Thực trạng hoạt động đầu tƣ mạo hiểm tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều kiện khả thi của quỹ đầu tư mạo hiểm đối với hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dương (Trang 35 - 41)

6 .Vấn đề nghiên cứu

9. Kết cấu của Luận văn

2.1. Thực trạng hoạt động đầu tƣ mạo hiểm tại Việt Nam

Khác với nghĩa hẹp của đầu tƣ mạo hiểm là đầu tƣ cổ phần vào những ý tƣởng, công nghệ, những doanh nghiệp chƣa trƣởng thành, nghĩa rộng của đầu tƣ mạo hiểm đƣợc hiểu là nguồn tài chính cung cấp cho các tổ chức, cá nhân dƣới hình thức vốn cổ phần hoặc các khoản đầu tƣ trung hạn với mục tiêu là tìm kiếm khoản thu nhập vốn cao hơn mức trung bình. Khoản thu này trở thành hiện thực sau khi các khoản đầu tƣ đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán hoặc bán ra công chúng nên vốn mạo hiểm có thể đƣợc sử dụng ở bất kỳ giai đoạn nào trong chu kỳ sống của doanh nghiệp cho dù là khởi đầu, tăng trƣởng, bão hòa hay suy thoái vì thế cũng có nhiều hình thức đầu tƣ mạo hiểm nhƣ: đầu tƣ giai đoạn đầu, đầu tƣ mở rộng hoạt động và đầu tƣ mua bán nợ.v.v...

Nhìn chung hoạt động đầu tƣ mạo hiểm tại Việt nam hiện nay đƣợc hiểu theo nghĩa rộng, có nhiều đơn vị đã nhận vốn từ các quỹ đầu tƣ mạo hiểm nhƣ: Dragon Capital đã trở thành một cổ đông nƣớc ngoài đầu tiên tại Việt Nam khi mua cổ phần của VP Bank trong năm 1996; sau đó cùng với Vietnam Fund trở thành cổ đông của nhân hàng Á Châu (ACB) và họ đã thành công khi ACB đã trở thành một trong những ngân hàng mạnh nhất Việt Nam; hay nhƣ Quỹ Mekong Enterprise là quỹ mạo hiểm chuyên đầu tƣ và các doanh nghiệp tƣ nhân thuộc khu vực sông Mekong với mục đích đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp: tái cấu trúc Công ty Kiến trúc AA, Công ty cổ phần Lạc Việt, Công ty cổ phần dây diện Ngô Han, gỗ Đức Thành…; với Quỹ Vina Capital thì đối tƣợng quỹ này nhắm đến là các doanh nghiệp FDI, các công ty cổ phần hoạt động kém hiệu quả nhằm tái cơ cấu và nâng cao giá trị

đầu tƣ vào Công ty cổ phần Kinh Đô và nắm giữ 30% cổ phần của dự án kem Kido ngay từ đầu khi Kinh đô mua hãng kem từ tập đoàn đa quốc gia Unilever.v.v...

Sau 15 năm hoạt động của thị trƣờng vốn mạo hiểm của nƣớc ta có thể khái quát nhƣ sau: vào đầu những năm 1990, giới đầu tƣ quốc tế cũng nhƣ các phƣơng tiện thông tin đại chúng trên khắp thế giới đều đánh giá cao tiềm năng tăng trƣởng của Việt Nam do những chính sách về đổi mới kinh tế tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 06 năm 1991) đã tạo ra những chuyển biến tích cực về môi trƣờng kinh doanh và tốc độ tăng trƣởng kinh tế tại Việt Nam, đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Đến cuối năm 1994, mặc dù vốn huy động tại các quỹ chƣa đầu tƣ hết nhƣng giá giao dịch các quỹ đã có những dự báo rất hấp dẫn cho các nhà đầu tƣ. Đến năm 1995, tốc độ tăng trƣởng của vốn đầu tƣ mạo hiểm đã có sự suy giảm, mặc dù trong giai đoạn này dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vẫn có tốc độ tăng trƣởng mạnh tại Việt Nam và dòng vốn đầu tƣ mạo hiểm tiếp tục gia tăng tại khu vực Châu Á. Cùng với những ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 và sự ra đời quá chậm chạp của thị trƣờng chứng khoán đã làm cho hàng loạt các quỹ đầu tƣ mạo hiểm đƣợc thành lập đầu thập niên 1990 đã rút khỏi Việt Nam hoặc hoạt động cầm chừng. Tuy nhiên trong năm 1999, vốn đầu tƣ mạo hiểm tại Việt Nam tăng khá mạnh do chính phủ ban hành hàng loạt các quy định khuyến khích các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài góp vốn vào các công ty tƣ nhân trong nƣớc. Bên cạnh đó, thông tin về khai trƣơng trung tâm giao dịch chứng khoán đầu tiên của Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2000 cũng góp phần gia tăng dòng vốn mạo hiểm chảy vào Việt Nam4, nhƣng làn sóng đầu tƣ mạo hiểm thực sự mạnh sau năm 2003. Đến nay có 4 quỹ đầu tƣ mạo hiểm lớn tại Việt Nam đó là các quỹ sau:

DRAGON CAPITAL: Công ty Dragon Capital (Dragon Capital Group - DCG) là một công ty cung cấp các dịch vụ tài chính, chủ yếu tập

4

Ngô Thị Kim Oanh, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ: Những khó khăn trong việc hình thành Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao tại thành phố Hồ Chí Minh

trung vào thị trƣờng vốn và là nhà đầu tƣ trực tiếp tiên phong tại thị trƣờng chứng khoán tại Việt Nam. Từ khi thành lập vào năm 1994 đến nay, với vốn đầu tƣ ban đầu là 16 triệuUSD, Dragon Capital là công ty quản lý quỹ lớn và giàu kinh nghiệm tại Việt Nam với tổng số tài sản trên 1,5 tỷ USD. Việt Nam Eterprise Invesments Limtied ( VEIL ) hiện là quỹ đầu tƣ Việt Nam duy nhất đƣợc niêm yết ở nƣớc ngoài từ khi đƣợc thành lập năm 1995. Vốn thị trƣờng của VEIL chiếm 1/2 giá trị của tổng vốn thị trƣờng trong lĩnh vực này. VEIL là công ty đầu tƣ lớn thứ 2 sau Nhà nƣớc Việt Nam trên thị trƣờng chứng khoán trong các ngân hàng cũng nhƣ các doanh nghiệp cổ phần hoá. VEIL là quỹ đầu tƣ đầu tiên và quan trọng nhất do DCG quản lý với tổng tài sản trên 500 triệu USD, đổng thời là quỹ tăng trƣởng ấn tƣợng nhất tại Việt Nam. Mục tiêu chủ yếu của quỹ là đầu tƣ vào các công ty đại chúng, các công ty tƣ nhân Việtnam hoặc những công ty liên quan đến Việtnam. Với sự ra đời của những quỹ tiếp theo VietNam Growth Fund (VGF) và VietNam Dragon Fund (VDF) với mục đích mang đến cơ hội đầu tƣ vào các công ty niêm yết hoặc các công ty chuẩn bị niêm yết. Tài sản chuyên biệt đầu tiên Vietnam Resource Investment (VRI) hƣớng tới các cơ hội đầu tƣ vào khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam, Vietnam Debt Fund (VDeF), Quỹ đầu tiên chuyên biệt về thị trƣờng nợ Việt Nam với tiêu chí tập chung vào trái phiếu Chính phủ và nợ doanh nghiệp (nhƣ trái phiếu, kì phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tín gửi); Vietnam property Fund (VPF) tập trung vào thị trƣờng bất động sản Việt Nam với mục tiêu đầu tƣ trải rộng trên tất cả các lĩnh vực bất động sản và các đô thị hiện hữu, DCG đã phát triển thành một ngân hàng đầu tƣ hoạt động đa dạng, cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ tài chính bao gồm quản trị doanh nghiệp, quản lý quỹ, đầu tƣ trực tiếp hoặc gián tiếp vào thị trƣờng vốn. Bên cạnh viêc quản lý quỹ đầu tƣ nƣớc ngoài, DCG đang nắm giữ 49% cổ phần của Vietfund Management (VFM), một công ty quản lý quỹ đầu tƣ trong nƣớc thông qua hình thức liên doanh với ngân hàng Sacombank, ngân hàng thƣơng mại cổ phần lớn nhất Việt Nam. VFM hiện quản lý 3 quỹ trong nƣớc

quản lý tài khoản riêng cho một số khách hàng và dịch vụ đầu tƣ vào các loại tài sản nhƣ trái phiếu, địa ốc và tài nguyên thiên nhiên5.

VinaCapital: Thành lập từ tháng 11 năm 2003 với số vốn đầu tƣ ban đầu 10 triệu đôla Mỹ trong quỹ Vietnam Opportunity Fund (VOF), đến nay tập đoàn VinaCapital đã có những bƣớc phát tiến rất lớn trong hoạt động của mình. Tổng giá trị tài sản hiện VinaCapital đang quản lý đạt trên 1 tỷ đôla Mỹ trong 3 quỹ VOF, VinaLand và DFJ VinaCapital L.P. chuyên về công nghệ thông tin (2 quỹ đang niêm yêt tại TTCK London và VOF có giá trị tài sản ròng đạt 790 triệu đôla Mỹ và VinaLand có giá trị ban đầu 200 triệu đôla Mỹ vừa hoàn thành đợt huy động vốn thứ 2 với dự kiến tổng số vốn đầu tƣ của quỹ sẽ đạt mức 500 - 600 triệu đôla Mỹ), trong đó vốn đầu tƣ trung hạn và dài hạn chiếm 70% trên tổng số vốn. VinaCapital đã và đang nỗ lực thực hiện hoá các tiêu chí hàng đầu trong hoạt động đầu tƣ. Đó là tạo ra giá trị cụ thể cho nhà đầu tƣ, tăng giá trị của các công ty trong danh mục đầu tƣ, đóng góp ngày càng nhiều cho lợi ích cộng đồng, góp phần tích cực vào sự phát triển ổn định, bền vững của thị trƣờng tài chính và tổng thể nền kinh tế Việt Nam. Mục tiêu lớn nhất của VinaCapital Group là tạo ra giá trị cho các cổ đông và khách hàng của mình đồng thời gia tăng giá trị cho các công ty trong danh mục đầu tƣ, đóng góp ngày càng nhiều cho lợi ích cộng đồng và nền kinh tế Việt Nam.6

IDG Venture: là một chuỗi quỹ đầu tƣ mạo hiểm của Mỹ có mạng lƣới toàn cầu đang quản lý số vốn hơn hai tỷ đô la. Trong 15 năm qua các qũy này đã đầu tƣ vào 220 công ty. Hệ thống IDG Ventures gồm 6 quỹ đầu tƣ hoạt động độc lập tại Bắc Mỹ và châu Á. Mỗi quỹ đầu tƣ đại diện cho tập đoàn của mình là International Data Group (IDG) tập đoàn truyền thông công nghệ thông tin lớn nhất thế giới, đƣợc toàn quyền quyết định việc đầu tƣ. Dựa trên nền tảng vững chắc của IDG-kết hợp giữa lĩnh vực xuất bản toàn cầu, nghiên cứu thị trƣờng (IDC), tổ chức sự kiện và hội thảo cùng với bề dày kinh

5

Nguồn, website: www.vinafund.com/VFVN, Dragon Capital. 6

nghiệm thực tế trong việc phát triển các công ty mới khởi sự, mỗi quỹ đầu tƣ của IDG Ventures sẽ giúp các công ty hiểu hơn về thị trƣờng cũng nhƣ thúc đẩy họ tiến nhanh hơn trong quá trình cạnh tranh. Đƣợc thành lập vào tháng 8 năm 2004, IDV Ventures ViêtNam (IDGVV) là quỹ đầu tƣ mạo hiểm đầu tiên về công nghệ tại Việt Nam. Quản lý số vốn 100 triệu đô la. IDGVV đã đầu tƣ chủ yếu vào các công ty tƣ nhân thuộc lĩnh vực viễn thông, truyền thông và công nghệ từ giai đoạn sơ khởi. IDGVV luôn kết hợp chặt chẽ và hỗ trợ các công ty đầu tƣ bằng chuyên môn và kinh nghiệm tối ƣu nhất của mình. IDGVV đã và đang đầu tƣ vào công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam có thể kể đến nhƣ: VinaGame, VinaPay, iSphere, MSS, Goldsun Focus Media, Vega, YeuAmNhac, DreamViet…7

Mekong Capital: Năm 1999, chƣơng trình chƣơng trình hỗ trợ phát triển Khu vực Tƣ nhân vùng Mekong ( MPDF ) thực hiện một nghiên cứu khả thi về khả năng mở một quỹ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong vùng Mekong. Đến giữa năm 2000, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) có mối quan tâm sâu sắc vơi ý tƣởng thành lập một quỹ đầu tƣ vào công ty tƣ nhân ở Việt Nam, Lào và Campuchia do ảnh hƣởng tích cực lên sự phát triển của khu vực tƣ nhân. Phát kiến này của ADB do Ông Randa Earman thực hiện. Ông đồng thời là đại diện của ADB làm thành viên Hội đồng quản trị trong MPDF. Trong lúc đó Chris Frenund làm việc cho Templeton tại Viêt Nam từ 1995 đến 1998, và tại Singapore từ 1998 đến 2001, song mong muốn trở về Việt Nam và lập công ty quản lý quỹ. Vào năm 2000, Tổng giám đốc của MPDF, Mario Fischel, liên lạc với Chis Freund để hỏi ý kiến về ý tƣởng lập quỹ đầu tƣ vào doanh nghiệp tƣ nhân tai Việt Nam, Lào và Campuchia. Chris đã lập tức quan tâm theo đuổi cơ hội này và cộng tác cùng MPDF và ADB cho mục tiêu đó. Khi đã thu hút đƣợc sự quan tâm từ các nhà đầu tƣ tiềm năng cho quỹ Mekong Enterprise Fund, công ty

TNHH Mekong Capital đƣợc thành lập ở Cayman Islands vào tháng 3 năm 2001 và mở văn phòng đại diện tại TP.HCM ngay sau đó. Giữa tháng 3 năm 2001 và tháng 4 năm 2002, các nhà đầu tƣ khác của Mekong Enterprise Fund nhƣ Vụ kinh tế Thuỵ Sỹ (SECO), Quỹ Phát triển Bắc Âu (NDF) và Quỹ Hợp tác Công nghệ Phần Lan (Finfund) bắt đầu tham gia vào quá trình hỗ trợ hình thành cơ cấu Quỹ Mekong Enterprise Fund. Quỹ Mekong Enterprise Fund đƣợc khai trƣơng vào tháng 4 năm 2002, khởi điểm với 16 triệu đô la Mỹ. Mekong Enterprise Fund là quỹ đầu tƣ chủ yếu vào Việt Nam đầu tiên đƣợc khai trƣơng sau khủng hoảng tài chính va là quỹ mới tại đầu tiên tại Việt Nam trong thập kỷ này. Tại thời điểm đó, một quỹ khác đang đẩu tƣ tích cực tại Việt Nam là Enterprise Investment Limited do Dragon Capital quản lý. Mekong Enterprise Fund hoàn tất khoản đầu tƣ đầu tiên vào tháng 3 năm 2003, và hoàn tất khoản đầu tƣ vào công ty thứ 10 và cũng là cuối cùng vào cuối năm 2005. Sau khi Mekong Enterprise Fund hoàn tất khoản đầu tƣ vào công ty cuối cùng cuối năm 2005, Mekong Capital khai trƣơng Mekong Enterprise Fund II với quy mô 50 triệu đôla Mỹ vào tháng 6 năm 2006. Mekong Capital khai trƣơng Việt Nam Azalea Fund với quy mô 100 triệu đôla Mỹ vào tháng 6 năm 2007.

Mekong Enterprise Fund, Ltd. là quỹ Private Equity với cam kết là 18,5 triệu đôla Mỹ tập chung đầu tƣ vốn cổ phần vào công ty tăng trƣởng thuộc thế hệ đầu tiên các công ty tƣ nhân tại Việt Nam. Quỹ đầu tƣ vào 10 công ty trong giai đoạn từ 2003 - 2005.

Mekong Eterprise Fund II, Ltd. là quỹ Private Equity với vốn cam kết là 50 triệu đôla Mỹ, tập chung đầu tƣ vốn cổ phần vào các công ty tăng trƣởng thuộc thế hệ mới các công ty tƣ nhân tại Việt Nam.

Vietnam Azalae Limited là quỹ 100 triệu đô-la Mỹ tập trung thực hiện các khoản đầu tƣ thiểu số vào các phân khúc trƣớc niêm yết và đã niêm yết của thị trƣờng đầu tƣ private equity. Quỹ nhắm đến các công ty sẽ dẫn đầu Việt Nam trong tƣơng lai, bao gồm các công ty tƣ nhân và công ty nhà nƣớc

cổ phần hoá. Mekong Capital sẽ khai trƣơng quỹ Mekong Eterprise Fund III, Ltd. vào quý 1 năm 2009.8

Nhƣ vậy, với sự hoạt động của các Quỹ đầu mạo hiểm ở Việt Nam hiện nay đã góp phần đáng kể vào việc phát triển dịch vụ tài chính hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ đặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên mức độ đầu tƣ của các quỹ vẫn còn nhỏ chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong cả nƣớc nói chung và trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều kiện khả thi của quỹ đầu tư mạo hiểm đối với hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dương (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)