Một số kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện võ nhai (thái nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 110 - 137)

Một là, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước phải phù hợp với tình hình thực tế địa phương, từng vùng, từng dân tộc.

Đồng bào các dân tộc thiểu số thường sống ở vùng núi cao, địa bàn rộng, địa hình khó khăn phức tạp, đồng bào sống phân tán, ít tiếp cận yếu tố kinh tế thị trường. Sản xuất còn lạc hậu kém phát triển, mang tính tự cung tự cấp, phong tục tập quán còn lạc hậu, trình độ nhận thức của đồng bào còn nhiều hạn chế. Do vậy, Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm, giúp đỡ bằng những chính sách, vốn đầu tư sản xuất và khoa học kỹ thuật. Để thực hiện tốt các chính sách ấy cần phải vận động đồng bào tham gia. Muốn vận động đồng bào các dân tộc, trước hết cần phải hiểu bối cảnh lịch sử và những đặc điểm kinh tế xã hội của họ. Thực tế đã khẳng định vai trò to lớn của các dân tộc thiểu số trong việc bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới nước ta. Song, để thực hiện tốt công tác này, trước hết, cần phải hiểu đồng bào, hiểu bối cảnh lịch sử và những đặc điểm kinh tế - xã hội của họ có liên quan chặt chẽ đến công tác dân tộc đó là: tập quán sản xuất, phong tục tập quán,…

Sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi là sự nghiệp chung của cả nước. Nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách phát triển vùng dân tộc, miền núi trước hết là phục vụ trực tiếp đồng bào các dân tộc tại chỗ, đồng thời còn vì lợi ích quốc gia, vì lợi ích chung của nhân dân cả nước, giữ gìn, bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Đầu tư cho phát triển vùng dân tộc và miền núi là đầu tư cho sự nghiệp phát triển chung, lâu dài và bền vững của đất nước. Chính sách phát triển vùng dân tộc và miền núi được xây dựng, thực hiện trên cơ sở chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển chung của cả nước. Nó được cụ thể hoá từ chính sách chung cho phù hợp điều kiện thực tế vùng dân tộc và miền núi. Tuy nhiên khi triển khai thực hiện, căn cứ vào đặc điểm của địa phương, dân tộc cần phải có

phương hướng nhiệm vụ và giải pháp cụ thể. Các biện pháp thực hiện chính sách dân tộc ở địa phương phải phù hợp với đặc trưng văn hóa vùng, lối sống và phương thức canh tác của đồng bào, phải phù hợp với đặc thù từng dân tộc. Văn hoá quốc gia Việt Nam là một thực thể thống nhất trong đa dạng. Với 54 thành phần dân tộc, văn hoá quốc gia Việt Nam là sự tổng hoà quan hệ của 54 nền văn hoá thành phần, bao gồm cả vật thể và phi vật thể, cả các phương thức mưu sinh cũng như cách thức và hệ thống tổ chức, quản lý xã hội, cả các chuẩn mực về đạo đức cũng như các giá trị tinh thần. Văn hoá của mỗi dân tộc đều có các đặc trưng riêng, từ lịch sử hình thành, diễn trình phát triển đến hiện trạng và xu thế tương lai. Các chủ trương, chính sách chung tuy thể hiện được tính đúng đắn trong việc định hướng và xác lập các nguyên tắc cơ bản, nhưng khi cụ thể hoá thành các chương trình, dự án phát triển ở địa phương lại thiếu linh hoạt trong khâu lập kế hoạch. Văn hoá Thái khác văn hoá Hmông và khác với nhiều dân tộc. Một chương trình, một dự án được triển khai ở vùng người Thái tất phải khác với người Hmông. Kinh nghiệm thành công ở dân tộc này chưa hẳn đã là bài học tốt cho dân tộc khác.

Hai là, các cấp ủy đảng chính quyền ở địa phương phải thực sự gần dân, hiểu dân, thường xuyên đi sâu, nắm rõ tâm tư, nguyện vọng và giải quyết tốt những mâu thuẫn trong đồng bào dân tộc thiểu số ngay từ cơ sở từ đó xác định được vấn đề ưu tiên trong thực hiện chính sách dân tộc.

Một trong những nguyên nhân của đói nghèo, trì trệ ở các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số chính là trình độ dân trí của người dân còn thấp. Điều này được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau: Khả năng giao tiếp bằng tiếng phổ thông kém, việc tiếp cận các nguồn thông tin hạn chế, trình độ học vấn chưa cao… Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho việc tiếp nhận các chương trình, chính sách, dự án phát triển gặp nhiều khó khăn. Những nội dung mà họ lĩnh hội được qua các kênh thông tin không

đủ giúp cho họ hình dung được xu hướng phát triển theo định hướng mà các chính sách đề ra. Chính vì thế, khi các chính sách được thực hiện, họ choáng ngợp trước diễn biến quá nhanh của tình hình. Do vậy, yêu cầu và đòi hỏi, các cấp ủy đảng cần phải thực sự gần dân và hiểu được những tâm tư nguyện vọng cũng như yếu kém của đồng bào dân tộc thiểu số. Vấn đề đặt ra ở đây là một mặt Chính phủ vừa phải tìm các biện pháp nâng cao dân trí, coi đó là mục tiêu, cũng là giải pháp lâu dài để phục vụ phát triển bền vững. Nhưng mặt khác, cũng cần tìm ra các giải pháp trước mắt, nhằm đưa các chính sách về với người dân một cách dễ hiểu nhất và kéo họ tham gia vào các chương trình, dự án cụ thể.

Mặt khác, trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc phải xác định được vấn đề ưu tiên để tập trung thực hiện. Mỗi vùng, mỗi dân tộc sẽ có nhiều nhu cầu cần quan tâm nhưng điều quan trọng là phải xác định được đâu là vấn đề cần tập trung giải quyết trước và đầu tư nhiều nhất. Có như vậy mới đáp ứng được nhanh nhất và nhiều nhất những nhu cầu thiết yếu của đồng bào các dân tộc. Thực tế thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Võ Nhai đã chứng minh sâu sắc điều này. Xuất phát từ đặc điểm địa lý và thực trạng CSHT rất thấp kém của địa phương Đảng bộ huyện đã ưu tiên đầu tư xây dựng CSHT trước. Sau khi xây dựng về cơ bản CSHT, Đảng bộ huyện lại chỉ đạo tập trung ưu tiên phát triển sản xuất. Việc xác định đúng đắn vấn đề ưu tiên cần tập trung như trên đã góp phần to lớn vào việc thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc của huyện trong thời gian qua.

Ba là, tranh thủ sự giúp đỡ của Nhà nước đồng thời chủ động khai thác những tiềm năng, thế mạnh của địa phương để giúp đồng bào phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống để từ bước đi lên tránh tư tưởng ỷ lại vào nhà nước đặc biệt là phải coi người dân là chủ thể trong thực hiện chính sách dân tộc.

Đảng bộ các địa phương muốn thực hiện tốt chính sách dân tộc phải kết hợp chặt chẽ các nguồn lực của Trung ương và địa phương. Trong việc thực hiện các chương trình hỗ trợ của Nhà nước, Đảng bộ các địa phương phải khéo léo lồng ghép các chương trình, dự án nhất là nguồn vốn để đảm bảo dự án đảm bảo thực hiện tốt. Chương trình hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số là chương trình chung của Nhà nước. Tuy nhiên để đảm bảo các hạng mục của chương trình thành công đòi hỏi Đảng bộ địa phương phải tận dụng tối đa các nguồn vốn khác, đồng thời vận động sự đóng góp của người dân. Mỗi địa phương đều có những thế mạnh riêng, vấn đề quan trọng là Đảng bộ các cấp phải tìm ra những thế mạnh ấy để phát huy có hiệu quả. Phải thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình trên cùng địa bàn, tránh lãng phí đồng thời mang lại hiệu quả đầu tư cao hơn. Nhiều nơi không thực hiện tốt công tác này nên đã gây lãng phí tiền của và làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân dân, gây dư luận không tốt, làm giảm lòng tin của nhân dân vào đội ngũ cán bộ, vào Đảng và Nhà nước. Ở huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, Đảng bộ địa phương đã phát huy có hiệu quả thế mạnh phát huy sức mạnh của nhân dân. Các công trình xây dựng được sự đồng thuận cao của người dân đã huy động được nguồn vốn khá lớn từ nhân dân: Công lao động, hiến đất, cây cối và hoa màu để giải phóng mặt bằng. Thực tế công tác dân tộc trong địa bàn huyện Võ Nhai đã chứng minh nơi nào các cấp ủy Đảng khéo léo lồng ghép các nguồn vốn và động viên được sự đóng góp của nhân dân thì nơi đó hoàn thành các chỉ tiêu thực hiện chương trình nhanh chóng.

Chính sách phát triển đối với dân tộc thiểu số phải đặt con người là vị trí trung tâm, vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá trình phát triển. Đồng bào dân tộc là chủ thể và là lực lượng quyết định đến kết quả thực hiện chính sách ở địa phương mình. Phải tôn trọng tính tự chủ, ý thức trách nhiệm,

phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc, không áp đặt, bao biện, làm thay trong nghiên cứu đề xuất chính sách và trong tổ chức thực hiện chính sách. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vùng dân tộc và miền núi hiện nay đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao cả về học vấn và kỹ năng nghề nghiệp, cả về phẩm chất đạo đức lối sống và sức khoẻ. Vì vậy, chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số trước hết phải ưu tiên đầu tư phát triển con người, tập trung và huy động mọi nguồn lực nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao dân trí, tạo nên sức mạnh nội lực ở mỗi cộng đồng dân tộc để nhanh chóng đưa vùng dân tộc và miền núi thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu cùng hoà nhập với nhịp độ phát triển chung của cả nước.

Chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi phải khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước vào nguồn lực của Trung ương, xem nhẹ nỗ lực của địa phương, của cộng đồng và của mỗi người dân. Chính sách cần khuyến khích, huy động, lôi cuốn được mọi người dân, mọi cộng đồng tham gia tích cực thực hiện hiệu quả cho sự phát triển của cộng đồng, của địa phương nơi sinh sống. Chính sách phải được phân cấp mạnh trong quá trình tổ chức thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương vùng dân tộc và miền núi khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của mình, tự lực tự cường vươn lên nhanh chóng hoà nhập cùng phát triển chung của cả nước. Chính sách đầu tư của Nhà nước tập trung vào phát triển kết cấu hạ tầng: giao thông, điện, bưu chính viễn thông, trường học, trạm xá, cơ sở chế biến... phục vụ sản xuất và đời sống của đồng bào các dân tộc. Những gì người dân có thể làm được thì Nhà nước tạo lập cơ chế, chính sách, trợ giúp về kỹ thuật, thông tin thị trường... để đồng bào chủ động và chịu trách nhiệm với công việc của mình, thực hiện tốt phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Chính sách không được mang tính áp đặt, khuyến khích mạnh mẽ người dân tham

gia đề xuất xây dựng chính sách, trong tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát đánh giá chính sách.

Bốn là, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số đủ trình độ để thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương và cần có quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, có ưu tiên đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số từ sắp xếp, bố trí cán bộ.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhà nước ta đã đề ra và tổ chức thực hiện hệ thống các quan điểm rất cơ bản và nhất quán về vấn đề dân tộc, cán bộ là người dân tộc thiểu số và cán bộ công tác ở vùng có đông đồng bào dân tộc. Đó là các quan điểm lớn: các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, củng cố và phát triển khối đại đoàn kết, sự thống nhất trong đại gia đình dân tộc Việt Nam; phát huy mọi tiềm năng, nhân tài, vật lực của tất cả các dân tộc, các vùng của đất nước vì sự nghiệp chung xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số là những chiến sỹ xung kích của Đảng và nhà nước ở vùng đông đồng bào dân tộc, là biểu tượng sinh động của khối đại đoàn kết dân tộc; đối với đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số cần có sự quan tâm đặc biệt và các chính sách có tính chất ưu đãi.

Cùng với sự phát triển chung của cách mạng, đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số nước ta đã có bước phát triển rõ rệt. Đến nay, chúng ta đã có được đội ngũ cán bộ người dân tộc khá hùng hậu, đảm đương các nhiệm vụ nặng nề trên các cương vị, lĩnh vực và địa bàn khác nhau.

Tuy vậy, đối chiếu với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cả nước và ở từng địa phương miền núi, lực lượng cán bộ dân tộc thiểu số hiện nay còn nhiều bất cập. Nhìn chung, đội ngũ này còn thiếu về số lượng khá trầm trọng và chất lượng còn nhiều hạn chế. Về số

lượng, tình trạng thiếu cán bộ người dân tộc đến mức trầm trọng, kể cả cán bộ thuộc dân tộc chiếm tỷ lệ cao so với số dân ở địa phương khá cao.

Tình trạng yếu kém của đội ngũ cán bộ người dân tộc do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Các nguyên nhân chủ yếu trực tiếp đưa đến tình hình này là: kinh tế vùng núi chậm phát triển, đời sống của đồng bào vùng cao còn thấp, sự phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều giữa các vùng, giữa các dân tộc; truyền thống văn hoá của các dân tộc rất phong phú, đa dạng, có nhiều giá trị đặc sắc, nhưng cũng còn nhiều phong tục, tập quán lạc hậu; sự nghiệp giáo dục ở miền núi còn yếu; công tác đào tạo và sử dụng cán bộ người dân tộc thiếu quy hoạch đồng bộ và còn những bất hợp lý.

Để xây dựng được đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, các Đảng bộ cần nắm vững và vận dụng sáng tạo các quan điểm định hướng: giữ vững nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo, quản lý cán bộ và công tác cán bộ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị; đánh giá cán bộ phải toàn diện, cụ thể, công tâm trên cơ sở tiêu chuẩn, tránh chủ quan, phiến diện, hẹp hòi, thiếu dân chủ; trên cơ sở quy hoạch tổng thể, xây dựng cơ cấu can bộ hợp lý của từng địa phương, cơ sở.

Giải pháp tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số đựơc xác định trong "Chương trình củng cố và phát triển giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người, vùng cao, vùng sâu, hải đảo" của Bộ Giáo dục đào tạo triển khai từ năm 1990. Đây là một chủ trương đúng đắn, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

"Dân tộc và miền núi" là những vùng chiến lược quan trọng, đặc biệt khó khăn thì vấn đề cán bộ cho các vùng ấy cũng phải được đặc biệt ưu tiên, chính sách chế độ đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý phải được quan tâm thích đáng - đó là động lực có tính chất quyết định cho sự phát triển kinh tế xã hội ở các vùng này mà Đại hội Đảng VIII đã đề ra.

Năm là, để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thật sự vững mạnh các cấp ủy Đảng phải lấy phát triển kinh tế làm nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng làm nhiệm vụ then chốt, không ngừng nâng cao chất lượng lãnh đạo của cấp ủy, tiên phong gương mẫu của cán bộ đảng viên.

Trong quá trình đổi mới, Đảng ta luôn xác định nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, nhiệm vụ then chốt là xây dựng Đảng. Đó là quan điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện võ nhai (thái nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 110 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)