Về kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách của các nước lớn (mỹ, nhật bản, nga, trung quốc) đối với bán đảo triều tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay (Trang 127 - 148)

3.1.2 .Về kinh tế

3.2.2. Về kinh tế

Sau chiến tranh, Hàn Quốc gặp nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội, đất nước bị tàn phá nặng nề, thiếu thốn về cơ sở vật chất, hạ tầng, công nghiệp lạc hậu, dân số đông, thất nghiệp tràn lan, người dân rơi vào tình cảnh túng đói . Trong tình cảnh này, Hàn Quốc đã chọn con đường thoát ra bằng kinh tế. Và trong giai đoạn này, Hàn Quốc nhận thức được rằng việc mở rộng quan hệ kinh tế với Mỹ là một việc làm cần thiết và lâu dài. Trong quan hệ kinh tế với Mỹ, thời kỳ đầu, Hàn Quốc chủ yếu nhận viện trợ của Mỹ. Từ năm 1953 đến năm 1962, 95% viện trợ nước ngoài cho Hàn Quốc là của Mỹ, chiếm tới 8% GDP của Hàn Quốc, hầu hết đây là những khoản viện trợ không hoàn lại[32]. Điều này đã giúp cho nền kinh tế của Hàn Quốc nhanh chóng phục hồi, ngày càng hội nhập vào thị trường quốc tế. Ngoài ra, Hàn Quốc còn nhận các hình thức viện trợ khác như hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi.

Vào giữa những thập niên 1980, tổng vốn chủ sở hữu trực tiếp nước ngoài đầu tư tại Hàn Quốc là 1 tỷ USD [32]. Thực tế là kinh tế Hàn Quốc phụ thuộc vào thương mại nước ngoài sẽ làm cho thị trường trong nước dễ bị biến động theo thị trường quốc tế. Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường trong nước của Hàn Quốc vào cuối những năm 80 đã làm giảm sự phụ thuộc này. Đến cuối những năm 1980, Hàn Quốc gặp phải những vấn đề phức tạp trên con đường phát triển như khủng hoảng mô hình tăng trưởng, phân phối thu nhập...Vì vậy Hàn Quốc đã chọn mô hình phát triển chiến lược quốc gia là gia nhập hàng ngũ các nước tư bản phát triển, bằng việc triển khai nhiều biện pháp tích cực trong đẩu tư, hoạt động thương mại. Nhờ vậy, Hàn Quốc có thể cạnh tranh với Nhật Bản và Mỹ trong một số lĩnh vực đặc biệt là về các sản phẩm kỹ thuật cao.

Quan hệ Hàn - Mỹ đã tạo nên lực đẩy phát triển cho nền kinh tế Hàn Quốc trong suốt nhiều thập niên, với những khoản viện trợ to lớn của mình, Mỹ đã kéo Hàn Quốc thoát ra khỏi đống đổ nát sau chiến tranh nhằm phục vụ cho những ý đồ chiến lược của Mỹ tại Đông Bắc Á. Trong những năm tiến hành công nghiệp hóa phát triển kinh tế - xã hội, Hàn Quốc nhận được nhiều sự giúp đỡ và được hưởng một thị trường mở rộng cửa của Mỹ. Từ thập niên 1980, những xung đột thương mại xuất hiện và ngày càng trở nên căng thẳng hơn. Nguyên nhân là khi mối quan hệ đã được đặt trên cơ sở các nhu cầu thực sự lợi ích cho cả hai phía, một mặt nó phản ánh cách tiếp cận đúng đắn thiết thực của cả hai bên, song mặt khác những khó khăn thực sự cũng nảy sinh. Tuy nhiên, cả hai nước đều có nhiều nỗ lực để giải quyết xung đột nhằm gạt bỏ những trở ngại trên con đường phát triển quan hệ trong tương lai.

Rõ ràng do tầm vóc, vị trí của hai đối tác trong mối quan hệ song phương, sự nhượng bộ của Hàn Quốc đối với Mỹ trong những trường hợp cần thiết là điều Chính phủ Hàn Quốc phải cân nhắc. Chiến tranh lạnh kết thúc, khả năng tăng cường hợp tác kinh tế, cùng tồn tại hòa bình giữa những nước có chế độ chính trị khác nhau ngày càng phát triển. Thế nhưng, đối với Hàn Quốc, dù đã thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế, mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới, Mỹ vẫn là đối tác chiến lược rất quan trọng của họ. Điều này cũng

dễ hiểu vì cho dù chất kết dính của liên minh Hàn - Mỹ không còn đậm đặc như những thập niên trước đây nhưng những thách thức mới trên bán đảo lại tiếp tục nảy sinh, nhất là thách thức an ninh từ CHDCND Triều Tiên và sự tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc khác tại khu vực… đang tiềm ẩn những nguy cơ khó lường đối với quyền lợi của Hàn Quốc và Mỹ buộc cả hai phải chú ý nhiều hơn đến những vấn đề liên quan đến an ninh, chính trị và kể cả kinh tế của mình tại khu vực. Nhiều bất đồng đã phát sinh trong quá trình triển khai quan hệ kinh tế Hàn - Mỹ thời kỳ sau chiến tranh lạnh.

Song duy trì tình bạn bấy lâu trong bối cảnh đầy biến động như hiện nay vẫn là điều cần thiết đối với cả Hàn Quốc lẫn Mỹ. Nhìn lại lịch sử quan hệ thương mại Hàn - Mỹ kể từ thời điểm 1948 có thể khẳng định, dẫu có những thăng trầm nhất định nhưng quan hệ thương mại Hàn - Mỹ đã phát triển nhanh chóng, toàn diện và sâu sắc có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của kinh tế Hàn Quốc. Ở vị trí của Hàn Quốc trong thời gian xác định từ 1948 đến nay, thực sự họ đã làm được một việc không dễ dàng đấy là tranh thủ Mỹ - một nước có lịch sử đối ngoại cực kỳ linh hoạt, nhạy bén và cũng rất thực dụng. Chiến tranh lạnh kết thúc, Hàn Quốc tiếp tục khai thác tối đa thị trường rộng lớn của Mỹ. Dù cho nhiều vấn đề trong quan hệ thương mại giữa hai nước đã nãy sinh, Mỹ vẫn là một đối tác chiến lược quan trọng và không thể thiếu của Hàn Quốc.

Hiện nay, Việt Nam đang triển khai chính sách đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với các nước lớn trong khu vực và trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ. Vì vậy, việc tìm hiểu quan hệ Hàn - Mỹ nói chung và quan hệ thương mại Hàn – Mỹ nói riêng là một việc làm hết sức cần thiết. Dĩ nhiên, Việt Nam không thể áp dụng nguyên xi các nội dung và bước đi cũng như các biện pháp đã thực hiện ở Hàn Quốc bởi vì bối cảnh quốc tế và đặc điểm dân tộc giữa hai nước có những khác biệt. Nhưng việc tham khảo, học hỏi những kinh nghiệm lịch sử về chiến lược công nghiệp hóa và đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển hoạt động dịch vụ cũng như chính sách đối ngoại, đặc biệt là quan hệ với Mỹ của Hàn Quốc, từ đó phân tích, rút ra

những điều phù hợp để vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nước ta không phải không còn có giá trị.

Đối với Hàn Quốc, Nhật Bản đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc. Bởi vì từ sau khi thực hiện chính sách phát triển hướng vào xuất khẩu, các ngành công nghiệp chủ yếu của Hàn Quốc đều phải dựa vào nhập khẩu vật liệu và phụ tùng từ Nhật Bản rồi sau đó mới bán các sản phẩm hoàn thiện của mình ra nước ngoài. Vì thế, khi xuất khẩu của Hàn Quốc tăng lên thì cũng đồng nghĩa với việc phải nhập khẩu từ Nhật Bản nhiều hơn. Năm 2008, trong giao dịch thương mại với Nhật Bản, Hàn Quốc đã thâm hụt khoảng 32,7 tỷ USD[5, tr 42]. Và theo báo cáo gần đây, mức thâm hụt đó đã tăng lên cao kỉ lục trong nửa đầu năm nay. Đây chính là một chướng ngại cần được tháo gỡ để đẩy mạnh hơn nữa quan hệ Hàn-Nhật trong tương lai. Do ngành công nghiệp sản xuất vật liệu và phụ tùng của Hàn Quốc còn yếu mà Nhật Bản lại là thị trường độc quyền nên cán cân thương mại của Hàn Quốc với Nhật Bản chưa bao giờ đạt thặng dư kể từ khi quan hệ thương mại song phương được nối lại vào năm 1965.

Đặc biệt với các mặt hàng như ô tô và chất bán dẫn, Hàn Quốc càng xuất khẩu được nhiều bao nhiêu thì càng phải nhập nhiều vật liệu và phụ tùng từ Nhật Bản bấy nhiêu. Kết quả là Hàn Quốc càng phải chịu thâm hụt thương mại lớn hơn. Thực tế, Hàn Quốc đã nhập siêu từ Nhật Bản tới hơn 18 tỷ USD trong nửa đầu năm 2010 [5, tr42]. Bởi vậy, chính phủ Hàn Quốc cần phải có đối sách để lấy lại cân bằng trong quan hệ thương mại với Nhật Bản, đồng thời tiếp tục tìm kiếm những đối tác mới.

Kể từ sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Hàn Quốc đã tập trung vào việc mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại với Trung Quốc. Hàn Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của Trung Quốc, chỉ đứng sau Mỹ và Nhật Bản. Theo thống kê của Bộ ngoại giao thương mại Hàn Quốc, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng 30 lần từ mức 6 tỷ USD năm 1992 lên 160 tỷ USD năm 2007. Theo thống kê năm 2008 , có 46.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư vào Trung Quốc, với tổng số vốn 38,8 tỷ USD. Đến

hết năm 2007, khoảng 40.000 công ty của Hàn Quốc có văn phòng đại diện tại Trung Quốc, tạo ra khoảng 2 triệu việc làm cho người bản địa [65]. Hàn Quốc phát triển quan hệ kinh tế với Trung Quốc góp phần tăng cường sự khăng khít trong mối quan hệ với Trung Quốc, giúp Hàn Quốc khẳng định tiềm lực kinh tế vững mạnh của quốc gia, là một yếu tố quan trọng để khẳng định vị thế trong khu vực và trên thế giới trong thời kỳ toàn cầu hóa ngày nay.

Hàn Quốc gần đây đã thoát ra khỏi cơn sóng gió kinh tế xảy ra vào cuối năm 1997. Cuộc khủng hoảng làm điêu đứng các thị trường trên toàn châu Á này đã đe dọa những thành tựu kinh tế to lớn của Hàn Quốc. Tuy nhiên, nhờ thực hiện đầy đủ các thỏa thuận với Quỹ tiền tệ thế giới, quyết tâm cải tổ mạnh mẽ của chính phủ và việc đàm phán thành công hoãn nợ nước ngoài với các ngân hàng chủ nợ, kinh tế Hàn Quốc đã lấy lại đà tăng trưởng và tiếp tục phát triển.

Ngay từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, đất nước đã nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Mục tiêu quốc gia là vượt qua được những vấn đề nảy sinh trước đây bằng cách tạo ra một cơ cấu kinh tế phù hợp với nền kinh tế tiên tiến. Hàn Quốc, từng được biết đến như một trong những nước nông nghiệp nghèo nhất thế giới, đã nghiêm túc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế từ năm 1962. Sau chưa đầy bốn thập kỷ, đất nước đã đạt được những thành tựu kinh tế được cả thế giới biết đến như Kỳ tích trên sông Hàn. Đó là một quá trình phi thường đã nhanh chóng giúp cải tạo nền kinh tế Hàn Quốc, đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử của đất nước. Chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại lấy xuất khẩu làm động lực tăng trưởng đã góp phần quan trọng vào sự chuyển đổi kinh tế toàn diện của Hàn Quốc. Dựa trên chiến lược này, nhiều chương trình phát triển đã được thực hiện thành công. Kết quả là từ năm 1962 đến 2005, tổng thu nhập quốc dân (GNI) của Hàn Quốc tăng từ 2,3 tỷ USD lên 786,8 tỷ USD, với thu nhập bình quân tính theo đầu người tăng vọt từ 87 USD/năm lên 16.291 USD/năm[16, tr 37].

Tóm lại, có thể thấy, Hàn Quốc có nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Đó là hệ thống quản lý của CNTB nhà nước

được vận dụng, cải tiến phù hợp với tình hình của các nước đang phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa diễn ra tương đối muộn.

3.2.3 Về văn hóa - xã hội

Với mục tiêu đưa nền văn hóa của Hàn Quốc đến gần hơn với nhân dân các quốc gia khác, chính phủ Hàn Quốc đã dọn đường cho các nghệ sỹ của họ tiếp thị văn hóa đến khắp mọi nơi. Sự đẩy mạnh văn hóa của Hàn Quốc ra thế giới là cả một chiến lược mang tầm quốc gia là sự đoàn kết của cả một dân tộc trong nỗ lực giới thiệu, tuyên truyền và quảng bá hình ảnh văn hóa, phong tục tập quán đất nước mình đến với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Có thể thấy, sự bùng nổ ngành công nghệ phim Hàn với nhiều tác phẩm chất lượng cao, các đạo diễn xuất sắc và dàn diễn viên có ngoại hình đẹp, diễn xuất tài tình, cộng với những cảnh quay sử dụng kỹ xảo và hoành tráng không kém gì phim Hollywood ... đã góp phần tạo dựng lên một hình ảnh Hàn Quốc lung linh và huyền diệu, có sức cuốn hút đối với mọi tầng lớp khán giả. Bên cạnh đó, các sản phẩm nghệ thuật, nhất là điện ảnh và truyền hình đã đi sâu khai thác diễn biến tâm lý một cách nhẹ nhàng, phản ánh chân thực những tâm tư đời sống của con người. Ẩn sau những câu chuyện rất đỗi bình thường, giản dị và gần gũi trong cuộc sống với những vấn đề muôn thủa như tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình và các quan hệ xã hội… mỗi bộ phim đều chất chứa và nổi bật tính nhân văn cao đẹp. Đó chính là đặc điểm chung, là sợi dây gắn kết những nền văn hóa lại gần nhau.

Về giáo dục, trong nỗ lực thu hút sinh viên nước ngoài đến Hàn Quốc du học, nhiều trường đại học ở Hàn Quốc đưa ra những chương trình cải tiến, các suất học bổng hấp dẫn đồng thời đổi mới trang thiết bị. Và những nỗ lực “thu

hút” sinh viên ngoại của các trường đại học Hàn Quốc đã có kết quả thực sự khi

số sinh viên quốc tế du học Hàn Quốc đang tăng lên. Theo số liệu thống kê mới nhất, số lượng sinh viên quốc tế tại Hàn Quốc tăng từ 24.797 sinh viên vào năm 2005 lên 82.096 SV vào năm 2011. Theo tờ Joongang Daily, trong một số trường hợp, không chỉ là những suất học bổng và những lớp học giảng dạy bằng ngoại ngữ là yếu tố thu hút sinh viên quốc tế đến Hàn Quốc. Chính vị thế đang tăng lên

của Hàn Quốc trên trường quốc tế cũng là một yếu tố hấp dẫn không nhỏ với các sinh viên nước ngoài. Các sinh viên nước ngoài cho rằng đất nước duy nhất trong số những nền kinh tế mạnh trên thế giới mà vẫn tiếp tục phát triển chính là Hàn Quốc Đó là điều đã dẫn họ tới Hàn Quốc du học. Đặc biệt, ngày 30.1.2012 vừa qua, Bộ Giáo dục Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc cùng Viện nghiên cứu Hàn Quốc học đã công bố kế hoạch thực hiện dự án phát triển ngành Hàn Quốc học năm 2012, trong đó có nội dung hỗ trợ 27 tỷ 280 triệu won cho phát triển ngành Hàn Quốc trong năm 2012 [63].

Làn sóng Hàn Quốc đã thể hiện ảnh hưởng tích cực đến sức mua sản phẩm của nước này với đối tượng tiêu thụ là người nước ngoài. Ngày 13.11.2011, Viện nghiên cứu Thương mại Quốc tế của Hiệp hội thương mại Hàn Quốc đã đưa ra báo cáo xuất khẩu nếu hiểu rõ Làn sóng Hàn Quốc dựa trên kết quả điều tra 1.173 người là khách du lịch đến từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và cả người tiêu dùng trong nước. Theo đó, hơn 80% câu trả lời là làn sóng Hàn Quốc ảnh hưởng rất lớn đến việc mua sắm các sản phẩm của Hàn Quốc. Trong đó, thực tế cứ 4 người thì 3 người đã mua hàng Hàn Quốc sản xuất. Bản báo cáo đã dựa trên mối liên hệ giữa làn sóng Hàn Quốc và sức mua sản phẩm mà đưa ra danh mục một số sản phẩm có tiềm năng để mở rộng xuất khẩu. Đó là các mặt hàng đồ gia dụng, mỹ phẩm và trang phục thường được thấy trong các sản phẩm của làn sóng Hàn Quốc như KPOP (dòng âm nhạc đại chúng) hay các bộ phim truyền hình.

Làn sóng Hàn Quốc đã tạo nên một nguồn năng lượng lớn không chỉ về văn hoá mà cả về kinh tế cho đất nước này. Từ đầu năm đến nay, lượng xuất khẩu các chương trình truyền hình của Hàn Quốc đã vượt 100 triệu USD (tương đương 105 tỉ won)- gấp 20 lần so với 10 năm trước; bên cạnh đó, lượng khách du lịch nước ngoài tới xứ sở này qua các tour du lịch trọn gói tăng đến mức kỷ lục là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách của các nước lớn (mỹ, nhật bản, nga, trung quốc) đối với bán đảo triều tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay (Trang 127 - 148)