Quan điểm phát triển công nghiệp của tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2006-

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều kiện khả thi của quỹ đầu tư mạo hiểm đối với hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dương (Trang 63 - 65)

6 .Vấn đề nghiên cứu

9. Kết cấu của Luận văn

3.1. Quan điểm phát triển công nghiệp của tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2006-

2020 theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Qua phỏng vấn một số nhà quản lý bằng câu hỏi: "Ông, bà có quan điểm như thế nào về phát triển công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2006-2020 theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá?", tác giả luận văn đã nhận đƣợc câu trả lời cho quan điểm phát triển công nghiệp giai đoạn 2006-2020 theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhƣ sau:

Thứ nhất, phát triển công nghiệp nhanh và bền vững. Quan điểm này đảm bảo công nghiệp tỉnh luôn giữ nhịp độ tăng trƣởng cao (bình quân 18% - 20%/năm) nhƣng phải ổn định qua các năm. Đồng thời phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ tài nguyên môi trƣờng và an sinh xã hội, nâng cao sức cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế.

Thứ hai, ƣu tiên phát triển mạnh công nghiệp công nghệ cao, các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh và công nghiệp hỗ trợ. Theo quan điểm này, chuyển dần từ hoạt động sản xuất công nghiệp chứa hàm lƣợng lao động sống cao sang hoạt động sản xuất công nghiệp chứa hàm lƣợng kỹ thuật cao, công nghiệp Hải Dƣơng tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh và công nghệ cao, theo thứ tự ƣu tiên sau:

- Công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin và phần mềm. - Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

- Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống. - Công nghiệp dệt may, da giày.

- Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.

Thứ ba, phát triển sản xuất công nghiệp với nhiều qui mô, trình độ khác nhau, chú trọng doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa phù hợp với định hƣớng chung và lợi thế của từng vùng, từng địa phƣơng. Coi trọng phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa để tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập của dân cƣ góp phần kích “cầu” nội địa. Mở rộng hoạt động công nghiệp chế biến, gắn công nghiệp chế biến với nguồn nguyên liệu tại địa phƣơng, nâng cao giá trị, hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Thứ tƣ, phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020. Quan điểm này thể hiện sự tuân thủ theo Quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ trên toàn quốc, đảm bảo đúng định hƣớng phát triển của công nghiệp Việt Nam và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

Thứ năm, phát triển công nghiệp theo hƣớng đẩy mạnh chuyển giao công nghệ vào các doanh nghiệp, sản xuất các sản phẩm thay thế nhập khẩu, đồng thời khuyến khích xuất khẩu hàng công nghiệp, lấy thị trƣờng thế giới làm đối tƣợng, chủ động và hội nhập nhanh.

Nhƣ vậy với các quan điểm nhƣ trên cho thấy tỉnh Hải Dƣơng rất chú trọng đến việc phát triển các doanh nghiệp công nghiệp, nhất là các doanh

nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều kiện khả thi của quỹ đầu tư mạo hiểm đối với hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dương (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)