Một số kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ quá trình cải cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bộ máy nhà nước cộng hòa dân chủ nhăn dân lào từ năm 1975 đến 2014 (Trang 77 - 91)

7. Kết cấu của Luận văn

3.7. Một số kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ quá trình cải cách

hành chính nhà nƣớc của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là hai nước có quan hệ láng giềng gần gũi, cả hai nước vốn có rất nhiều điểm tương đồng về cả đặc biệt là về mặt kinh tế - xã hội và chính trị. Hai dân tộc Việt - Lào anh em đã sát cánh bên nhau trải qua những cuộc kháng chiến trường kỳ chống lại thực dân xâm lược. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc Lào và Việt Nam đều cùng xây dựng đất nước đi theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, vì vậy tổ chức bộ máy Nhà nước của cả hai quốc gia đều có rất nhiều điểm tương đồng. Trong quá trình xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới, cả hai quốc gia có cùng xuất phát điểm là nước nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển lại bị chiến tranh tàn phá, mấy chục năm bị chia cắt dưới chế độ thực dân đo hộ, do đó quá trình khôi phục, xây dựng và phát triển đất nước sau chiến tranh của cả hai quốc gia đều có nhiều nét tương đồng, đặc biệt là trong những năm đầu khôi

phục lại nền kinh tế, xã hội và củng cố hệ thống chính trị ở cả hai quốc gia. Những hậu quả của chế độ cũ ở cả Việt Nam và Lào đều đã để lại di chứng trên nhiều mặt kinh tế, văn hoá, xã hội không thể khắc phục một sớm một chiều; việc phát triển nền kinh tế mới và trên cơ sở đó xây dựng hệ thống chính trị nói chung và bộ máy Nhà nước kiểu mới nói riêng là cả quá trình lâu dài và rất phức tạp. Trình độ văn hoá, ý thức xã hội của nhân dân còn chưa cao, nhiều vùng, miền còn rất khó khăn về giao thông, kinh tế xã hội chậm phát triển, đời sống người dân còn khó khăn về mọi mặt.

Trong quá trình xây dựng mô hình Nhà nước định hướng Xã hội Chủ nghĩa, những kinh nghiệm xây dựng bộ máy Nhà nước ở các quốc gia hiện nay nói chung không thể áp dụng một cách rập khuôn mà phải tùy vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi đất nước. Do vậy, quá trình đổi mới ở Việt Nam và Lào hiện nay chủ yếu là kết quả của quá trình Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước vừa tiến hành xây dựng vừa rút kinh nghiệm từ thực tế chính bản thân đất nước mình mà không theo mô hình nào có sẵn. Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng những kinh nghiệm đổi mới và cải cách bộ máy Nhà nước Việt Nam cũng có sự ảnh hưởng lớn và rất tích cực đến công cuộc đổi mới và cải cách ở Lào (xét trên bình diện những thành công và cả những tồn tại, thách thức) và ngược lại, những kinh nghiệm cải cách, xây dựng bộ máy Nhà nước của Lào cũng đã cung cấp cho Việt Nam rất nhiều kinh nghiệm, ví dụ quí báu để xây dựng, hoàn thiện bộ máy Nhà nước.

Trong những năm gần đây, trong quá trình xây dựng đất nước theo mô hình đổi mới với chủ trương xây dựng bộ máy Nhà nước tinh gọn, tập trung nâng cao năng lực quản lý, tăng cường khả năng phục vụ nhân dân của bộ máy hành chính các cấp, ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã tiến hành nhiều cải tổ nhằm giảm bớt sự cồng kềnh của bộ máy hành chính trong đó có việc thực thi chế độ Quốc hội một cấp, loại bỏ Hội đồng Nhân dân các cấp, thực hiện chế độ thủ trưởng quản lý, tinh giảm bớt hệ thống Ủy Ban Nhân dân, loại bỏ chính quyền quản lý hành chính cấp xã và đưa cấp bản, làng trực tiếp chịu sự quản lý của cấp huyện. Những cải cách trong bộ máy hành chính của Lào đã giúp tinh giảm bộ máy hành chính Nhà nước,

giảm bớt sự cồng kềnh, đồng thời, ở Lào chính sách nhất thể hóa giữa Đảng và Nhà nước càng giúp cho bộ máy Nhà nước gọn nhẹ, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn trong quá trình hoàn thiện Bộ máy Nhà nước Lào.

Ở Việt Nam tổ chức bộ máy Nhà nước luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng, đặc biệt là việc cải cách bộ máy hành chính, để xây dựng hệ thống chính quyền ngày càng hoàn thiện và vững chắc, những năm gần đây chúng ta đã tiến hành thí điểm việc không tổ chức Hội đồng Nhân dân các cấp huyện, quận phường, ở một số địa phương, qua đó sẽ tổng kết, đánh giá và xem xét để có chủ trương sửa đổi, bổ sung Hiến pháp về tổ chức chính quyền địa phương cho phù hợp. Tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 26/2008/QH12 về thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường; Nghị quyết số 25/2008/QH12 về việc kéo dài nhiệm kỳ hoạt động 2004-2009 của HĐND và UBND các cấp. Trên cơ sở đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 724/2009/UBTVQH12 ngày 16/01/2009 về danh sách huyện, quận, phường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường. Theo đó, việc thí điểm này được thực hiện trên 67 huyện, 32 quận và 483 phường của 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. [25]. Việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND với mục đích tạo một bước đột phá trong cải cách hoàn thiện bộ máy chính quyền địa phương.[47] Từng bước tinh gọn bộ máy, giảm bớt các quy trình, thủ tục hành chính; giảm nguồn ngân sách chi cho tổ chức và hoạt động của HĐND huyện, quận, phường, nhưng vẫn bảo đảm hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn.

Tuy nhiên, thực tế qua quá trình thực hiện thí điểm cho thấy, bên cạnh những yếu tố tích cực cùng những kết quả đạt được, cũng đã nảy sinh nhiều bất cập của việc không tổ chức HĐND quận, huyện, phường. Đó là tình trạng quá tải ở HĐND, UBND cấp tỉnh khi được chuyển giao nhiều nhiệm vụ quan trọng: bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân TAND huyện, quận; giám sát hoạt động của UBND, TAND, VKSND huyện, quận; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nghị quyết trái pháp luật của HĐND xã, thị trấn; giải tán HĐND xã, thị trấn trong trường hợp HĐND

tình trạng quá tải trong công tác hành chính của HĐND, UBND cấp tỉnh đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân.

Từ thực tế trên, Hội nghị lần thứ 11 của Ban Chấp hành Trung ương, khóa XI đã quyết định chọn phương án: “Tất cả các đơn vị hành chính quy định tại khoản 1, Điều 110 Hiến pháp năm 2013 đều tổ chức cấp chính quyền địa phương (gồm có HĐND và UBND)”[44]. Đây là sự lựa chọn bảo đảm sự phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và không làm xáo trộn mô hình tổ chức chính quyền địa phương hiện nay; thể hiện sự thống nhất giữa việc phân chia địa giới hành chính với việc thiết lập tổ chức chính quyền địa phương cùng với các tổ chức Đảng, đoàn thể chính trị, xã hội…; đáp ứng được yêu cầu phải có sự giám sát của HĐND đối với UBND cùng cấp; bảo đảm thực hiện được nguyên tắc cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương phải chịu sự giám sát của cơ quan do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra; việc tổ chức cấp chính quyền gồm HĐND và UBND ở đơn vị hành chính cấp cơ sở thể hiện sự gần dân, sát dân của chính quyền và quyền làm chủ của nhân dân được phát huy tốt nhất.

Trên cơ sở ý kiến định hướng của Trung ương Đảng, kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thống nhất chủ trương dừng việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND ở huyện, quận, phường, đồng thời Quốc hội đã thảo luận và nhất trí thông qua Luật tổ chức chính quyền địa phương, theo đó, HĐND từ nhiệm kỳ 2016-2021 sẽ có ở cả 3 cấp chính quyền địa phương: tỉnh, huyện, xã và các cấp chính quyền tương đương.

Tuy việc tinh giảm hệ thống HĐND ở Việt Nam còn nhiều trở ngại dẫn tới việc phải khôi phục lại hệ thống HĐND ở các địa phương thí điểm, nhưng lợi ích từ việc tinh giảm hệ thống hành chính mang lại là rất lớn, những kết quả bước đầu đạt được sau quá trình thí điểm cũng rất khả quan ở một số địa phương. Do vậy, việc nghiên cứu kỹ lưỡng quá trình chuyển đổi, cơ cấu tổ chức của hệ thống quản lý hành chính cấp địa phương của CHDCND Lào là một kinh nghiệm quý báu đáng để Việt Nam Nghiên cứu và học tập.

Tiểu kết

Như vậy, trong giai đoạn này, tổ chức hoạt động của Bộ máy Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã mang tính pháp lý rõ rệt, chức năng của hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như các cơ quan chính quyền địa phương đã được phân định rõ ràng. Cho nên, từ sau khi Hiến pháp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ra đời và được tiến hành sửa đổi năm 2003, Quốc hội nước CHDCND Lào đã không ngừng thông qua, công bố áp dụng nhiều bộ luật các loại. Chủ tịch nước CHDCND Lào là nguyên thủ quốc gia, người nắm quyền hành chính cao nhất, là người đại diện cho nhân dân các bộ tộc Lào trong và ngoài nước. Trong giai đoạn này, Bộ máy Nhà nước CHDCND Lào được tổ chức theo hướng tinh gọn, tập trung nâng cao hiệu lực trong quản lý điều hành xã hội.

Quá trình đổi mới không chỉ tiến hành đổi mới phương thức hoạt động của tổ chức Bộ máy Nhà nước mà còn tiến hành đổi mới quản lý kinh tế của Nhà nước. Thực tế quá trình đó cho thấy, hoạt động của Bộ máy Nhà nước Lào không những giữ vững ổn định chính trị, kinh tế xã hội mà đời sống nhân dân các Bộ tộc Lào đã được nâng cao đáng kể, phát huy được tính chất Dân chủ nhân dân, quyền lực, quyền làm chủ của nhân dân Lào được thực hiện và được đảm bảo bằng Hiến pháp và pháp luật.

KẾT LUẬN

Sau hơn 30 năm cải cách, đổi mới và không ngừng hoàn thiện, tổ chức Bộ máy Nhà nước của CHDCND Lào được sự đảm bảo của Hiến pháp và pháp luật, CHDCND Lào đã và đang trong quá trình xây dựng Nhà nước theo mô hình Nhà nước tập quyền thống nhất quyền lực, nhưng vẫn đảm bảo quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân trên cơ sở có sự phân công, phân nhiệm giữa ba cơ quan quyền lực Nhà nước: Cơ quan Lập pháp, Hành pháp và Cơ quan tư pháp. Mô hình tổ chức hoạt động trong thời điểm hiện tại của Bộ máy Nhà nước CHDCND Lào là một mô hình mang tính đặc thù, độc lập và sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào với những đặc trưng cơ bản như sau:

- CHDCND Lào thực hiện chế độ Quốc hội một cấp (ở địa phương không có HĐND các cấp)

- Thực hiện chế độ thủ trưởng trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước theo nguyên tắc quản lý theo quan hệ trực tuyến với các chức năng trên cơ sở trực tuyến (không có Ủy ban nhân dân cùng cấp, nhất là chính quyền địa phương các cấp)

- Lào xóa bỏ chính quyền quản lý hành chính cấp xã và đưa cấp bản, làng trực thuộc sự quản lý của cấp huyện

- Thực hiện chế độ kiêm nhiệm (nhất thể hóa Đảng và Nhà nước) trong tổ chức Bộ máy Nhà nước (Tỉnh trưởng kiêm Bí thư Tỉnh ủy …)

- Công tác cán bộ của CHDCND Lào do Đảng NDCM Lào quyết định.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, Bộ máy Nhà nước CHDCND Lào đã đảm bảo thực thi tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình, thực thi tốt các quyền: quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong ba loại quyền lực trên của Nhà nước thì quyền hành pháp được coi là trung tâm. Quyền hành pháp được trao cho Chính phủ Lào với hệ thống các cơ quan tạo thành nên bộ máy hành chính Nhà nước. Bộ máy Chính phủ thi hành pháp luật và tổ chức thực hiện những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại của quốc gia, cũng như điều hành công việc chính sự của quốc gia hàng ngày. Với tư cách là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, Chính phủ

Lào nắm quyền thống nhất quản lý các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Lào; quản lý thống nhất của bộ máy hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương trong khuôn khổ hệ thống chính trị hiện hành.

Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh đất nước Lào còn hết sức khó khăn khi vừa trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống lại thực dân xâm lược, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Nhân dân Cách mạng, nhân dân Lào đã tiến lên xây dựng đất nước theo con đường Chủ nghĩa xã hội, tuy vẫn còn một số mặt hạn chế, song không thể phủ nhận được Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã đạt được những thành tựu lớn lao về mọi mặt kinh tế, văn hóa, chính trị, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc trong khả năng quản lý, lãnh đạo của Bộ máy Nhà nước.

Trong giai đoạn xây dựng chế độ Dân chủ nhân dân theo đường lối đổi mới, Bộ máy Nhà nước nước Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đã giúp đất nước giành được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại; đất nước Lào đã có ổn định về mặt chính trị; đời sống nhân dân các bộ tộc được cải thiện từng bước; vị thế của CHDCND Lào được nâng cao trên trường quốc tế và khu vực. Những thành tựu đó chứng minh rằng, con đường xây dựng và phát triển chế độ Dân chủ nhân dân là phủ hợp với trình độ phát triển của đất nước Lào để tạo tiền đề từng bước tiến lên Chủ nghĩa xã hội.

Trong quãng thời gian 30 năm thực tế xây dựng và phát triển chế độ Dân chủ nhân dân theo đường lối đổi mới, tuy vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định mà Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào phải tìm cách khắc phục và giải quyết kịp thời, qua đó phát huy những thành tựu và kinh nghiệm đã đạt được nhằm tạo bước tiến mới trong tiến trình xây dựng và phát triển chế độ Dân chủ nhân dân ở giai đoạn tiếp theo, để đạt thành tựu to lớn hơn, từng bước tạo những tiền đề cần thiết đưa đất nước Lào tiến lên Chủ nghĩa xã hội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. AmKha VongMuenKa , Công tác quản lý Nhà nước để phát triển kinh tế đối

ngoại của Lào, Tạp chí Học viện Hành chính, số 6/2011.

2. Ban chỉ đạo lý luận và thực tiễn Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Lịch sử Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005

3. Ban tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Tổng kết 20

năm đổi mới ở Cộng hòa Dân chủ nhân Lào,2005.

4. Đỗ Thanh Bình, Nghiêm Thị Hải Yến, Mấy vấn đề về cuộc đấu tranh giành

độc lập của nhân dân Lào giai đoạn 1893 - 1945, Tạp chí Nghiên cứu Lịch

sử,, số 9 + 10, 2008.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia, Các quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ kinh tế với Việt Nam,

Nxb. Thông tấn, Hà Nội,2006

6. C. Mác và Ăng-ghen: Toàn tập, tập 22. ,Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,1995

7. C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.19 , Nxb. Sự thật, Hà Nội,1995 8. C.Mác và Ph.Ăngghen. Tuyển tập, t.6,Nxb. Sự thật, Hà Nội,1981

9. Trần Công, Đảng NDCM Lào và Mặt trận dân tộc thống nhất , Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/1994.

10. Phi Như Chanh, CHDCND Lào trong một ASEAN rộng mở, Tạp chí Công tác Tư tưởng Văn hóa, số 8/1997.

11. Lê Đình Chỉnh, Quan hệ đặc biệt hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bộ máy nhà nước cộng hòa dân chủ nhăn dân lào từ năm 1975 đến 2014 (Trang 77 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)