Các khu, cụm, điểm công nghiệp huyện Thạch Thất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho nông dân thuộc diện thu hồi đất ở huyện thạch thất giai đoạn 2008 2012 (Trang 50)

TT Khu, cụm, điểm CN Địa điểm

Diện tích (ha) Hiện tại và quy hoạch đến 2015 Quy hoạch đến 2020

A Khu Công nghiệp

1 KCN cao Hòa Lạc (gồm cả KCN Phú Cát cũ)

Xã Thạch Hòa, Hạ Bằng, Tân Xã, Bình Yên và hai bên quốc lộ 21A

TT Khu, cụm, điểm CN Địa điểm Diện tích (ha) Hiện tại và quy hoạch đến 2015 Quy hoạch đến 2020 Quốc Oai

B Cụm CN và làng nghề truyền thống 1 Cụm CN Bình Phú –

Phùng Xá

Xã Bình Phú và Phùng Xá

78,39

2 Cụm CN Bình Phú Xã Bình Phú 12,7

3 Cụm CN Vinasin Xã Yên Trung 197,8

C Các điểm CN

1 Điểm CN Bình Phú Bình Phú 16,08

2 Điểm CN mở rộng Bình Phú 16,19

3 Điểm CN Phùng Xá Phùng Xá 11,3

4 Điểm CN cơ khí Phùng Xá 7,44

5 Điểm CN đồ mộc Phùng Xá 4,12

6 Điểm CN Kim Quan Kim Quan 10,72

7 Điểm CN Đại Đồng Đại Đồng 0,6

8 Điểm CN Hương Ngải Hương Ngải 0,63

9 Điểm CN Canh Nậu Canh Nậu 10,78

10 Điểm CN Dị Nậu Dị Nậu 0,42

11 Điểm CN Chàng Sơn Chàng Sơn 10,73

Nguồn: Tổng hợp các dự án trên địa bàn huyện và Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Thạch Thất đến năm 2020

Thương mại – Du lịch - Dịch vụ

Thương mại, du lịch, dịch vụ ổn định và phát triển đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất và trao đổi hàng hóa tiêu dùng của nhân dân. Huyện Thạch Thất đã triển khai cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng

Việt Nam. Huyện đã phối hợp với sở Công thương tổ chức các Hội chợ vàng

khuyến mại, bán hàng theo mô hình phiên chợ Việt tại các trung tâm huyện và các xã Chàng Sơn, Dị Nậu, Hương Ngải, Phùng Xá. Huyện thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát thị trường thực hiện bình ổn giá thị trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chỉ đạo lập quy hoạch hệ thống chợ, lậ dự án cải

tạo, nâng cấp các khu chợ như chợ Đại Đồng, Cẩm Yên, Yên Trung, Yên Bình, Lại Thượng và kêu gọi nhà đầu tư vào các siêu thị tại chợ Săn, chợ Hương Ngải. Ngoài ra trong các hoạt động thương mại, dịch vụ của huyện điển hình còn có sự phối hợp với sở công thương tổ chức Trung tâm thương mại lưu động bán hàng bình ổn giá phục vụ tết Nguyên đán.

Các loại hình du lịch làng nghề, du lịch sinh thái tiếp tục được khai thác như: du lịch chùa Thày, chùa Tây Phương, Đồng Trúc, đập Quán Trăn...

Tổng giá trị ngành Thương mại – du lịch – dịch vụ tăng đều qua các năm. Trung bình trong 4 năm từ 2009 – đến 2012 đạt: 453.604 triệu đồng/năm.

Sản xuất nông – lâm – thủy sản

Giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản tiếp tục được duy trì

Trong nông nghiệp huyện chủ trương áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất để tăng năng suất cây trồng và vật nuôi. Thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, kiểm soát hoạt động giết mổ, vận chuyển nên hạn chế được việc lây lan dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Một số mô hình chăn nuôi được huyện phổ biến triển khai trong nhân dân đó là nuôi lợn rừng, lợn mán, nhím... đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Sản lượng thủy sản cũng tăng lên qua các năm 2009 – 2012. Nhiều giống có năng suất cao như: Cá chắm giòn, chép lai ba máu, ếch Thái Lan... tiếp tục được đưa vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trung bình đạt 375.611 triệu đồng/năm.

Bảng 2. 2: Tổng hợp giá trị sản xuất huyện Thạch Thất qua các năm T T Chỉ tiêu Năm 2009 Tỷ lệ % so với tổng GTSX (%) 2010 Tỷ lệ % so với tổng GTSX (%) 2011 Tỷ lệ % so với tổng GTSX (%) 2012 Tỷ lệ % so với tổng GTSX (%) 2013 Tỷ lệ % so với tổng GTSX (%)

Giá trị sản xuất (triệu đồng)

1

Nông, lâm, thủy sản 345.716

16,79 359.545 15,37 388.680 14,70 408.503 14,16 426.928 13,40 Nông nghiệp 323.717 334.090 357.585 375.822 386.504 Lâm nghiệp 11.654 13.671 16.325 17.158 23.004 Thủy sản 10.345 11.784 14.770 15.523 17.420 2 CN-TTCN-XDCB 1.352.728 65,71 1.556.990 66,57 1.768.740 66,89 1.929.189 66,91 2.154.434 67,62 3 Thương mại – Dịch

vụ 360.102

17,50

422040 18,06 486.733 18,41 545.541 18,93 613.610 18,98

Tổng giá trị sản xuất 2.058.604 100 2.338.575 100 2.644.153 100 2.883.233 100 3.185.972 100

Bảng 2.3: Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Thạch Thất qua các năm

Đơn vị: Triệu đồng (giá cố định năm 1994)

STT Hạng mục Năm 2009 Tỷ lệ % so với Tổng GTNLTS

2010 Tổng GTNLTSTỷ lệ % so với 2011 Tổng GTNLTSTỷ lệ % so với 2012

Tỷ lệ % so với Tổng GTNLTS 1 Nông nghiệp 323.717 93,63 334.090 92,92 357.585 91,99 375.822 92, 00 Trồng trọt 151.657 157.875 177.415 186.032 Chăn nuôi 170.916 176.215 180.170 189.790 2 Lâm nghiệp 12.740 3,68 13.671 3,80 16.325 4,20 17.158 4,20 3 Thủy sản 10.345 2,69 11.784 3,28 14.770 3,81 15.523 3,80 Tổng giá trị N-L-TS 345.716 100 359.545 100 388.680 100 408.503 100

Công tác quy hoạch – xây dựng cơ bản

UBND huyện đã quan tâm đầu tư xây dựng các dự án cấp thiết về giao thông, trường học, các công trình thủy lợi phục vụ cho phòng chống bão lụt và sản xuất nông nghiệp, các dự án xây dựng nông thôn mới. Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án đầu tư XDCB, tăng cường việc kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo chất lượng công trình. UBND huyện cũng đã chỉ đạo chặt chẽ các ngành, các xã, thị trấn thực hiện các quy định về quản lý đầu tư XDCB đồng thời ban hành quyết định về Quy định một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước và trách nhiệm của các phòng, ban... góp phần nâng cao trách nhiệm của các bộ phận liên quan trong việc quản lý đầu tư, xây dựng.

Công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư GPMB:

Huyện đã thành lập Ban chỉ đạo GPMB với 5 tổ giúp việc: tổ tuyên truyền vận động, tổ đảm bảo an ninh trật tự, tổ tiếp dân, tổ giải quyết đơn thư khiếu nại, tổ xử lý vi phạm, tổ kiểm tra, đôn đốc, phân loại đất.

Huyện ủy, UBND đã tập trung chỉ đạo Ban bồi thường GPMB huyện, tổ công tác được thành lập, phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND các xã, thị trấn tiến hành thống kê, kiểm đếm, điều tra hiện trạng và hoàn thiện hồ sơ kiểm đếm các dự án

Việc phân đất, bền bù cho người dân, nhất là người dân bị thu hồi đất phục vụ phát triển các khu CN, TTCN, cấp đất dịch vụ được thực hiện sát sao. Tiếp tục thực hiện công tác môi trường, đôn đốc các xã, thị trấn, các công ty, doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường.

Công tác giáo dục – đào tạo

Toàn huyện đã thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường ở các cấp học. Phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực được triển khai đồng bộ và đạt hiệu quả thiết thực. Công tác quản lý giáo dục được tăng cường. Khuyến khích đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy với sự tham gia của tất cả các cán bộ quản lý ngành giáo dục.

2.2. Thực trạng giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở huyện Thạch Thất, giai đoạn 2008 - 2012

Giải quyết việc làm là một vấn đề bức thiết đặt ra đối với bất kỳ địa phương nào và vấn đề này không nằm ngoài các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thạch Thất.

Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đặc biệt quan tâm và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của các địa phương, các xã, thị trấn có diện tích đất bị thu hồi lớn. Việc thu hồi đất của nông dân sẽ dẫn đến hàng trăm lao động mất việc làm.

Đứng trước tình hình đó, huyện Thạch Thất đã có các nghị quyết, các chương trình đào tạo nghề, các chương trình giải quyết việc làm nhằm tạo được công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn bị thu hồi đất. Cụ thể: UBND huyện đã ban hành chương trình dạy nghề, giải quyết việc làm của huyện giai đoạn 2006 – 2010, giai đoạn 2011 – 2015. Huyện cũng chủ trương lồng ghép chương trình dạy nghề, giải quyết việc làm với các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác.

- Xây dựng các kế hoạch dạy nghề, giao chỉ tiêu dạy nghề, giải quyết việc làm cụ thể cho từng năm, cho các xã, thị trấn.

- Quy hoạch, xây dựng các khu, cụm, điểm công nghiệp và làng nghề nhằm thu hút người lao động vào làm việc.

- Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, thực hiện thí điểm đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng bị thu hồi đất theo đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ.

- Bên cạnh đó

2.2.1. Thực trạng dân số và lao động trong toàn huyện

Tính đến ngày 31/12/2010 toàn huyện là 182.452 người. Trong đó: - Số người từ 0 đến 15 tuổi là: 42.910 người, chiếm 23,5%.

- Số người từ đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi (đối với nữ) và đủ 60 tuổi (đối với nam) là: 107.646 người (trong độ tuổi lao động), chiếm 59%.

- Số người từ trên 55 tuổi đối với nữ, trên 60 tuổi đối với nam là: 31.896 người, chiếm 17,5%.

Cơ cấu dân số theo độ tuổi được biểu hiện thông qua sơ đồ sau:

Theo số liệu điều tra của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội năm 2010 - Số người trong độ tuổi lao động của toàn huyện: 107.646 người

- Số người có khả năng làm việc là: 101.187 người (chiếm 93,99% tổng số người trong độ tuổi lao động)

- Số lao động có việc làm: 99.366 người (chiếm 98,2% tổng số người có khả năng làm việc)

- Số lao động thất nghiệp, không có việc làm: 1.821 người Chất lượng lao động qua đào tao nghề:

Tổng số lao động trong toàn huyện 35.213 lao động qua đào tạo chiếm 34,8% số lao động có khả năng làm việc. Trong đó:

Trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật: 17.254 người chiếm 49% Trình độ trung cấp: 9.965 người chiếm 28,3%

Trình độ Cao đẳng, Đại học: 7.994 người chiếm 22,7%

Như vây, ta có thể thấy số lao động có trình độ từ Cao đẳng, Đại học trở lên còn ít so với các nhóm khác. Đây là một khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

2.2.2. Thực trạng cơ cấu lao động phân theo nhóm ngành

Tổng số lao động có việc làm và đang lam việc là: 101.098 người (theo số liệu năm 2010)

- Nhóm ngành nông, lâm, thủy sản: 39.462 người, chiếm 39% tổng số lao động có khả năng làm việc

- Nhóm ngành công nghiệp xây dựng: 41.081 người, chiếm 40,6% - Nhóm ngành thương mại, dịch vụ: 17.100 người chiếm 16,9% - Nhóm các cơ quan hành chính sự nghiệp: 3.544 người, chiếm 3,5%

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động huyện Thach Thất phân theo nhóm ngành.

Như vậy, có thể thấy số người lao động trong lĩnh vực CN – TTCN chiếm tỷ trọng lớn 41.081 người, chiếm 40,6% tổng số người có khả năng làm việc. Số lao động trong các ngành dịch vụ - du lịch – thương mại cũng đã đạt tới 17.100 người chiếm 16,9% tổng số người có khả năng làm việc. Tuy nhiên, nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy số người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ lớn, 39.462 người, chiếm 39% tổng số lao động có khả năng làm việc. Điều đó đặt ra cho chính quyền địa phương bài toán về giải quyết việc làm cho nhóm đối tượng này khi diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần trong quá trình đô thị hóa nông thôn.

Để biết được con đường, cách thức chính quyền địa phương giải quyết việc làm cho người lao động trước hết chúng ta cần biết được quá trình thu hồi đất nông nghiệp của người dân trong huyện ra sao.

2.2.3. Thực trạng việc thu hồi đất từ năm 2009 đến năm 2012

Với tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn diễn ra nhanh chóng đã kéo theo việc thu hồi một khối lượng lớn đất nông nghiệp. Tình hình

việc thu hồi đất nông nghiệp ở Thạch Thất từ 2009 – 2012 được nêu trong bảng sau:

Bảng 2.4: Thực trạng thu hồi đất từ năm 2009 đến năm 2012 để xây

dựng các khu công nghiệp, cụm, điểm công nghiệp

Năm Diện tích (ha) Số hộ (hộ) Tổng diện tích đất phải thu hồi theo QĐ Đất ở Đất Nông nghiệp và đất khác Tổng số hộ liên quan Đã ĐTKS Đã được bố trí TĐC Nhận tiền BT, HT

Tổng diện tích đất huyện Thạch Thất: 20.250,85 ha

2009 1.495,86 16,69 1.479,17 29.727 14.648 195 12.145

2010 40,89 1,25 33,34 22.154 1.784 93 1.213

2011 93,36 0,59 92,77 21.622 2.321 187 856

2012 58,46 0,14 58,32 21.487 1.411 132 995

Cộng 1.688,57 18,67 1.663,6 94.990 20.164 607 15.209

Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả công tác bồi thường và tái định cư các dự án trên địa bàn huyện từ năm 2008 – 2012 (Ban Giải phóng mặt bằng Huyện)

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy hàng năm diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để phục vụ các mục đích phát triển kinh tế - xã hội rất lớn. Năm 2009 là năm đầu tiên khi Thạch Thất sáp nhập về Hà Nội cũng là năm đầu tiên huyện Thạch Thất có nhiều dự án xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp, cụm điểm công nghiệp. Tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi lên tới 1479,17 ha (chiếm 7,3% diện tích đất toàn huyện), năm 2010 có diện tích nông nghiệp bị thu hồi là 33,34 ha (chiếm 0,16% diện tích đất toàn huyện), năm 2011 là 92,77 ha (chiếm 0,45% diện tích đất toàn huyện), năm 2012 là 58,32 ha (chiếm 0,28% diện tích đất toàn huyện)

Như vậy, tổng diện tích đất thu hồi, chuyển mục đích từ năm 2009 đến năm 2012 là 1.688,57 ha (chiếm 8,2% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện),

1.663,6 ha đất nông nghiệp. Tổng diện tích đất thu hồi trong năm 2009 là cao nhất 1495,86 ha, cao hơn 1445,83 ha so với năm 2010, hơn 1386,4 ha so với năm 2011, hơn 1420,85 ha so với năm 2012.

Với diện tích nông nghiệp bị thu hồi lớn như vậy, đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân trên địa bàn huyện. Tổng số hộ bị thu hồi đất là 94.990 hộ. Cụ thể năm 2009 có tới 29.727 hộ dân có liên quan đến việc thu hồi đất. Năm 2010 là 21622 hộ, năm 2011 là 21487 hộ, năm 2012 là 19143 hộ. Điều đó kéo theo một loạt lao động trong huyện bị mất việc làm. Cụ thể có khoảng 137.968 lao động mất việc làm.

Một số xã có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi lớn như Thạch Hòa, Hạ Bằng, Phùng Xá, Bình Phú, Cẩm Yên, Đại Đồng, Thạch Xá...Trong đó, Thạch Hòa có tới 2.107 hộ bị thu hồi đất, Hạ Bằng có 767 hộ bị thu hồi đất, các xã khác như Tân Xã, Bình Phú, Phùng Xá, Cẩm Yên, Đại Đồng cũng bị thu hồi với diện tích khá lớn.

2.2.4. Thực trạng đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất

Bên cạnh những kết quả rất quan trọng trong việc thực hiện chính sách thu hồi đất sản xuất nông nghiệp của những người nông dân, nhằm tạo bước đột phá đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa huyện Thạch Thất, một vấn đề lớn đặt ra trong quá trình xây dựng Thạch Thất thành một huyện giàu đẹp, văn minh là giải quyết việc làm, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm cho người lao động nói chung, nhất là nông dân có đất sản xuất nông nghiệp Nhà nước thu hồi. Đây vừa là nhiệm vụ, vừa là trách nhiệm trước mắt và lâu dài của Đảng bộ, chính quyền huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho nông dân thuộc diện thu hồi đất ở huyện thạch thất giai đoạn 2008 2012 (Trang 50)