấn đề cụ thể nhƣ: vị trí, điều kiện khởi nghĩa và hình thái của khởi nghĩa. Hội nghị dự kiến những điều kiện cho cuộc khởi nghĩa nổ ra thắng lợi: giai cấp thống trị lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện đến cực điểm; nhân dân không thể sống đƣợc nữa dƣới ách thống trị của Nhật – Pháp, sẵn sàng vùng dậy khởi nghĩa; phe dân chủ đại thắng ở Thái Bình Dƣơng, Liên Xô đại thắng, cách mạng Pháp hay cách mạng Nhật nổi dậy, quân Anh- Mỹ tràn vào Đông Dƣơng…,mặt trận cứu quốc đã thống nhất toàn quốc.

Về mặt thời cơ, phải tranh thủ mọi khả năng để chớp thời cơ. Tƣ tƣởng chỉ đạo của Đảng là không thể ngồi yên trông chờ những điều kiện đã dự kiến đến một cách thụ động, trái lại phải luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng để chớp thời cơ một cách thuận lợi. Tinh thần chuẩn bị lực lƣợng sẵn sàng ấy thể hiện ở việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân, phát triển cả phong trào nông thôn và phong trào thành phố, dựa vào nông thôn đồng bằng và miền núi để xây dựng căn cứ địa Cao Bằng, Bắc Sơn, Võ Nhai làm chỗ trú chân, xây dựng lực lƣợng chính trị, từng bƣớc xây dựng lực lƣợng vũ trang.

Hội nghị đặc biệt chú trọng đến vấn đề xây dựng Đảng, phải gấp rút đào tạo cán bộ cho Đảng, cho phong trào, phải lấy vận động công nhân làm công việc đầu tiên trong việc tổ chức quần chúng của Đảng.

Cùng với những Nghị quyết, thông báo của Trung ƣơng Đảng và những bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, vào thời gian này Hồ Chí Minh cũng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hồ Chí Minh với phương thức khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Trang 35 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)