Quá trình chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện võ nhai (thái nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 38)

1.2.2.1 Phát triển kinh tế nâng cao mức sống đồng bào các dân tộc

Trước năm 2000, nền kinh tế của đồng bào các dân tộc nhất là dân tộc thiểu số ở các xã vùng sâu, vùng xa huyện Võ Nhai rất khó khăn. Do hạn chế về nhận thức cộng với tập quán sản xuất lạc hậu nên hoạt động sản xuất của đồng bào kém phát triển. Thu thập của người dân thấp. Trong những năm từ 2000 đến 2005 nhờ sự trợ giúp của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang bị cho người dân không chỉ vốn mà cả kĩ thuật, cây, con giống mới có hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là việc chỉ đạo thực hiện những chính sách nhằm phát triển kinh tế, nâng cao mức sống đồng bào các dân tộc của Đảng bộ, ủy ban nhân dân các ban, ngành các cấp, kinh tế của huyện đã có sự phát triển. Trong sản xuất đã xuất hiện một số mô hình làm ăn mới VAC, phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa,… đời sống nhân dân đã và đang dần đổi mới tuy khó khăn vẫn còn nhiều.

Về sản xuất nông nghiệp: Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Võ Nhai lần thứ XVIII tháng 11 năm 2000 đã xác định “Nông nghiệp là mặt trận hàng đầu do vậy phải tập trung phát triển toàn diện, có chú trọng đến phát triển ở

từng vùng. Từng bước chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng mô hình kinh tế hộ và kinh tế trang trại

- Tập trung phát triển các cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày có thế mạnh và có giá trị kinh tế cao trên thị trường địa phương.

- Tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hướng phát triển hộ và trang trại với quy mô vừa và nhỏ.

- Phát triển mạng lưới thủy lợi, thực hiện kiên cố hóa kênh mương nâng cao năng lực tưới nước phục vụ sản xuất” [20, tr11]

Mục tiêu của phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn này (đến năm 2005) là tổng sản lượng lương thực bình quân có hạt đạt 22.000 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 335 kg/ người/ năm. Sản lượng thịt hơi các loại: 1.892 tấn. Trồng cây ăn quả: 750 ha

Thực hiện chủ trương của Đại hội lần thứ XVIII, các địa phương đã có nhiều biện pháp để chỉ đạo đồng bào các dân tộc phát triển sản xuất: Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh thâm canh, sử dụng giống mới có năng xuất cao vào gieo trồng; Tăng diện tích lúa xuân, lúa mùa sớm, diện tích lúa một vụ; Đưa vào sản xuất các cây công nghiệp ngắn ngày là giống mới có năng xuất cao như; đỗ tương, lạc, thuốc lá, mía; Các địa phương đều quan tâm đến các dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp như: phân bón, thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, tiêm phòng cho gia súc, gia cầm. Công tác thủy lợi được đặc biệt chú trọng. Đảng bộ huyện đã chỉ đạo các địa phương xây dựng mới và sửa chữa các đập, hồ, kênh mương đảm bảo nước tưới cho sản xuất, tăng diện tích gieo cấy từ 1 vụ lên 2 vụ. Từ năm 2001 đến 2005, riêng nguồn ngân sách của huyện cũng đầu tư thêm 18km kênh mương nội đồng với giá trị 80 triệu đồng để phục vụ cho công tác tưới nước cho các hộ vùng 135.

Ngoài các biện pháp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nêu trên Đảng bộ huyện đã chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt chính sách trợ giá giống, giá

cước vận tải vận chuyển phân bón của Nhà nước cho nông dân, cho người nghèo vay vốn với lãi xuất thấp để đầu tư sản xuất… Đặc biệt, nhiều biện pháp khuyến nông, khuyến lâm đã được áp dụng càng làm cho đồng bào các dân tộc phấn khởi và tích cực sản xuất. Huyện đã chi nguồn ngân sách địa phương để tổ chức tập huấn khuyến nông cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Tính từ năm 2001đến 2005, huyện đã tổ chức đào tạo, tập huấn khuyến nông được 45 lớp học với 1.800 lượt hộ tham gia.

Những biện pháp đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp kể trên đã làm thay đổi diện mạo ngành sản xuất nông, lâm nghiệp. Sản xuất nông, lâm nghiệp có chuyển biến tích cực: tốc độ tăng trưởng của ngành nông lâm nghiệp tăng bình quân hàng năm 5,85%, giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp năm 2001 đạt 89 tỷ đồng; chiếm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế chung là 52,7%; đến năm 2005 đạt giá trị 115 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 47,18%. Cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu mùa vụ được chú trọng phát triển và đã gắn với thị trường tiêu thụ, các loại cây trồng có giá trị kinh tế như cây ngô, cây đậu tương, thuốc lá, mía , lạc, chè… được quan tâm đầu tư phát triển. Hệ số sử dụng đất tăng từ 1,58 lần năm 2001 lên 1,81 lần năm 2005 đạt 18,32 triệu đồng. Việc đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và các dịch vụ vào phục vụ sản xuất. Nông nghiệp đã đem lại hiệu quả thiết thực góp phần làm cho sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển. Sản lương lương thực có hạt tăng nhanh từ 20,3 nghìn tấn năm 2001 lên 28 nghìn tấn năm 2005, vượt 6 nghìn tấn so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XVIII. Bình quân lương thực/người/năm từ 330 kg năm 2001 lên 440 kg năm 2005.

Ngành chăn nuôi tiếp tục được quan tâm đầu tư: Các mô hình chăn nuôi tập trung, chăn nuôi hộ ngày càng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, năm 2001 đàn lợn có 29.420 con, đàn bò có 1.243 con; đến năm 2005, đàn lợn đã đạt mức 32.000 con, đàn bò tăng lên 2.500 con, đàn trâu giữ mức

ổn định, sản lượng thịt các loại đạt 2800 tấn vượt xa so với Nghị quyết. Chăn nuôi phát triển đã nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc trong huyện.

Về công tác bảo vệ rừng: Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Võ Nhai lần thứ XVIII tháng 11 năm 2000 đã xác định: “Đẩy nhanh tốc độ trồng rừng mới kết hợp với khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển rừng, hoàn thành cơ bản công tác định canh định cư và ổn định đời sống nhân dân vùng ĐCĐC”. [20, tr11]

Rừng là nguồn lực chủ yếu phát triển kinh tế trong tương lai. Điều đó có nghĩa rằng nguồn lực Rừng rất quan trọng trong phát triển kinh tế và đặc biệt là mức sống của dân tộc miền núi bởi vì rừng là nguồn lực tự nhiên như nước, lương thực, thuốc, củi, gỗ và những nhu cầu vật chất khác. Dân tộc miền núi có lịch sử lâu dài cùng với mối quan hệ mật thiết từ rừng bởi đó là cuộc sống của họ.

Nhận thức được tầm quan trọng của rừng đối với đồng báo các dân tộc, Đảng bộ huyện đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ rừng. Huyện đã có chủ trương giao đất giao rừng cho hộ nông dân quản lý. Đây là chủ trương đúng đắn giúp giảm một cách nhanh chóng nạn chặt phá rừng. Rừng đã được bảo vệ tốt hạn chế được nhiều thiên tai, giảm những thiệt hại không đáng có.

Ngành lâm nghiệp bước đầu đã có chuyển hướng từ khai thác tự nhiên sang trồng rừng và chăm sóc bảo vệ rừng: Qua 5 năm đã trồng được 2280 ha cây lâm nghiệp, 392 ha cây hồi, nâng độ che phủ rừng toàn huyện đạt 64%. Công tác quản lý bảo vệ rừng được các cấp, các ngành thường xuyên quan tâm và có nhiều biện pháp tích cực để ngăn chặn, xử lý các đối tượng vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng.

Đặc biệt Đảng bộ huyện đã chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt chương trình 661 (Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng) của Chính phủ.

Theo đó,diện tích rừng sản xuất được trồng mới và rừng đặc dụng được trong dự án đều đạt 430ha chiếm 34,82 trên tổng diện tích rừng được trồng, diện

tích rừng phòng hộ chiếm 20,65% và diện tích rừng khoanh nuôi, tái sinh chiếm tỷ lệ là 9,72%. Việc trồng mới diện tích rừng kể trên đã góp phần sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xoá đói, giảm nghèo, định canh, định cư, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc, ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện.

Chính sách định canh định cƣ: Song song với công tác bảo vệ rừng, chính sách ĐCĐC cần phải được chú trọng. Trong nhiều năm qua, do cuộc sống khó khăn, không biết cách làm ăn, do thiếu hiểu biết về tầm quan trọng của rừng. Một số hộ dân đã phá rừng đốt nương làm rẫy, lấy gỗ và củi bán. Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái đặc biệt ở 2 xã Cúc Đường, Thượng Nung. Trước tình trạng này, UBND huyện đã chỉ đạo thực hiện dự án ĐCĐC cùng với các dự án khác trên cùng địa bàn tạo mọi điều kiện thuận lợi xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá cho nhân dân vùng dự án. Công việc cụ thể là: sắp xếp lại dân cư ở những nơi cần thiết, tổ chức lao động, đưa khoa học kĩ thuật mới vào nông thôn thông qua dự án ĐCĐC tạo cho nhân dân việc làm, hỗ trợ vốn cho phát triển sản xuất để từng bước ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

Từ năm 1999 đến năm 2001, dự án ĐCĐC được nhà nước đầu tư riêng. Tuy nhiên, từ tháng 6/2000 dự án ĐCĐC trở thành một trong dự án thành phần của chương trình 135. Vì vậy, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo BCĐ chương trình 135 lồng ghép thực hiện cùng các dự án khác của chương trình. Trong 3 năm 1999-2001 tổng số vốn đầu tư cho dự án là 260 triệu đồng được đầu tư tập trung cho việc khai hoang đất và bố trí lại dân cư: Xã Cúc Đường đầu tư 11 triệu đồng từ NSTW cho 4 hộ để tiến hành khai phá 2,2ha đất hoang để làm đất ruộng. Quy hoạch bố trí lại 11 hộ dân và cung cấp 88 triệu đồng giúp họ ổn định cuộc sống; Xã Thượng Nung đầu tư 25 triệu đồng cho 6 hộ dân để

khai phá 5ha đất hoang từ đó có thể tiến hành canh tác được. Quy hoạch bố trí lại 17 hộ dân và đầu tư 136 triệu đồng cho các hộ từ đó xây dựng cơ sở vật chất ban đầu từ bỏ cách làm ăn cũ, nâng cao cuộc sống.

Từ năm 2002, thực hiện chương trình hỗ trợ đồng bào thiểu số thông qua chương trình ĐCĐC với tổng kinh phí 411 triệu đồng, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo các xã hỗ trợ cho 997 hộ nghèo trong huyện mua dụng cụ sản xuất, giống cây trồng vật nuôi để ổn định và phát triển sản xuất. Việc cung ứng đưa cây giống, con giống có năng xuất cao vào sản xuất đã làm thay đổi căn bản tập quán canh tác cũ của nhân dân. Từ đó, đồng bào yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống. Tình trạng đốt rừng làm nương rẫy được hạn chế. Hiện tượng du canh du cư không còn. Môi trường sinh thái được bảo vệ.

Chính sách ĐCĐC không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà có ý nghĩa ổn định xã hội sâu sắc. Từ chính sách này, đồng bào các dân tộc thiểu số sẽ yên tâm sản xuất, sinh hoạt, giải quyết việc làm cho người dân. Đồng bào tin tưởng vào Đảng, chính phủ và chính quyền địa phương.

Về phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ: Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Võ Nhai lần thứ XVIII tháng 11 năm 2000 chủ trương: Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp với hình thức và quy mô phù hợp với lợi thế từng vùng, đẩy mạnh việc phát triển vật liệu xây dựng tại chỗ (sản xuất gạch, vôi…), khuyến khích các cơ sở đầu tư vào sản xuất để giải quyết việc làm, …; Khuyến khích, tạo điều kiện để lưu thông hàng hóa, đẩy mạnh phát triển hệ thống dịch vụ cả về hình thức, quy mô nhằm đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm 7,6%. Huy động tốt các nguồn vốn, đảm bảo cung cấp kịp thời và đủ vốn cho các tổ chức, cá nhân vay vốn phát triển sản xuất, dịch vụ. [20, tr11-12]

Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp được duy trì ổn định và phát triển: Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp – xây dựng tăng bình

quân 11,2%, vượt 4,95% so với Nghị quyết. Giá trị sản xuất năm 2001 đạt 126 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế 31,7%; năm 2005 đạt 194 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 34,94%. Các sản phẩm truyền thống như sản xuất gạch, vôi, khai thác đá, cát, sỏi hàng năm đều tăng khá. Hệ thống đường dây tải điện đã được xây dựng đến tất cả các thị xã, thị trấn trong huyện, sản lượng điện tiêu thụ năm sau cao hơn năm trước, năm 2005 ước đạt 7 triệu kwh với 80,5% số hộ trong toàn huyện được sử dụng.

Công nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn huyện là Nhà máy xi măng La Hiên trong 5 năm qua đã chủ động đổi mới dây chuyền công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo được uy tín trên thị trường. Kết quả kinh doanh luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Sản lượng tiêu thụ năm 2001 là 140 nghìn tấn, đạt doanh thu 150 tỷ đồng; năm 2005 sản lượng tiêu thụ là 260 nghìn tấn, đạt doanh thu 150 tỷ đồng. Đời sống của cán bộ công nhân nhân máy không ngừng được nâng lên.

Các ngành dịch vụ có bước phát triển tích cực đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân: Tốc độ tăng trưởng bình quân các ngành dịch vụ đạt 12,95%, vượt 5,35% so với Nghị quyết, tỷ trọng ngành dịch vụ năm 2005 chiếm 17,85% trong cơ cấu kinh tế huyện. Dịch vụ thương mại có bước phát triển nhanh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng từ 34,9 tỷ đồng năm 2001 lên 50 tỷ đồng năm 2005.

Nhìn chung tất cả các thành tựu về phát triển kinh tế mà nhân dân các dân tộc huyện Võ Nhai đạt được trong giai đoạn 2000 – 2005 đã góp phần nâng cao mức sống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hang năm đạt 9,2%, vượt 3,2% so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XVIII. Cụ thể: tổng sản phẩm xã hội năm

2001 đạt 133 tỷ đồng; năm 2005 đạt 299 tỷ đồng. thu nhập bình quân/người năm 2001 là 2,47 triệu đồng; năm 2005 đạt 3,5 triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giá trị sản phẩm ngành công nghiệp và dịch vụ tăng cao hơn so với ngành nông – lâm nghiệp. Kinh tế nông thôn miền núi phát triển theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, các mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã và các thành phần kinh tế khác được hình thành, mở rộng và bước đầu làm ăn có hiệu quả. Những thành tựu trên chính là tiền đề để huyện phát triển ở mức độ cao hơn trong giai đoạn mới.

1.2.2.2 Thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo và chương trình 135 của chính phủ

Chính sách xóa đói, giảm nghèo

Thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược quốc gia về xoá đói giảm nghèo trên phạm vi cả nước. Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã nỗ lực không ngừng để giảm tỷ lệ số hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia. Huyện Võ Nhai là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, là huyện có tỷ lệ hộ và xã nghèo đói cao nhất tỉnh Thái Nguyên (gần 40% hộ nghèo và hơn 30% xã nghèo). Do đó, huyện là đối tượng đầu tư của nhiều chương trình, dự án phát triển của Chính phủ, của UBND tỉnh Thái Nguyên và các tổ chức nước ngoài trong nhiều năm.

Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Võ Nhai lần thứ XVIII tháng 11 năm 2000 xác định: “Quan tâm hơn nữa vấn đề tạo công ăn việc làm cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện võ nhai (thái nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 38)