Với UBND các cấp (Thành phố, huyện, xã)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho nông dân thuộc diện thu hồi đất ở huyện thạch thất giai đoạn 2008 2012 (Trang 91 - 94)

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM, TẠO VIỆC LÀM

3.2. Những giải pháp và khuyến nghị

3.2.2.2. Với UBND các cấp (Thành phố, huyện, xã)

- Cần tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp, đường xá, cầu cống, điện nước, internet…cho các khu công nghiệp mới, khuyến khích phát triển mạnh các nghề truyền thống như: nghề mây tre đan ở xã Bình Phú, nghề cơ kim khí ở xã Phùng Xá, nghề mộc ở xã Hữu Bằng, Canh Nậu, nghề trạm trổ ở xã Chàng Sơn…, các nghề phụ, nghề phi nông nghiệp, nghề phụ trợ cho các doanh nghiệp. Điều này góp phần tạo

việc làm, tạo thu nhập cho người lao động. Từ đó góp phần xây dựng nông thôn mới, tránh được tình trạng người nông dân ly hương vì ly nông

- Đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu lao động, trong đó hướng sự quan tâm vào các đối tượng là nông dân bị thu hồi đất.

Cần có sự chỉ đạo, phối hợp thực hiện giữa Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, trung tâm dạy nghề huyện, chính quyền cấp cơ sở nhằm tổ chức các khóa học ngoại ngữ trên địa bàn huyện để phục vụ tốt nhất cho người dân, tránh cho người lao động phải ra các thành phố lớn học ngoại ngữ, gây tốn kém về thời gian và tiền bạc của người lao động.

Trong quá trình tuyển dụng xuất khẩu lao động cần ưu tiên các đối tượng nông dân bị thu hồi đất. Bên cạnh đó, cần hỗ trợ người dân về kinh phí để tham gia các khóa học hướng nghiệp và đào tạo nghề trước khi đi xuất khẩu lao động. Có như vậy, người nông dân mới có cơ hội tìm cho mình một công việc phù hợp và có khả năng đi xuất khẩu lao động.

- Để thực hiện có hiệu quả Quyết định số 479/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ lãi suất cho khu vực nông thôn cần khắc phục sự rườm rà trong thủ tục vay vốn. Theo quy định, muốn vay vốn, nông dân phải thế chấp sổ đỏ và các giấy tờ có mệnh giá cũng như phương án sản xuất kinh doanh ngân hàng mới cho vay vốn. Quy định này tuy đúng với quy định của pháp luật nhưng lại chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống, khiến cho nhiều nông dân muốn vay vốn để phát triển sản xuất lại không có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn vay, dẫn đến những khó khăn cho người dân. Do vậy, UBND huyện cần hỗ trợ, vay ưu đãi cho người nông dân bị thu hồi đất vay vốn để họ có vốn làm ăn, có vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh hoặc học nghề, phát triển các nghề mới.

Đặc biệt là đối với những lao động từ 35 tuổi trở lên, khả năng chuyển đổi nghề của họ thấp hơn các đối tượng khác, huyện cần chú trọng tới vấn đề giải quyết việc làm cho đối tượng này hơn.

- Ủy ban nhân dân huyện cũng cần có các chế tài bắt buộc đối với các chủ đầu tư đóng trên địa bàn huyện, đã và đang sử dụng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, cần có trách nhiệm cao đối với vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất. UBND huyện cần coi đây là cam kết, là vấn đề tiên quyết trước khi xem xét, phê duyệt các dự án của các chủ đầu tư.

Mặt khác UBND huyện cũng cần phải có các chính sách mở cửa để kêu gọi đầu tư vào địa bàn huyện, cần nới lỏng hành lang pháp lý của địa phương, ưu đãi đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động ở địa phương để tăng cường số việc làm cho người dân bị thu hồi đất.

- Cần có những quy định cụ thể, chặt chẽ và kiểm tra thường xuyên đối với các doanh nghiệp trong vấn đề ưu tiên tuyển dụng và đào tạo nghề cho lao động ở địa phương có đất bị thu hồi.

- Nhanh chóng triển khai việc bồi thường đất nông nghiệp bằng đất dịch vụ. Quy hoạch vị trí đất làm dịch vụ gắn với quy hoạch đất khu công nghiệp, khu đô thị trên cơ sở tham khảo ý kiến của dân.

- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy trình bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng, công khai đến người dân có đất bị thu hồi; đảm bảo việc cấp phép đầu tư, giao đất, cho thuê đất theo đúng quy định của pháp luật, tránh tình trạng vội vàng chạy theo phong trào, thu hút đầu tư để giải phóng mặt bằng khi các vấn đề bồi thường, tái định cư, hướng nghiệp ổn định cuộc sống người dân chưa được giải quyết.

- Tuyên truyền, động viên, khuyến khích lao động trẻ đi học nghề để nâng cao tay nghề. Thay đổi nhận thức của người nông dân về việc làm thông qua các phương tiện thông tin truyền thông, các chương trình phổ cập giáo

dục quốc gia, tổ chức các chương trình tư vấn các mô hình, phương thức phát triển kinh tế và hỗ trợ các khoá đào tạo kỹ năng, kiến thức kinh tế ứng dụng cơ bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho nông dân thuộc diện thu hồi đất ở huyện thạch thất giai đoạn 2008 2012 (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)