Đối với CHDCNDTriều Tiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách của các nước lớn (mỹ, nhật bản, nga, trung quốc) đối với bán đảo triều tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay (Trang 41 - 46)

Chương 1 : VÀI NÉT VỀ BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1991

2.1. Chính sách của Mỹ

2.1.1 Đối với CHDCNDTriều Tiên

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, CHDCND Triều Tiên nhận được viện trợ về kinh tế của Liên Xô và Trung Quốc. Và luôn phải chịu chính sách cấm vận từ Mỹ.

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, chính sách kinh tế của Mỹ đối với CHDCND Triều Tiên luôn phụ thuộc vào tình hình phát triển hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Chỉ khi CHDCND Triều Tiên cam kết từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân thì Mỹ mới có các chương trình viện trợ kinh tế và ngừng chính sách cấm vận kinh tế đối với CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên, từ sau Hiệp định khung 1994, CHDCND Triều Tiên vẫn tiếp tục phát triển chương trình vũ khí hạt nhân cùng với cuộc khủng hoảng hạt nhân năm 2002, khiến cho quan hệ hai nước càng trở nên căng thẳng. Do vậy mà Mỹ vẫn duy trì chính sách cấm vận kinh tế đối với CHDCND Triều Tiên.

Chính phủ Mỹ cũng trừng phạt kinh tế CHDCND Triều Tiên bằng cách cấm xuất khẩu những vật dụng như máy nghe nhạc iPod, tivi plasma và xe chạy điện Segway sang nước này, đó là nỗ lực hướng đòn trừng phạt thương mại vào những vật dụng mà họ cho rằng Chủ tịch Kim Jong Il và những người giàu có ở CHDCND Triều Tiên có thể ưa thích. Danh sách dự kiến còn bao gồm cả rượu Cognac, đồng hồ Rolex, thuốc lá, xe hơi, xe máy Harley Davidson, thậm chí cả cả motor lướt sóng Jet Ski. Lệnh cấm bao gồm cả các thiết bị thể thao và âm nhạc.

Tiếp đến, Mỹ siết chặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với CHDCND Triều Tiên bằng cách thêm tên 4 cá nhân và 8 tổ chức vào danh sách những cá nhân đặc biệt bị cấm giao thương với Mỹ và những công dân Mỹ. Chính phủ Mỹ xem xét 24 tổ chức và 4 cá nhân của CHDCND Triều Tiên sẽ chịu cấm vận tài chính trong bối cảnh Mỹ sẽ thực hiện cấm vận đối với CHDCND Triều Tiên. Cụ thể là 24 tổ chức liên quan đến CHDCND Triều Tiên dự kiến sẽ bị trừng phạt tài chính theo nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và mệnh lệnh hành chính của Mỹ, trong đó có các doanh nghiệp của CHDCND Triều Tiên và công ty Kohas AG của Thụy Sĩ, 4 cá nhân sẽ chịu cấm vận trong đó có Thống đốc Ngân hàng thương mại Tanchon Kim Tong Myong (người bị nghi ngờ quản lý quỹ của Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il) và Giám đốc Kohas AG Jakob Steiger[56].

Chính quyền của Mỹ luôn hy vọng các lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là từ Trung Quốc nước có quan hệ thương mại và đầu tư chủ yếu của CHDCND Triều Tiên, sẽ khiến ông Kim phải ngừng chương trình hạt nhân của mình và ngồi lại bàn đàm phán tìm kiếm một giải pháp mang tính ngoại giao. Về phía các công ty đa quốc gia phương Tây thì tránh kinh doanh trực tiếp với CHDCND Triều Tiên vì họ sợ bị Bộ Tài chính Hoa Kỳ phạt, tuy nhiên, đối với doanh nghiệp nhỏ hơn, cho dù từ phương Tây hay Trung Quốc, mọi chuyện không quá khó khăn để kinh doanh ở đất nước này.

Các quan chức CHDCND Triều Tiên và Mỹ 1.9.2007 đã có cuộc họp về vấn đề bình thường hóa quan hệ song phương. Đây có thể coi là cuộc gặp then chốt đối với tiến trình đa phương nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Sự căng thẳng và bế tắc về vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, với cao điểm là vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng hồi tháng 10.2006, đã bắt đầu thuyên giảm trong những tháng gần đây khi đàm phán sáu bên đạt được một số tiến bộ. Trong khi đó, quan hệ Mỹ - CHDCND Triều Tiên tiếp tục diễn biến theo hướng tích cực khi vài giờ trước khi diễn ra cuộc họp ở Giơnevơ, Mỹ đã gửi lời chia buồn đến CHDCND Triều Tiên về những thiệt hại về người và của trong đợt lũ lụt vừa qua và ngỏ ý viện trợ cho nước này

Vào ngày 21.0.2009, trong bối cảnh CHDCND Triều Tiên đang đối mặt muôn vàn khó khăn kinh tế, Mỹ cho biết sẽ tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Liên Hợp Quốc và gây áp lực cho đến khi CHDCND Triều Tiên trở lại tiến trình phi hạt nhân hóa. Trong một buổi họp báo tại Washington, trợ lý ngoại trưởng Mỹ Philip Crowley cho biết, Washington đang thực hiện nghiêm ngặt các điều khoản của Nghị quyết 1874 của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và tiếp tục gây sức ép lên CHDCND Triều Tiên. Trong khi đó, CHDCND Triều Tiên dường như đang có dấu hiệu xuống thang trong vấn đề hạt nhân. Một quan chức cấp cao của Nhà Trắng cho biết, CHDCND Triều Tiên dường như đang tìm kiếm biện pháp xóa dịu căng thẳng để nối lại các cuộc đối thoại với Mỹ. Trong buổi thuyết trình tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế của Anh, điều phối viên của Tổng thống Mỹ về chính sách chống vũ khí hủy diệt hàng loạt Gary Samore cho biết, CHDCND Triều Tiên thường triển khai chiến lược hòa bình khi tin rằng mình đã thu được lợi ích như mong đợi. Theo ông Samore, những điều như CHDCND Triều Tiên chỉ bắn thử ít tên lửa trước và sau Ngày Độc lập của Mỹ, những tuyên bố không quá gay gắt đối phó với Nghị quyết trừng phạt của Liên Hợp Quốc và tàu Gang Nam của CHDCND Triều Tiên bị nghi ngờ chở vũ khí bất hợp pháp đã đổi hướng trở về nước, cho thấy CHDCND Triều Tiên đã thay đổi chiến lược hành động của mình.

Trong thời gian gần đây, chính phủ hai nước tăng cường các cuộc giao lưu dân sự, với hy vọng sẽ cải thiện được mối quan hệ hai nước. Cụ thể là, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter cũng sẽ có chuyến thăm Bình Nhưỡng vào ngày 26.4.2011.

Một hoạt động giao lưu dân sự đánh dấu sự tiến triển trong mối quan hệ Mỹ-CHDCND Triều Tiên đó là một đoàn đại biểu bao gồm 12 quan chức kinh tế của CHDCND Triều Tiên đã tới thăm Mỹ từ ngày 19.3.2011 đến ngày 3.4.2011 để tìm hiểu về chủ nghĩa tư bản và nền kinh tế thị trường[57]. Trong đoàn có các quan chức cấp cao trong lĩnh vực kinh tế của CHDCND Triều Tiên như Cục trưởng Cục quản lý dự án nông nghiệp Yun Ryong Chan, Cục trưởng Cục hợp tác kinh tế nước ngoài Lee Jong Cheol với Cục trưởng Cục chỉ đạo thương mại

Yeon Il làm trưởng đoàn. Chuyên viên Jo Bong Hyeon thuộc Viện nghiên cứu kinh tế Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc cho biết, mục đích chuyến thăm Mỹ của đoàn đại biểu CHDCND Triều Tiên có thể được đánh giá qua thành phần cơ cấu đoàn này. Ông cho biết, đoàn quan chức kinh tế CHDCND Triều Tiên sang thăm Mỹ lần này chủ yếu bao gồm các cán bộ cấp cao như cục trưởng hay vụ trưởng trong Bộ Thương mại. Cơ quan Chính phủ này điều hành toàn bộ công việc liên quan đến ngoại thương. Nhóm cũng bao gồm các cục trưởng thuộc các Bộ Nông nghiệp và Tài chính. Trưởng đoàn là cán bộ thuộc Trung tâm nghiên cứu tài chính của Ngân hàng Thương mại CHDCND Triều Tiên, nơi đóng vai trò chủ chốt trong việc giao dịch tiền tệ với nước ngoài. Điều này phản ánh, CHDCND Triều Tiên đang rất cần giải quyết nạn khan hiếm đồng đô la do nền kinh tế ngày càng kiệt quệ trong nước. Thành phần cơ cấu của đoàn đại biểu lần này đã cho thấy mục đích chuyến thăm Mỹ của CHDCND Triều Tiên là nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời giải quyết các vấn đề về nông nghiệp và tài chính phát sinh do sự cấm vận CHDCND của cộng đồng quốc tế. Trong chuyến thăm kéo dài 2 tuần, đoàn quan chức CHDCND Triều Tiên đã có cuộc trải nghiệm văn hóa và nền kinh tế tư bản chủ nghĩa kiểu Mỹ. Tại chặng dừng chân đầu tiên ở Los Angeles, đoàn đã đi thăm Home Depot, công ty bán lẻ sản phẩm xây dựng và nội thất lớn nhất của Mỹ và phim trường Universal Studios ở Hollywood. Tiếp đó, đoàn rời tới San Diego và đi thăm các khu công nghiệp hiện đại như Qualcomm, một hãng chế tạo chip không dây chủ yếu của thế giới, Công ty Life Technologies, nhà cung cấp các giải pháp khoa học đời sống sáng tạo. Nhóm cũng đã tham dự buổi thuyết giảng về kinh tế thị trường tại Trường đại học San Diego, California. Không những thế, đoàn cũng đã đến thăm thành phố New York, trung tâm tài chính thế giới. Trong đó, địa điểm mà đoàn kinh tế CHDCND Triều Tiên đến thăm nhiều nhất là các công ty thực phẩm. Điều này phần nào phản ánh thực trạng thiếu lương thực trầm trọng của CHDCND Triều Tiên. Đoàn đã tới thăm trang trại trồng nấm Moutain Meadow, Công ty bán buôn hải sản, Công ty chế biến thực phẩm và cả trang trại trồng lúa quy mô lớn ở gần bang California. Qua đó, chúng ta thấy đoàn quan chức đã tìm đến những nơi mà

họ có thể học hỏi để khắc phục vấn nạn lương thực của đất nước mình. Đoàn cũng đã đi thị sát Công ty năng lượng Sempra Energ. Thêm vào đó, việc tới thăm Hãng tin tài chính Bloomberg và Tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới Citigroup đã chứng tỏ mối quan tâm của CHDCND Triều Tiên về các ngành công nghiệp truyền thông và tài chính. Các chuyên gia nhận định, việc CHDCND Triều Tiên cử đoàn quan chức kinh tế với quy mô lớn tới thăm Mỹ lần này là một việc hết sức hy hữu. Tất nhiên, các nhân sự kinh tế của CHDCND Triều Tiên trước đây cũng đã vài lần tới thăm Mỹ hoặc mời các quan chức châu Âu tới CHDCND Triều Tiên.

Năm 2003, một nhóm quan chức kinh tế của CHDCND Triều Tiên đã sang thăm Việt Nam với sự tài trợ của Trường Kinh tế Stockholm, Thụy Điển. Năm 2004, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng về hiệp thương quốc tế của Thụy Sĩ đã thực hiện một khóa đào tạo về kinh tế thị trường tại CHDCND Triều Tiên. Nhưng đây là lần đầu tiên một nhóm lớn các quan chức kinh tế của CHDCND Triều Tiên tới thăm các khu vực trọng điểm trên toàn nước Mỹ. Lý do họ tới thị sát các khu công nghiệp của Mỹ trong bối cảnh quan hệ hai nước đang căng thẳng như hiện nay là do tác động bởi các vấn đề đối nội, đối ngoại của CHDCND Triều Tiên.

Về tình hình trong nước, CHDCND Triều Tiên đang phải đối mặt với nạn kinh tế ngày càng trở nên nghiêm trọng, không thể tự giải quyết vấn đề kinh tế mà bắt buộc cần đến sự hỗ trợ của nước ngoài, bao gồm việc thu hút đầu tư và viện trợ. Do đó, CHDCND Triều Tiên muốn khắc phục vấn nạn trong nước thông qua việc cải thiện quan hệ với nước ngoài. Từ trước đến nay, giới chức hai nước Triều-Mỹ đã tiến hành nhiều cuộc thương thảo và đối thoại kín nhưng vẫn chưa đạt được kết quả thiết thực. Một trong những lý do khiến tình hình kinh tế CHDCND Triều Tiên trở nên tồi tệ là do sự cấm vận của cộng đồng quốc tế. Trong đó, nước Mỹ đóng vai trò chủ đạo. Do đó, CHDCND Triều Tiên cần phải dẫn dắt, cải thiện quan hệ với Mỹ mới có thể giải quyết vấn đề kinh tế trong nước. Chính vì vậy, CHDCND Triều Tiên muốn tạo quan hệ tốt đẹp với Mỹ thông qua chuyến thăm lần này. Chính phủ Mỹ đã không đưa ra quan điểm hay bình luận

chính thức nào về chuyến thăm của đoàn quan chức kinh tế CHDCND Triều Tiên. Bộ Ngoại giao Mỹ đã đề cập sự kiện này như một hoạt động giao lưu dân sự. Tuy nhiên, một vài chuyên gia đang chú ý đến việc giao lưu dân sự giữa hai nước Triều-Mỹ đang ngày càng mở rộng trong thời gian gần đây. Nhóm các nhà khoa học và đoàn tuyển thủ Taekwondo của CHDCND Triều Tiên đã lần lượt tới thăm Mỹ trong tháng 5.2011.

Ngày 16.12.2011, Mỹ và CHDCND Triều Tiên đã kết thúc cuộc đàm phán

kéo dài hai ngày tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) bàn về khả năng Mỹ viện trợ lương thực cho CHDCND Triều Tiên. Cuộc đàm phán diễn ra giữa Vụ trưởng các vấn đề với Mỹ thuộc Bộ ngoại giao CHDCND Triều Tiên, ông Ri Gun và ông Robert King, đặc phái viên của Mỹ về vấn đề nhân quyền của CHDCND Triều Tiên. Ông King nói rằng hai bên đã có cuộc đàm phán tốt đẹp và hữu ích, song không cung cấp thêm chi tiết. Tháng 5.2011, ông King cũng dẫn đầu một phái đoàn Mỹ thăm CHDCND Triều Tiên để đánh giá về nhu cầu lương thực. Hai quan chức đã thảo luận về các điều khoản nối lại viện trợ lương thực, trong đó có quy mô, mặt hàng viện trợ và các biện pháp kiểm soát hoạt động phân phối. Nếu Mỹ nối lại viện trợ lương thực (vốn bị ngừng từ năm 2009), động thái đó có thể mở đường cho vòng ba của đàm phán song phương giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên hướng tới khôi phục đàm phán sáu bên về chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.

Qua đây có thể thấy rằng, Mỹ đang nỗ lực cải thiện mối quan hệ với CHDCND Triều Tiên bằng nhiều hoạt động giao lưu, viện trợ về kinh tế nhằm mục đích có thể thuyết phục CHDCND Triều Tiên quay lại vòng đàm phán 6 bên và có những thay đổi trong chương trình phát triển vũ khí hạt nhân theo hướng có lợi cho Mỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách của các nước lớn (mỹ, nhật bản, nga, trung quốc) đối với bán đảo triều tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay (Trang 41 - 46)