IV. Kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm và hướng phát triển của đề tài 1 Kết quả đạt được
3. Hướng phát triển của đề tà
Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm khẳng định sự cần thiết nhân rộng các giải pháp góp phần “ ngăn chặn, xóa bỏ hậu quả tiêu cực trong tình yêu học đường- nạn Tảo hơn ở nữ giới” khơng những ở góc độ chủ nhiệm một lớp học mà cần mở rộng ra toàn trường THPT Hoàng Mai 2, ngồi ra cịn có thể nhân rộng ra các trường THPT trên địa bàn tỉnh.
33
PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Kết luận 1. Kết luận
Qua một thời gian nghiên cứu gần hai năm từ tháng 9-2017 đến tháng 3- 2022 (Phụ lục 14) và thực nghiệm đề tài vào công tác chủ nhiệm ở trường, tôi
nhận thấy bước đầu đề tài đã thu nhận được những tín hiệu khả quan. Đề tài đã có tác dụng rất lớn đối với việc hạn chế, tiến tới xóa bỏ các tiêu cực trong tình yêu học đường, nhất là nạn Tảo hơn ở nữ giới. Đề tài cũng có tác dụng lớn trong việc rèn luyện kĩ năng sống cho HS, thay đổi suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của HS, giúp các em sống có trách nhiệm hơn, sẻ chia hơn và yêu thương, đoàn kết với nhau hơn để xây dựng tập thể lớp vững mạnh. Đề tài cũng làm rõ vai trị của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh.
Đề tài được ứng dụng khơng chỉ tạo nên một luồng sinh khí mới trong GV mà quan trọng hơn là nó góp phần thay đổi nhận thức trong HS. Việc áp dụng đề tài cịn góp phần thay đổi nội dung, hình thức trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm, làm cho tiết sinh hoạt trở nên sôi động hơn, phong phú hơn về nội dung và hình thức, các em được thể hiện những hiểu biết của mình đối với các vấn đề trong cuộc sống, được nghe những quan điểm của bạn bè về các vấn đề xã hội liên quan đến học đường, được trình bày ý kiến, quan điểm của mình. Giờ sinh hoạt đã trở thành một sân chơi lành mạnh để các em vừa học hỏi, vừa hợp tác vừa sẻ chia với nhau.
Đề tài đã đi sâu vào hệ quả tiêu cực của tình yêu học đường, nạn Tảo hôn ở nữ giới, đây là một vấn đề rất phức tạp và khó giải quyết triệt để. Tảo hôn không chỉ là vi phạm luật Hôn nhân và gia đình, mà cịn là rào cản đối với tương lai của các cặp vợ chồng trẻ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các em, đến nòi giống và kinh tế, xã hội của đất nước. Các HS cùng trang lứa, cùng tuổi ai rồi cũng đến thời điểm phát triển tâm sinh lý, cũng có những rung động đầu đời, nhưng tại sao các em HS ấy lại không rơi vào nạn Tảo hôn? Là do các em ấy có sự hiểu biết, có cái nhìn rộng hơn, thời gian của các em ấy dành vào việc học hành, tìm hiểu thơng tin, trau dồi kiến thức chứ khơng phải là dành thời gian để yêu đương, yêu nồng nhiệt như một số trường hợp Tảo hơn. Cịn nếu là do những hủ tục lạc hậu, do gia đình ép buộc hay do vấn đề khó khăn trong cuộc sống mà phải dẫn đến nạn Tảo hơn thì khi đó các em có thể nhờ đến sự giúp đỡ của nhà trường, thầy cô, bạn bè, các cơ quan chức năng tư vấn.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, do hạn chế về kinh nghiệm sư phạm, đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cơ cùng các bạn đồng nghiệp góp ý để đề tài hồn thiện hơn.