Các cơ quan Toà án và Viện Kiểm sát Cộng hòa Dân chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bộ máy nhà nước cộng hòa dân chủ nhăn dân lào từ năm 1975 đến 2014 (Trang 71)

7. Kết cấu của Luận văn

3.5. Các cơ quan Toà án và Viện Kiểm sát Cộng hòa Dân chủ

Trong giai đoạn này Các cơ quan tư pháp (Tòa án và Viện Kiểm sát nhân dân) Lào không còn trực thuộc Bộ Tư pháp mà tồn tại dưới hình thức là những tổ chức độc lập dưới sự chỉ định của Quốc hội Lào.

3.5.1. Toà án nhân dân

Tòa án nhân dân Lào có chức năng tiến hành xét xử các vụ án nhằm bảo vệ, công lý công bằng và duy trì trật tự xã hội; hạn chế và ngăn chặn những hành vi vi pháp pháp luật. Tại nước CHDCND Lào chỉ có Toà án nhân dân mới có quyền xét xử.

Toà án nhân dân có nhiệm vụ như sau:

- Kết tội và giáo dục những kẻ vi phạm pháp luật.

- Tìm hiểu và hạn chế nguyên nhân cũng như các điều kiện dẫn đến sự vi phạm - Nâng cao ý thức chính trị và ý thức tôn trọng pháp luật của nhân dân, giáo

dục cho nhân dân có lòng yêu nước, yêu hoà bình, tôn trọng kỷ cương của Nhà nước và quy luật đời sống của xã hội, thực hiện pháp luật nghiêm chỉnh, chú trọng giữ gìn quyền lợi của Nhà nước và xã hội, tôn trọng quyền, tự do và danh dự nhân dân

Hệ thống Toà án của nước CHDCND Lào gồm có: - Toà án nhân dân tối cao

- Toà án nhân dân tỉnh, thành phố, trực thuộc trung ương. - Toà án nhân dân huyện.

- Các Toà án quân sự.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm dưới sự đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội

Phó Chánh án và các Thẩm phán TANDTC do Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm dưới sự đề nghị của Chánh án TANDTC. Chánh án, Phó Chánh án và Thẩm phán của Toà án địa phương do Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm theo sự đề nghị của Chính phủ.

Chánh án TANDTC có trách nhiệm và báo cáo về hoạt động của mình trước Quốc hội.

3.5.2. Viện Kiểm sát nhân dân

Viện Kiểm sát nhân dân Lào bao gồm các cơ quan: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh - thành phố; Viện Kiểm sát thân dân huyện và các Viện Kiểm sát quân sự.

Viện Kiểm sát nhân dân Lào có quyền kiểm tra giám sát việc thực thi pháp luật một cách nghiêm minh và thống nhất đối với tất cả các cơ quan Nhà nước, tổ chức đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội. Các đơn vị kinh tế, cán bộ công nhân viên chức Nhà nước và mọi công dân, thực hiện quyền công tố. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu và bãi nhiệm theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Viện trưởng Viện Kiểm sát là người đứng đầu và lãnh đạo mọi hoạt động của các cơ quan kiểm sát nhân dân của CHDCND Lào. Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao do Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ nhiệm và bãi miễn. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh - thành phố, huyện và quân sự do Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao bổ nhiệm và miễn nhiệm; khi thực hiện nhiệm vụ chỉ tuân theo pháp luật và chỉ thị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Viện Kiểm sát nhân dân là một hệ thống của cơ quan Nhà nước trực thuộc cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất có chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của Bộ, Ủy ban Nhà nước, Cục, Sở, Vụ, Viện, cơ quan tổ chức khác của Nhà nước và xã hội, cơ quan quản lý địa phương, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, công chức viên chức Nhà nước và mọi công dân.

Hoạt động của cơ quan Viện Kiểm sát Nhân dân nước CHDCND Lào nhằm tăng cường pháp lý, duy trì trật tự của xã hội và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các Bộ, Ủy ban Nhà nước, trụ sở, đơn vị kinh doanh, cơ quan tổ chức khác của Nhà nước và xã hội, cơ quan quản lý địa phương, công chức, viên chức, quyền và lợi ích của nhân dân.

Sự hoạt động của cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân là sự góp phần vào việc giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và nhân dân có ý thức tôn trong và chấp hành Hiến pháp và pháp luật.

Các cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân nước CHDCND Lào có nhiệm vụ sau đây: - Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan Nhà nước, đơn vị

kinh doanh, các tổ chức xã hội và đoàn thể quân chúng, công chức, viên chức Nhà nước và mọi công dân.

- Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của cơ quan điều tra - xét xử và thi hành án.

- Đảm bảo cho người vi phạm pháp luật phải bị trừng phạt và xử lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo cho người vô tội không bị trừng phạt, kết tội. - Tiến hành điều tra - thẩm vấn một số vụ án trong phạm vi quyền hạn của

mình, theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân các cấp cấu thành hệ thống thống nhất và tập trung, do sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân, Viện Kiểm sát cấp dưới trực thuộc Viện Kiểm sát cấp trên.

Viện Kiểm sát nhân dân địa phương (tỉnh, thành phố, huyện) và Viện Kiểm sát quân sự thực hiện nhiệm vụ của mình một cách độc lập không phụ thuộc cơ quan Nhà nước địa phương mà chỉ phụ thuộc Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Cơ quan Viện Kiểm sát Nhân dân nước CHDCND Lào hoạt động trên sở pháp lý phù hợp với Hiến pháp và pháp luật nước CHDCND Lào bảo đảm việc thi hành pháp luật một cách phù hợp và thông nhất trong phạm vi toàn quốc.

3.6. Những thành tựu đạt đƣợc và khuyết điểm còn tồn tại trong quá trình xây dựng hệ thống Bộ máy Nhà nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

3.6.1. Một số kết quả trong quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện Bộ máy Nhà nước cộng hòa nhân dân Lào

3.6.1.1. Những ưu điểm và thành tựu đã đạt được trong quá trình hình thành,

phát triển và hoạn thiện Bộ máy Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dânLào:

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, nhờ sự trưởng thành, lớn mạnh, nhạy bén và sáng suốt về mặt chính trị của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, trong suốt quá trình hơn nửa thế kỷ lãnh đạo quản lý xây dựng đất nước, Lào ngày một trưởng thành ổn định và phát triển bền vững về mọi mặt. Đảng NDCM Lào luôn lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng. Trên cơ sở nhận thức lý luận, nắm vững thực tiễn, Đảng NDCM Lào luôn đề ra đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước, xây dựng Bộ máy Nhà nước Lào phù hợp với thực tế, đưa đất nước Lào phát triển tiến lên vững chắc theo mục tiêu đã định. Trong hơn nửa thế kỷ qua, đất nước Lào đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt:

- Về Bộ máy Nhà nước: Nhà nước Lào CHDCND Lào đã thể hiện được vai trò là

cơ quan quyền lực của nhân dân các Bộ tộc Lào: “Nhà nước Lào, Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào là Nhà nước Lào Dân chủ, của dân, do dân và vì lợi ích của nhân dân các Bộ tộc, gồm các tầng lớp nhân dân trong xã hội do công nhân, nông

dân và trí thức làm nòng cốt”. [65; tr. 155]

- Về Quốc hội: đến nay Quốc hội Lào đã trải qua 07 khoá hoạt động. Đại biểu

Quốc hội do dân bầu với thành phần bao gồm đại diện của các Bộ tộc Lào, các tầng lớp nhân dân Lào; số đại biểu từ Khoá 01 đến Khóa 07 đều tăng dần về mặt số lượng13. Từ khi thành lập đến nay, Quốc hội Lào giữ vai trò vừa là cơ quan đại diện

13 Khóa I năm 1975 có 45 đại biểu, trong đó 4 đại biểu nữ, đến khoá 7 năm 2011 có 132 đại biểu, trong đó 33 đại biểu nữ.

cho quyền lực và lợi ích của nhân dân các Bộ tộc, vừa là cơ quan quyền lực vừa là cơ quan lập pháp. Quốc hội Lào đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào vào ngày 15/08/1991 và bản Hiến pháp sửa đổi được thông qua ngày 06/05/2003. Việc thông qua Hiến pháp và thông qua các Bộ luật đã từng bước đưa quản lý đất nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Quốc hội đã từng bước thực hiện tốt quyền giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính, Toà án và Viện Kiểm sát nhân dân.

Qua 07 khoá hoạt động (tính đến thời điểm năm 2014), Quốc hội Lào đã góp phần tích cực trong củng cố và tăng cường quyền lực Nhà nước Dân chủ Nhân dân Lào, làm cho quyền lực Nhà nước Lào trở thành quyền lực của dân, do dân và vì dân; đảm bảo quyền tự do, Dân chủ của nhân dân và góp phần nâng cao vị thế của CHDCND Lào trên trường quốc tế.

- Về Chính phủ Lào, khi mới thiết lập (02/12/1975) có tên gọi là Hội đồng Bộ

trưởng. Ở địa phương tổ chức Ủy ban chính quyền địa phương các cấp (tỉnh, huyện, xã và bản). Sau khi ban hành Hiến pháp và Luật về Chính phủ Lào, Bộ máy Nhà nước Lào được củng cố lại cho phù hợp với yêu cầu của tình hình thực tế. Hiện nay, cơ quan hành chính Nhà nước Lào ở cấp Trung ương có 14 Bộ và 02 cơ quan ngang Bộ; ở địa phương có 17 tỉnh và Thủ đô Viêng Chăn. Sau hơn 30 năm thực hiện nhiệm vụ, Bộ máy Nhà nước Lào được củng cố vững mạnh, đã và đang thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại...; từng bước tiến tới xây dựng mô hình Nhà nước pháp quyền; tiến hành phân cấp quản lý và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa trung ương và địa phương nhằm nâng cao khả năng phục vụ nhân dân. Công tác cán bộ của Chính phủ Lào cũng có nhiều sự phát triển rõ rệt, số lượng cán bộ, công chức phục vụ trong cơ cấu bộ máy Chính phủ đã đạt tới hơn 120000 cán bộ (tính đến thời điểm năm 201214). Trong đó số cán bộ đã đạt tới trình độ đại học, sau đại học chiếm khoảng 25%.15

14 Tham khảo phụ lục 4

15

Chính phủ Lào đã triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Do đó, những năm gần đây kinh tế - xã hội của Lào có bước phát triển mới, đời sống nhân dân được cải thiện, tình trạng đói nghèo được giải quyết từng bước16; truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc Lào được giữ gìn và phát huy giá trị, Dân chủ và công bằng xã hội được phát huy mở rộng; an ninh chính trị, an toàn xã hội được bảo đảm; vị thế của CHDCND Lào trên trường quốc tế được củng cố, mở rộng. Hiện nay Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào đã đặt quan hệ ngoại giao với hơn 100 quốc gia trên thế giới, thu hút lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài vào Lào. Đầu tư nước ngoài trong giai đoạn năm 2012 - 2013 đứng đầu là Trung Quốc với 32 dự án, tổng số đầu tư 657,6 triệu USD; thứ hai là Việt Nam với 12 dự án, tổng số đầu tư 274,2 triệu USD; thứ ba là Thái Lan với 08 dự án, tổng số đầu tư 171 triệu USD. [28; Tr. 26]

Chính phủ Lào thực sự đã trở thành cơ quan hành chính Nhà nước, quản lý thống nhất trong thực hiện nhiệm vụ mọi mặt của Nhà nước: chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại; năng lực quản lý kinh tế, quản lý xã hội của Chính phủ Lào ngày một nâng cao, từng bước đi vào quản lý bằng pháp luật.

Bộ máy cơ quan tư pháp Lào sau hơn 30 năm hoạt động đã từng bước được củng

cố và phát triển. Hiện nay, các cơ quan tư pháp Lào đã được tổ chức thành hệ thống khá chặt chẽ từ trung ương xuống địa phương với đội ngũ cán bộ hoạt động tích cực và tận tụy, công tác xét xử, xử lý vi phạm pháp luật từng bước hoàn thiện.

Bộ máy cơ quan của Viện Kiểm sát nhân dân Lào sau quá trình 30 năm hoạt

động đã thực sự trở thành cơ quan xét xử, giám sát việc thực hiện luật pháp của Nhà nước và nhân dân Lào. Sự hoạt động tích cực của các cơ quan tư pháp và các cơ quan chức năng khác đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm cho pháp luật nghiêm minh; trật tự xã hội Lào ngày càng được đảm bảo và phát huy; bảo đảm được bình đẳng trước pháp luật; hầu hết những hoạt động phi pháp đều bị ngăn cấm và trừng trị đích đáng.

3.6.1.2. Những hạn chế còn tồn tại:

Dựa trên sự phân tích và từ tình hình thực tế, Bộ máy Nhà nước Lào vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau đây :

- Các cơ quan quyền lực Nhà nước Lào chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình theo pháp luật quy định; song hoạt động của các cơ quan quyền lực chưa được thống nhất trong một số trường hợp; luật pháp chưa thực sự nghiêm minh; quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi chưa được phát huy đầy đủ.

- Công tác quản lý Nhà nước, quản lý xã hội chưa được nghiêm túc; cơ chế hành chính chưa được củng cố hoàn thiện, còn nhiều vướng mắc, trở ngại trong phục vụ nhân dân.

- Vẫn còn tình trạng chồng chéo trong hoạt động của các cơ quan trong hệ thống Bộ máy Nhà nước Lào, giữa các cơ quan thuộc Chính phủ Lào và cơ quan của Đảng lãnh đạo, dẫn tới sự chồng chéo, lãng phí về tài nguyên và con người.

3.7. Một số kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ quá trình cải cách bộ máy hành chính nhà nƣớc của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hành chính nhà nƣớc của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là hai nước có quan hệ láng giềng gần gũi, cả hai nước vốn có rất nhiều điểm tương đồng về cả đặc biệt là về mặt kinh tế - xã hội và chính trị. Hai dân tộc Việt - Lào anh em đã sát cánh bên nhau trải qua những cuộc kháng chiến trường kỳ chống lại thực dân xâm lược. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc Lào và Việt Nam đều cùng xây dựng đất nước đi theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, vì vậy tổ chức bộ máy Nhà nước của cả hai quốc gia đều có rất nhiều điểm tương đồng. Trong quá trình xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới, cả hai quốc gia có cùng xuất phát điểm là nước nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển lại bị chiến tranh tàn phá, mấy chục năm bị chia cắt dưới chế độ thực dân đo hộ, do đó quá trình khôi phục, xây dựng và phát triển đất nước sau chiến tranh của cả hai quốc gia đều có nhiều nét tương đồng, đặc biệt là trong những năm đầu khôi

phục lại nền kinh tế, xã hội và củng cố hệ thống chính trị ở cả hai quốc gia. Những hậu quả của chế độ cũ ở cả Việt Nam và Lào đều đã để lại di chứng trên nhiều mặt kinh tế, văn hoá, xã hội không thể khắc phục một sớm một chiều; việc phát triển nền kinh tế mới và trên cơ sở đó xây dựng hệ thống chính trị nói chung và bộ máy Nhà nước kiểu mới nói riêng là cả quá trình lâu dài và rất phức tạp. Trình độ văn hoá, ý thức xã hội của nhân dân còn chưa cao, nhiều vùng, miền còn rất khó khăn về giao thông, kinh tế xã hội chậm phát triển, đời sống người dân còn khó khăn về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bộ máy nhà nước cộng hòa dân chủ nhăn dân lào từ năm 1975 đến 2014 (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)