Quy trình thiết kế một chủ đề giáo dục trong tiết sinh hoạt cuối tuần

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỀM CHOHỌC SINH THÔNG QUA TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ở TIẾT SINH HOẠT CUỐI TUẦN (Trang 32 - 33)

II. Những giải pháp thực tiễn nhằm rèn luyện kĩ năng mềm cho HS qua việc

3. Quy trình thiết kế một chủ đề giáo dục trong tiết sinh hoạt cuối tuần

Muốn tổ chức một chủ đề giáo dục hiệu quả, yêu cầu bắt buộc đối với GVCN là phải thiết kế hoạt động. Công việc này tương tự soạn giáo án trước khi lên lớp. Cụ thể, yêu cầu của việc thiết kế một hoạt động giáo dục như sau:

Bước 1: Lựa chọn và đặt tên cho hoạt động

Về việc lựa chọn hoạt động, trên cơ sở kế hoạch hoạt động giáo dục của nhà trường, kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp và hướng nghiệp do nhà trường phụ trách, các hoạt động của đoàn trường,… GVCN cần phối hợp với HS để sắp xếp các chủ đề một cách phù hợp nhất. Chẳng hạn vào đầu năm học, nhà trường thường tổ chức cho HS tìm hiểu về truyền thống của nhà trường, nội quy nhà trường, kí cam kết. Do đó, các hoạt động giáo dục được lựa chọn trong tháng 9 nên là các hoạt động đồng hành. Trên cơ sở thảo luận, bàn bạc với HS, kế hoạch hoạt động của tháng đầu năm học bao gồm: tìm hiểu về lịch sử truyền thống của địa phương và nhà trường, tìm hiểu về ý thức chấp hành luật giao thông,…

Cũng là một hoạt động giáo dục, song cách đặt tên có thể tạo được ấn tượng cũng như sự hào hứng hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn như hoạt động sưu tầm tranh ảnh về Bác Hồ mà để tên gọi như vậy chắc chắn không có sức lôi cuốn bằng việc đặt tiêu đề: “Theo dấu chân Bác Hồ”. Tuy nhiên, tên gọi và nội dung hoạt động phải có sự tương đồng, phản ánh được đúng bản chất, không được phép quá xa rời nhau.

Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động

Khi tiến hành một hoạt động giáo dục, nhất quyết người GVCN cần xác định đầy đủ và rõ ràng nhất về mục tiêu của nó. Sau khi hoạt động giáo dục kết thúc thì đem lại cho HS những giá trị, kiến thức, kĩ năng nào. Việc xác định mục tiêu rất quan trọng. Nó tránh cho việc có những kế hoạch khi đặt ra thì rất thiết thực và hấp dẫn, nhưng khi triển khai thì lại chệch đường ray, chưa kể có những trường hợp hoàn toàn ngược lại. Chẳng hạn, việc tìm hiểu về mặt trái của game, bạo lực học đường, tác hại của rượu bia, ma túy,… nếu GVCN dự kiến sơ sài về mục tiêu thì rất dễ thất bại.

Bước 3: Xác định nội dung và hình thức hoạt động

Khi xác định nội dung hoạt động, chúng tôi dựa trên các yêu cầu sau:

- Làm rõ những nội dung cần thiết cho hoạt động. Trên cơ sở đó để định hướng cho HS sưu tầm, tìm hiểu, tập hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhằm bổ sung cho hoạt động phong phú hơn.

- Nội dung hoạt động phải gắn với yêu cầu của thực tiễn nhà trường, địa phương, đất nước.

28 - Nội dung hoạt động phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, phù hợp với nhu cầu, hứng thú của HS.

Vì nội dung các hoạt động giáo dục rất đa dạng nên hình thức thể hiện cũng phải phong phú. Chẳng hạn đứng trước những vấn đề đòi hỏi sự chính xác, nghiêm túc, hình thức của hoạt động thường là thuyết trình, thảo luận, phỏng vấn,… Còn với các vấn đề về tệ nạn, sự lệch chuẩn, có thể là phương pháp đóng vai, dựng phim, làm phóng sự,… Nói chung, để tăng tính hấp dẫn và chạm được đến trái tim người xem, bất kể hoạt động giáo dục nào cũng cần đa dạng về hình thức thể hiện và kết hợp chúng một cách hài hòa, nhịp nhàng.

Bước 4: Chuẩn bị hoạt động

Ở bước này, cả GVCN và HS cùng tham gia chuẩn bị. Là GVCN, chúng tôi chuẩn bị các phần sau:

- Dự kiến được nội dung công việc, hình dung được tiến trình hoạt động. - Dự kiến được những phương tiện cần cho hoạt động.

- Dự kiến phân công nhiệm vụ như thế nào, thời gian hoàn thành hết bao lâu. - GVCN cần hỗ trợ HS như thế nào để vừa phát huy được tính tích cực của HS, vừa đạt hiệu quả tối ưu.

Về phía HS, khi được giao nhiệm vụ, GVCN cần phân công như thế nào, cách thức tiến hành ra sao để công việc được thực hiện một cách tốt nhất.

Bước 5: Tiến hành hoạt động

Có thể hình dung khi bước 1 đến bước 4 đã được chuẩn bị một cách đầy đủ thì bước 5 chính là khâu thực hiện kịch bản. Bước này hoàn toàn do HS thể hiện. GVCN chỉ là người tham dự.

Bước 6: Kết thúc hoạt động

Bước này, HS cũng có thể hoàn toàn làm chủ. Tuy nhiên, để tăng tính hấp dẫn, GVCN có thể cùng với HS dự kiến hình thức phù hợp.

Bước 7: Đánh giá kết quả hoạt động

Đánh giá là dịp để HS cùng nhìn nhận lại quá trình tổ chức hoạt động của mình từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc. Việc đánh giá có thể được thực hiện bởi nhóm HS tổ chức hoạt động hoặc cũng có thể từ những thành viên còn lại trong lớp. Hình thức đánh giá có thể là nhận xét, viết bài thu hoạch, kiểm tra sự quan tâm và mức độ cảm nhận thông qua bộ câu hỏi trắc nghiệm.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỀM CHOHỌC SINH THÔNG QUA TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ở TIẾT SINH HOẠT CUỐI TUẦN (Trang 32 - 33)